Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị như thế nào?
Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị xác định tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2 và không là nguồn bệnh lây sang người khác. Trước đề nghị của TP SG về việc bổ sung, làm rõ thời gian có giá trị đối với kết quả xét nghiệm, Bộ Y tế cam kết sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể.

Trao đổi với phóng viên về việc vì sao lại là "cơ bản không nhiễm", PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam giải thích, với trường hợp mới mắc COVID-19 trong 1 đến 2 ngày đầu, thì việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra. Bên cạnh đó, không phải xét nghiệm nào cũng đạt độ chính xác 100%. Ngoài ra, trường hợp giấy xét nghiệm giả thì hoàn toàn không có giá trị.

PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh, giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị về mặt thời điểm. Nếu sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thì vẫn sẽ nhiễm SARS-CoV-2 và trở thành nguồn lây bệnh. Do đó, điều quan trọng sau khi thực hiện xét nghiệm, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm mọi biện pháp phòng bệnh.

Với hoạt động đi lại, lưu thông đường dài, dù có giấy xét nghiệm âm tính, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Trong đó, 2 biện pháp quan trọng nhất là không tụ tập đông người và khai báo y tế. “Khi dịch đã lây lan trong cộng đồng thì bất kỳ ai cũng có thể là F0. Vì vậy, càng hạn chế tiếp xúc đông người sẽ càng bảo vệ tốt bản thân trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Mặt khác, trong trường hợp có tiếp xúc với F0, nếu khai báo y tế thì ngay lập tức cơ quan chức năng sẽ truy vết, khoanh vùng, dập dịch tốt nhất”, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, khi tổ chức khai báo y tế, người lái xe lại xếp hàng, tập trung đông người. Đây cũng là nguy cơ lây nhiễm bệnh nếu như có F0. Vấn đề này cần sự vào cuộc, kiểm tra và giám sát của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, để tổ chức đúng kỹ thuật, đúng quy định phòng, chống dịch.

Đặc biệt, trong 72 giờ sau khi có giấy xét nghiệm âm tính, trong hành trình di chuyển, khi đi trên các phương tiện giao thông, người dân vẫn phải thực hiện tốt thông điệp 5K. "Nếu giấy xét nghiệm COVID-19 không có thời hạn, người dân không thực hiện biện pháp phòng dịch tốt, thì nguy cơ trở thành F0 luôn thường trực. Lực lượng chức năng cũng cần chú ý, không vì có giấy xét nghiệm âm tính mà lơ là việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế", Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhấn mạnh.

Hai nguyên nhân khiến TP SG tăng số ca COVID-19 hàng ngày

PGS.TS. Trần Đắc Phu cũng cho biết, tại TP SG dịch đã diễn biến ở nhiều nơi, với đa ổ dịch, đa chuỗi lây nhiễm. Số ca mắc tại TP SG đang tăng lên hàng ngày do 2 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, số ca mắc tăng do các biện pháp giãn cách chưa thực hiện nghiêm. Thứ hai là năng lực xét nghiệm tăng cao, nên càng xét nghiệm nhiều càng thu về nhiều kết quả và xác định được thêm nhiều ca mắc; hoặc trường hợp chậm trả kết quả, nên khi công bố sẽ ghi nhận cùng lúc số ca mắc tăng.

Đây là những yếu tố phải xem xét và phân tích kỹ lưỡng để thực hiện các biện pháp ứng phó với dịch và giãn cách phù hợp, PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng phân tích, do dịch hiện nay đã lây lan rộng, với số ca mắc lớn được ghi nhận, vì vậy, cần thiết phải nhanh chóng phát hiện các F0, các ổ dịch, đồng thời yếu tố quan trọng là đánh giá được nguy cơ để giãn cách và phong tỏa. Giãn cách cũng phải dựa trên thực tế diễn biến dịch, vì thực tế khi số ca mắc quá lớn thì sẽ không thể chỉ truy vết và cách ly. Giãn cách sẽ giúp cắt đứt nguồn, chuỗi lây nhiễm và ngăn chặn tiếp xúc giữa người lành và người mắc bệnh, từ đó, sẽ dần dần giảm số ca mắc.

Tại cuộc họp trực tuyến với TP SG để triển khai các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, cùng với việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 10/CT-UBND, TP SG phải khẩn trương thống nhất với Bộ Y tế, các địa phương lân cận để có hướng dẫn kiểm soát chặt chẽ người ra, vào TP SG, bảo đảm lưu thông hàng hóa không bị ách tắc. Những người thật cần thiết đến TP SG phải thực hiện xét nghiệm.

TP SG, Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thống nhất, sớm hoàn thành hướng dẫn về các biện pháp kiểm soát liên quan đến hoạt động đi, lại, có thời gian thông báo ít nhất trước 24 giờ đồng hồ cho người dân.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý về thực hiện hướng dẫn người dân khi đi lại phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Còn nhiều phản ánh ở một số địa phương, nhất là TP SG, cho thấy việc tổ chức xét nghiệm còn chưa thuận lợi, cần chấn chỉnh tình trạng này.

Trước đề nghị của TP SG về việc bổ sung, làm rõ thời gian có giá trị đối với kết quả xét nghiệm, Bộ Y tế cam kết, sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể.
DanQuyen.com (Theo baochinhphu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Ấn Độ: Tiêm nước muối, kháng sinh dán nhãn 'vắc xin COVID-19', thu lợi 35.000 đô la (05-07-2021)
    Phần mềm quản lý tiêm vaccine COVID-19 của Ấn Độ gây chú ý (05-07-2021)
    Vaccine bản địa đầu tiên của Ấn Độ đạt hiệu quả 77,8% (03-07-2021)
    Các nước Nam Á nhận được vaccine Moderna ngừa Covid-19 do Mỹ viện trợ (03-07-2021)
    Sáu đối tượng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (02-07-2021)
    Làn sóng chống vaccine khiến Đông Nam Á khó đánh bại COVID-19 (01-07-2021)
    Vắc xin Nanocovax: Coi trọng hàng đầu sự an toàn, tính hiệu quả (01-07-2021)
    Tổng thống Putin: Chỉ vaccine mới có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 (30-06-2021)
    Bộ Y tế đề nghị Ngân hàng thế giới hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam (29-06-2021)
    Hàn Quốc cấp 3 loại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 (29-06-2021)
    EU và WHO ra mắt công cụ đánh giá hiệu quả truy vết tiếp xúc (29-06-2021)
    Việt Nam đang gửi kết quả đánh giá vaccine Covivac sang Canada (29-06-2021)
    Biến thể Delta có thể lấn át vaccine COVID-19 (28-06-2021)
    Hành vi con người tác động đến diễn biến Covid-19 lớn hơn biến thể virus SARS-CoV-2? (28-06-2021)
    Có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không? (27-06-2021)
    GAVI bổ sung ngân sách đẩy nhanh tiến độ phân phối vaccine (25-06-2021)
    Nhật tuyên bố viện trợ hàng triệu liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á (25-06-2021)
    WHO sẽ cử chuyên gia giúp Việt Nam sản xuất vaccine (24-06-2021)
    Campuchia triển khai chiến dịch tiêm chủng tại các tỉnh (23-06-2021)
    Ấn Độ phát hiện biến chủng mới (23-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153773034.