Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Mỹ cự tuyệt đàm phán thương mại trừ phi Trung Quốc nhượng bộ
Mỹ đang cự tuyệt nối lại đàm phán thương mại với Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh đưa ra đề xuất cụ thể để giải quyết các phàn nàn của Washington về các thực hành thương mại bất công, theo các nguồn tin từ hai cường quốc kinh tế ở hai bên bờ Thái Bình Dương.

 









Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Bắc Kinh hồi tháng 11-2017. Ảnh: AP

Mỹ muốn Trung Quốc nhượng bộ trước khi đàm phán


Tờ Wall Street Journal cho biết tình trạng bế tắc trên đe dọa triển vọng khả quan về kết quả cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình được lên kế hoạch tại hội nghị cấp cao nhóm các nền kinh tế lớn G20 ở Buenos Aires, Argentina vào cuối tháng 11 này.


Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều hy vọng cuộc gặp này sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng thương mại song phương. Giới doanh nghiệp Mỹ đang trông chờ vào kết quả tích cực của cuộc gặp để chính quyền Donald Trump gác lại kế hoạch nâng mức áp thuế nhập khẩu từ 10% lên 20% nhằm vào 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ mỗi năm bắt đầu từ ngày 1-1-2019. Quyết định tăng thuế nhập khẩu này sẽ là một đòn giáng nặng nề cho các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ.


Đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã bị đóng băng kể từ giữa tháng 9 khi Trung Quốc hủy chuyến thăm Washinhton của phái đoàn thương mại cấp cao sau khi Mỹ thông báo áp thuế nhập khẩu 10% lên 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc.


Kể từ đó, Bắc Kinh tìm cách nối lại các cuộc tiếp xúc, bao gồm đề nghị Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ David Malpass nối lại đàm phán thương mại. Theo các quan chức Mỹ, Malpass đã từ chối đề nghị này cho đến khi phía Trung Quốc đưa ra một đề xuất chính thức về các nhượng bộ thương mại


“Nếu Trung Quốc muốn cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung tại hội nghị G20 trở nên có ý nghĩa, chúng ta cần phải có các bước chuẩn bị cơ bản. Nếu họ (Trung Quốc) không đưa ra bất kỳ thông tin hữu ích nào, thật khó để hình dung cuộc gặp đó sẽ có kết quả”, một quan chức cấp cao Nhà Trắng nói.


Vị quan chức này khẳng định sẽ không có cuộc đàm phán nào diễn ra trước hội nghị G20 nếu Trung Quốc không đưa ra đề xuất cụ thể về các nhượng bộ thương mại.


Trung Quốc lo ngại rủi ro


Các nguồn tin nắm rõ thông tin từ Trung Quốc cho biết đối với Bắc Kinh, việc đưa ra một đề xuất chính thức về các nhượng bộ thương mại sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Trước hết, điều này sẽ làm lộ lập trường đàm phán của Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh lo sợ rằng Trump có thể nêu công khai đề xuất của Trung Quốc trong một tuyên bố hoặc một dòng tweet nhằm chốt lại bất cứ nhượng bộ nào của nước này.


Mối lo lắng của Trung Quốc xuất phát từ những gì đã xảy ra trong lịch sử. Trong suốt quá trình đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1999, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã bác bỏ một đề xuất của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ vào thời điểm đó, bao gồm các nhượng bộ sâu rộng và tái tổ chức nền kinh tế Trung Quốc. Sau đó, chính quyền Bill Clinton đã công bố đề xuất này của Trung Quốc nhằm mục đích ngăn Trung Quốc rút lại các cam kết nhượng bộ thương mại.


Tuy nhiên, động thái của Mỹ khiến ông Chu Dung Cơ bị những người theo đường lối cứng rắn ở Trung Quốc chỉ trích, và Mỹ phải mất thêm nhiều tháng đàm phán để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một thỏa thuận tương tự như thỏa thuận đã đưa ra ban đầu. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói rằng Bắc Kinh muốn thảo luận thêm trước khi đặt lên bàn đàm phán một đề xuất cụ thể.


Ông nói: “Mọi người phải ngồi xuống lại với nhau. Sau đó, mỗi bên nên đưa ra đề xuất riêng”. Ông cho biết Bắc Kinh rất thận trọng về việc đàm phán với chính quyền Donald Trump vì Trump đã nhiều lần bác bỏ các đề xuất nhượng bộ thương mại mà Trung Quốc đưa ra trước đây sau khi các nhà đàm phán Mỹ tỏ ý rằng họ sẽ chấp nhận.


“Bạn không thể chấp nhận một một thỏa thuận dự kiến nào đó vào hôm nay và bác bỏ nó vào ngày hôm sau”, ông nhấn mạnh.


Về phía Mỹ, nước này lo ngại Trung Quốc kéo dài các cuộc đàm phán và cố gắng đạt các cam kết từ Trump trong cuộc gặp tay đôi với ông Tập. Vị quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết điều này sẽ mang lại một thỏa thuận với các cam kết có vẻ tốt nhưng không có nhiều ý nghĩa.


