Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Cần chủ động ứng phó với stress trong cuộc sống hiện đại
Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người cần phải cố gắng gấp bội để không thụt lùi so với thời đại. Nhưng vì thế mà áp lực công việc, cuộc sống và gia đình đã dần trở thành stress và “gặm nhấm” mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên, người trưởng thành, trung niên đến người già.

Stress bủa vây cuộc sống

Có đôi khi trong cuộc sống đến cả những chuyện nhỏ nhặt xảy ra như khi đứng chờ đèn đỏ quá lâu giữa ngày nóng bức, nghe tiếng còi xe inh ỏi cũng khiến bạn thấy bứt rứt, khó chịu. Quá nhiều thứ đè nặng lên vai khiến bạn phải than phiền “sao stress quá!”.

Nhưng bạn không cô đơn với cảm giác này, bởi thực tế theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần, phổ biến là lo âu, stress, trầm cảm… Ngày nay, tình trạng này càng trẻ hóa. Trong 10 bệnh tâm thần thường gặp, bao gồm cả stress có đến 40% người dưới 30 tuổi.

Theo BS.CK2 Châu Văn Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bịnh Định, stress mang ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phàn ứng căng thẳng. Ngày nay, stress là chứng bệnh gắn liền với các nền văn minh hiện đại, thường gặp trong thời đại công nghiệp hóa chi phối bởi sự cạnh tranh và một số nguy hại khác.

Stress ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh, gây ra các triệu chứng trên nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Trước nhất là cảm xúc, stress sẽ khiến bạn dễ tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính. Thứ nữa là hành vi, người sẽ có cảm giác bồn chồn, ăn uống nhiều, đôi lúc khóc, la hét, thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật.

Ba là khả năng suy nghĩ, tress làm một người nhanh nhạy trở nên giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn. Cuối cùng là trên thể chất, cơ thể lúc nào cũng thấy mệt mỏi, đau đầu, đau nhức/chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh, huyết áp rối loạn, đau ngực và buồn nôn, đau ngực và buồn nôn, thậm chí còn gây mất ngủ.

Đáng chú ý, rối loạn liên quan tới stress khó phát hiện vì có triệu chứng trùng lặp với bệnh khác, nên có 30% - 50% số người bệnh không được phát hiện đúng bệnh khi đi khám ở y tế cơ sở, hoặc bệnh viện đa khoa. Nhiều người trong số này được chẩn đoán nhầm là rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, thiếu máu não nên việc điều trị không hiệu quả, càng khiến người bệnh thêm căng thẳng.

Stress “gặm nhấm” sức khỏe toàn thân

Stress có thể tìm đến bất cứ lúc nào và âm thầm diễn tiến khiến bạn không kịp “trở tay”. BS.CK2 Châu Văn Tuấn cho hay, stress bệnh lý cấp tính có thể xuất phát từ những tình huống không thể lường trước hoặc những tình huống quá dữ dội đối với chủ thể như mất người thân, đối diện với thảm họa (bão, lụt, động đất), khủng bố, tai nạn giao thông… Khi đó, người bệnh chịu sự khủng hoảng quá mức về mặt tâm thần và cơ thể.

“Stress cũng có thể phát sinh từ sức ép trong cuộc sống với những bất hòa, biến cố tình cảm; công việc không suôn sẻ, thất vọng trong sự nghiệp, bị sa thải, về hưu; môi trường sống căn thẳng; mâu thuẫn trong gia đình, xã hội hay khó khăn về kinh tế khiến nhiều người chịu áp lực nặng nề, luôn có tâm thế phải đối mặt với thách thức, căng thẳng, lo âu” - BS Tuấn cho biết.

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta lãng quên stress của bản thân và cũng xem nhẹ ảnh hưởng của tình trạng này. Thực tế, stress có thể gây ra tổn thương theo nhiều cách hơn bạn tưởng tượng và nếu kéo dài, hệ lụy là “không thể đong đếm được”.

Stress không chỉ gây tổn thương về thần kinh, mà còn tổn thương sức khỏe toàn thân, gây ra nhiều bệnh tật như rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tình dục, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, basedow, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu, tai biến mạch não. Đặc biệt, các yếu tố gây stress nếu kéo dài sẽ đưa đến trầm cảm, chiếm đến 35% trong các trường hợp bị rối loạn tâm thần.

Mở cửa tâm hồn lẫn trái tim để gỡ rối stress

Người xưa có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Stress cũng vậy. BS.CK2 Châu Văn Tuấn cho rằng, để đối phó tốt thì phải biết bản chất của stress, cố gắng hợp lý và mềm dẻo lúc giải quyết vấn đề. Từ đó xây dựng chiến lược kiểm soát khủng hoảng tâm lý, giảm sự đau khổ và thích nghi có hiệu quả hơn.

