Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
May mặc Myanmar gặp nguy khi EU xem xét trừng phạt thương mại
Nền kinh tế Myanmar, đặc biệt là ngành công nghiệp may mặc của nước này, đang đối mặt với tình thế nguy ngập khi Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc áp đặt đòn trừng phạt thương mại để gây sức ép với Myanmar về vấn đề trục xuất người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine.

 


 


 

Các công nhân làm việc tại công ty sản xuất hàng may mặc Kaung Aunt ở thành phố Yangon, Myanmar. Ảnh: Bloomberg

 

EU xem xét áp thuế nhập khẩu với hàng hóa Myanmar

 

Hôm 5-10, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström cho biết EU đang cân nhắc tái áp đặt thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Myanmar vì cho rằng nước này vi phạm nhân quyền khi trục xuất người Hồi giáo Rohingya sang Bangladesh.

 

Quan hệ giữa EU và Myanmar ấm lên khi nước này chuyển tiếp chính quyền quân sự sang dân sự. Năm 2013, EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar và nối lại chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho nước này, cho phép hàng hóa Myanmar được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% khi bán sang EU. Chế độ ưu đãi thuế quan này đã thúc đẩy làn sóng đầu tư và giúp thiết lập một trung tâm sản xuất hàng hóa cho thị trường EU. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc đóng băng chế độ thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa Myanmar có thể được EU đưa ra trong vài tháng tới.

 

Brussels sẽ rất cẩn trọng trong các quyết định trừng phạt vì chúng có thể gây xói mòn thêm các mối quan hệ với Myanmar hoặc gây tổn thương cho các điều kiện kinh tế của người dân nước này. Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström cho biết EU sẽ gửi một phái bộ xác minh sự thật đến Myanmar để tìm hiểu về các cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến người Hồi giáo thiểu số Rohingya. Bà cho biết đây là bước đi đầu tiên có thể dẫn đến quyết định rút lại chế độ ưu đãi thuế quan cho hầu hết hàng hóa của Myanmar.

 

May mặc có thể bị tổn thương lớn

 

Khi chi phí lao động ở Trung Quốc ngày càng tăng, các nhà đầu tư từ các nước Đông Á đã ồ ạt đến Myanmar xây dựng nhà máy để tận dụng nguồn nhân công rẻ cũng như các ưu đãi thương mại để bán hàng hóa trực tiếp sang EU.

 

EU nhanh chóng vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Myanmar. EU mua đến 47% hàng may mặc được sản xuất tại nước này, theo Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Myanmar.

Nhờ thị trường châu Âu, ngành công nghiệp may mặc của Myanmar tăng trưởng ở mức hai con số kể từ năm 2013 và đang sử dụng 550.000 lao động.

 

Myanmar nổi lên như một trung tâm sản xuất gia công cho các thương hiệu thời trang và giày dép châu Âu như H&M (Thụy Điển), Adidas (Đức). Chẳng hạn, hãng thời trang H&M đang gia công sản xuất ở hơn 30 nhà máy tại Myanmar.

 

Myit Soe, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Myanmar, cho biết việc gỡ bỏ quy chế ưu đãi thuế quan sẽ gây tổn thương lớn cho ngành công nghiệp may mặc. “Nếu EU đưa ra quyết định gỡ bỏ thuế ưu đãi nhằm vào ngành may mặc Myanmar, 300.000 công nhân nước này sẽ mất việc”, ông Myit Soe nói.

 

Các nhà máy may mặc ở Myanmar có thể di dời dây chuyền sản xuất sang Bangladesh, nước đang được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU giống như Myanmar. Chuyên gia tư vấn độc lập Jared Bissinger cho biết quyết định rút lại các ưu đãi thương mại sẽ khiến các nhà tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, hạn chế đầu tư vào Myanmar.

 

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa EU và Myanmar đạt gần 2,1 tỉ euro vào năm ngoái, trong đó, hàng may mặc chiếm đến 72% trong 1,5 tỉ euro giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước này sang thị trường EU.

 

Một số nguồn tin cho biết, EU có thể chỉ đóng băng chế độ ưu đãi thuế 0% đối với một số ngành hàng nhất định của Myanmar và có thể loại trừ ngành may mặc. Quy trình để EU áp đặt biện pháp trừng phạt đòi hỏi trải qua nhiều cuộc tham vấn giữa các nước thành viên EU và ở nghị viện châu Âu với mục đích thay đổi chính sách của Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya.

 

Một nước thành viên EU đang muốn trừng phạt thêm các quan chức hoặc các công ty Myanmar bằng các lệnh đóng băng tài sản hoặc lệnh cấm nhập cảnh vào nước của họ.

 

EU đã không trừng phạt các lãnh đạo quân đội cấp cao cũng như các nhà lãnh đạo dân sự của Myanmar về vấn đề người Hồi giáo Rohingya vì lo ngại các động thái cứng rắn như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến trình cải cách dân chủ của Myanmar và đẩy nước này xích lại gần hơn với Trung Quốc

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Hàng Việt chậm chân bước vào thị trường ASEAN (11-10-2018)
    Lao động trẻ Đài Loan đổ xô đến Đông Nam Á làm việc (09-10-2018)
    Mỹ sắp "soán ngôi" Trung Quốc trong nhập khẩu cá tra Việt Nam (09-10-2018)
    Trung Quốc: Sụp đổ cho vay ngang hàng hủy hoại cuộc sống người dân (08-10-2018)
    Vì sao nhiều người Mỹ làm nhiều nghề để kiếm sống? (07-10-2018)
    TPP sẽ hồi sinh? (06-10-2018)
    Không buông bỏ tỷ giá (04-10-2018)
    WB dự báo tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam đạt khoảng 6,8% (04-10-2018)
    Giá vàng thế giới tăng lên mức “đỉnh” (03-10-2018)
    Không lớn được vì tư duy tiểu nông (02-10-2018)
    Thêm một lát cắt về FDI (01-10-2018)
    Nông nghiệp Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại dài hơi (30-09-2018)
    Các công ty đa quốc gia tăng giá bán hàng vì chiến tranh thương mại (29-09-2018)
    Cao su Việt “dính đòn" chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (28-09-2018)
    Thương mại Việt - Nga: gió đang đổi chiều (25-09-2018)
    Philippines đối mặt "bóng ma" lạm phát (25-09-2018)
    Đất nền sổ đỏ vẫn là kênh đầu tư sáng giá (22-09-2018)
    Trung Quốc chạy đua xuất hàng sang Mỹ trước khi thuế có hiệu lực (22-09-2018)
    Rồi sẽ ra sao, WTO? (21-09-2018)
    Gói thuế mới của Mỹ sẽ tác động đến GDP của TQ ra sao? (20-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153854755.