Vị quan chức này khẳng định Trump sẽ không rơi vào một cái bẫy như vậy. Trung Quốc thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho các cuộc gặp cấp cao trong khi Trump thường hành động dựa vào các bản năng của ông.


Trung Quốc chỉ chấp nhận 80% yêu cầu của Mỹ


Kể từ mùa xuân 2018, Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận các chi tiết của một thỏa thuận thương mại. Trong các cuộc đàm phàn tại Bắc Kinh hồi tháng 5, các nhà đàm phán Mỹ trao cho các đồng nghiệp Trung Quốc một yêu sách gồm 8 điểm, như giảm 50% mức thâm hụt thương mại 376 tỉ đô la của Mỹ với Trung Quốc mỗi năm, cắt giảm phần lớn các chương trình trợ cấp của chính phủ Trung Quốc dành cho các ngành công nghệ cao.


Các nguồn tin nắm rõ các cuộc thảo luận của Bắc Kinh cho biết Trung Quốc chia các yêu cầu của Mỹ thành 142 khoản riêng rẽ, rồi nhóm chúng lại thành ba mục lớn. Theo đó, Trung Quốc chấp nhận thực hiện ngay lập tức 30-40% trong số các yêu cầu của Mỹ, đàm phán dần dần 30-40% yêu cầu khác và không chấp nhận 20% yêu cầu còn lại vì chúng liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các vấn đề nhạy cảm khác của Trung Quốc.


Trung Quốc gọi đây là kế hoạch 80/20 hoặc 60/20/20, tùy vào cách sắp xếp các yêu cầu. Nước này đã chuyển cho Mỹ kế hoạch này trong các cuộc đàm phán hồi giữa tháng 8. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Trung Quốc không tiết lộ cụ thể các khoản trong ba mục trên mà chỉ nói rằng chỉ có 122/142 khoản được xem là có thể đàm phán.


Các quan chức Mỹ nói rằng đề xuất của Trung Quốc, về bản chất, mới chỉ là khái niệm chung, do vậy, chưa đầy đủ. Họ muốn một cụ xuất cụ thể và chi tiết hơn nhằm giải tỏa các mối lo ngại của Mỹ.


Bắc Kinh phản đáp rằng chỉ đưa ra đề xuất sau các cuộc đàm phán. Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói rằng Trung Quốc không chắc liệu phía Mỹ có thực sự nghiêm túc về các vấn đề cơ bản của một thỏa thuận thương mại hay không khi hai bên chưa ngồi vào bàn đàm phán nào.


Các lập trường đối nghịch trên đã dẫn đến tình trạng bế tắc hiện tại trong cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung. Bất cứ cuộc đàm phán nào giữa hai nước cũng sẽ đối mặt với nhiều rào cản. Chẳng hạn, Mỹ muốn tìm cách thực thi bất kỳ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong khi vẫn duy trì áp thuế đối với một số hàng hóa, cho đến khi nước này thực hiện đầy đủ các cam kết nhượng bộ thương mại. Nếu Trung Quốc không tuân thủ đầy đủ, Mỹ có thể áp thuế với nhiều hàng hóa Trung Quốc hơn.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Giá vàng vào xu hướng tăng mạnh, ai 'chiến thắng' trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024? (02-07-2024)
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Làm việc cho công ty Nhật: Con đường không trải hoa anh đào (26-10-2018)
    25 ngàn lao động Trung Quốc đã vào Việt Nam làm ăn (26-10-2018)
    Nước Mỹ trong cơn sốt xổ số! (25-10-2018)
    Nguy cơ hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam né thuế Mỹ (24-10-2018)
    VinFast, một hướng phát triển mới của công nghiệp ô tô Việt Nam (22-10-2018)
    Khối nợ sinh viên 1.500 tỉ đô la đe dọa kinh tế Mỹ (20-10-2018)
    Nên bỏ chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo đô la Mỹ (19-10-2018)
    Fed dưới áp lực chính trị (19-10-2018)
    Biến động theo chứng khoán Mỹ hay Trung Quốc? (17-10-2018)
    Sau 30 năm vẫn là nhân công giá rẻ (16-10-2018)
    Nước Đức nhọc nhằn “cai” than (16-10-2018)
    Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao (15-10-2018)
    Các ông lớn dầu khí đặt cược vào khí thiên nhiên (13-10-2018)
    May mặc Myanmar gặp nguy khi EU xem xét trừng phạt thương mại (11-10-2018)
    Hàng Việt chậm chân bước vào thị trường ASEAN (11-10-2018)
    Lao động trẻ Đài Loan đổ xô đến Đông Nam Á làm việc (09-10-2018)
    Mỹ sắp "soán ngôi" Trung Quốc trong nhập khẩu cá tra Việt Nam (09-10-2018)
    Trung Quốc: Sụp đổ cho vay ngang hàng hủy hoại cuộc sống người dân (08-10-2018)
    Vì sao nhiều người Mỹ làm nhiều nghề để kiếm sống? (07-10-2018)
    TPP sẽ hồi sinh? (06-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153884824.