Điều trị stress không phải “một sớm, một chiều”, để mang lại hiệu quả đôi khi phải phối hợp nhiều biện pháp cần thiết. Trong đó, liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị phản ứng stress cấp, khi đó sẽ có những cách đối phó thích hợp để giải tỏa cho người bệnh hoặc phối hợp điều trị với các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.

BS.CK2 Châu Văn Tuấn cũng nhấn mạnh vai trò của người thân, gia đình, bạn bè - những người cận kề với người bệnh. Ngoài sự trợ giúp của thầy thuốc, thì người bên cạnh cần đưa người bệnh ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt. Song song đó là động viên an ủi, giúp người bệnh thư giãn, hướng dẫn cách tập thở chậm rãi để giảm bớt các các triệu chứng khó chịu về cơ thể. Tránh gợi lại các khía cạnh của các chấn thương tâm lý.

Thông thường, đối với stress ở mức độ nhẹ (đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ) việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết. Tuy nhiên, ở các trường hợp nặng gây ra các dấu hiệu như lo âu, hoảng sợ, trầm cảm, kích động… người bệnh nên đi khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần.

Khi đó, có thể bạn sẽ được chỉ định một số loại thuốc điều trị stress nặng: thuốc an thần nhóm benzodiazepin như Diazepam, Clonazepam, Alprazolam, Lorazepam, Tofisopam (Grandaxin); thuốc chống trầm cảm có đặc tính chống lo âu; thuốc chẹn beta (Propranolol, Atenolol,…) được sử dụng nếu stress nặng làm tăng huyết áp quá mức. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải dưới sự hướng dẫn, theo dõi của thầy thuốc, không tự ý sử dụng.

Stress rất dễ mắc phải nhưng cũng không quá khó để khắc phục nó. Chấp nhận thực tế khó khăn và cố gắng cải thiện, làm những điều tốt nhất. Ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy chán nản hay mệt mỏi, hãy nhắc nhở bản thân: “Trong cuộc sống, điều gì mới thực sự quan trọng với mình và điều gì mình cần bỏ qua để tinh thần được thoải mái”.
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia Nga: Hội chứng hậu Covid-19 sẽ nhẹ hơn đối với người đã tiêm chủng (23-05-2021)
    Một tỷ phú muốn cung cấp vaccine Covid-19 cho 1,3 tỷ dân châu Phi (23-05-2021)
    Ai Cập nhận lô nguyên liệu đầu tiên để sản xuất vaccine của Trung Quốc (21-05-2021)
    Philippines kêu gọi người dân không kén chọn vaccine COVID-19  (21-05-2021)
    Phát hiện lô nước sát khuẩn tay giả mạo ở chợ thuốc Hapulico (20-05-2021)
    WHO khuyên chưa du lịch quốc tế dù vaccine COVID-19 hiệu quả với biến thể mới (20-05-2021)
    Chuyên gia y tế Australia cảnh báo làn sóng lây nhiễm mới nếu không tiêm chủng đại trà (19-05-2021)
    Đề nghị Anh tạo điều kiện hơn nữa về cung ứng vaccine Covid-19 cho Việt Nam (19-05-2021)
    WHO: Năm đại dịch COVID-19 thứ hai, “chết chóc” nhiều hơn (17-05-2021)
    Việt Nam đã tiếp nhận thêm gần 1,7 triệu liều vaccine COVID-19 (16-05-2021)
    Việt Nam có đầy đủ các kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện, chẩn đoán vi rút SARS-CoV-2 (13-05-2021)
    Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covaxin cho trẻ em (13-05-2021)
    Việt Nam mong muốn các quốc gia miễn trừ bản quyền đối với vắc xin Covid-19 (13-05-2021)
    Dịch COVID-19: Iran bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine tự bào chế (11-05-2021)
    Nữ sinh viên Italy nhập viện do bị tiêm quá liều vaccine Pfizer (10-05-2021)
    Nghiên cứu về di chứng ở các bệnh nhân COVID-19 nặng (10-05-2021)
    Đức không hạn chế nhóm người được tiêm vaccine của Johnson&Johnson (10-05-2021)
    EU ký thỏa thuận bổ sung 1,8 tỷ liều vaccine của BioNTech/Pfizer (08-05-2021)
    Ca tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19: Sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng Non Steroid (07-05-2021)
    Người đàn ông mang dòng máu hiếm với siêu kháng thể chống lại nCoV (01-05-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153888029.