Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ
    Tin Việt Nam
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Chuyên gia: Kháng thể của F0 khỏi bệnh cao hơn cả tiêm 2 mũi vaccine
Các chuyên gia cho biết lợi thế của F0 khỏi bệnh là cơ thể tồn tại kháng thể. Trong khoảng 6 tháng, họ hiếm khi tái nhiễm.

Kêu gọi F0 khỏi bệnh tham gia phòng chống dịch Covid-19 là chủ trương được nhiều lãnh đạo Chính phủ, Bộ Y tế và TP.SG đề cập trong thời gian qua. Hôm qua (ngày 2/9), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng gửi thư riêng cho các F0 khỏi bệnh để kêu gọi việc này.

Tỷ lệ tái nhiễm thấp

Nói rõ hơn về vấn đề này tại buổi họp báo chiều 3/9, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.SG, giải thích với các bệnh truyền nhiễm, sau khi bị mắc bệnh và hồi phục, cơ thể luôn có kháng thể. Một số bệnh có miễn dịch suốt đời.

Sau 2 năm dịch Covid-19 lây lan, hầu hết y văn, công trình nghiên cứu, giám sát đều cho thấy người đã mắc bệnh có kháng thể bảo vệ và không bị nhiễm lại SAR-CoV-2 trong ít nhất 6 tháng.

Thậm chí, một số công trình nghiên cứu cho biết người bị nhiễm virus nhưng đã khỏi bệnh có khả năng bảo vệ còn cao hơn người tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa bị bệnh. Người tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có tỷ lệ nhỏ nhiễm bệnh, còn tỷ lệ tái nhiễm với người từng mắc Covid-19 còn thấp hơn nữa.

Ông Châu nhấn mạnh việc kêu gọi F0 tình nguyện tham gia cùng nhân viên y tế để chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm khi đã mắc bệnh là rất tốt. Đây là liệu pháp tinh thần chia sẻ với người đang điều trị. Họ từng gặp những vấn đề như người đang điều trị nên dễ dàng thuyết phục.

"Đây là giải pháp hỗ trợ nhân viên y tế trong bối cảnh dịch kéo dài thường xuyên, nhiều nhân viên y tế làm nhiều tháng chưa về nhà", Phó giám đốc Sở Y tế TP.SG nói.

Về chính sách tuyển dụng F0, hôm nay, Sở Y tế đã có tờ trình gửi UBND TP.SG xem xét phê duyệt và sẽ công bố sau khi có phương án chi tiết.

Nguồn lực lớn để hỗ trợ chống dịch

Từ đầu năm tới nay, TP.SG đã điều trị khỏi cho hơn 120.000 F0. Trung bình mỗi ngày, ngành y tế cho xuất viện khoảng 2.000-3.000 người. Riêng ngày 2/9, con số này lên tới hơn 4.000 người. Đây là nguồn nhân lực rất lớn để hỗ trợ thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trao đổi với Zing, Phó chủ tịch UBND quận 4 Đỗ Thị Trúc Mai chia sẻ quận 4 đã phát động việc này từ hơn một tuần nay, tuy nhiên, số lượng chưa nhiều. Bà cho biết hầu hết F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch là nhân viên y tế, chiến sĩ, cán bộ…không may nhiễm bệnh trong quá trình làm nhiệm vụ. Sau khi điều trị và âm tính, họ lập tức trở lại vị trí để hỗ trợ đồng đội.

Còn với F0 tại cộng đồng, địa phương chủ yếu phát động dân thực hiện phong trào tự quản tại chính khu phố của mình. Ví dụ, F0 đã khỏi bệnh có thể cùng tham gia mang lương thực, thực phẩm đến nhà người dân.

“Lúc đầu nhiều người cũng ngại. Họ không ngại cho họ đâu mà ngại cho những người xung quanh vì sợ đi tình nguyện rồi thì trở thành nguồn lây nhiễm”, bà Trúc Mai chia sẻ.

PGS.TS Vũ Minh Phúc (nguyên Phó trưởng khoa Y, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.SG, Giảng viên Đại học Y Dược TP.SG) cho rằng nếu muốn huy động F0 khỏi bệnh tham gia tình nguyện thì đầu tiên phải tìm hiểu xem tại sao nhiều người không tham gia. Chính xác về mặt khoa học thì nên có một bảng thăm dò, khảo sát các F0 về việc tình nguyện của F0 sau khỏi bệnh.

Từ kinh nghiệm điều trị của mình, bà Phúc cho rằng bệnh nhân Covid-19 ngại tham gia chống dịch có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau. Thứ nhất là những người trung niên, trên 40 tuổi, thường bận việc gia đình. Thứ hai là sợ nhiễm bệnh trở lại do không hiểu bản thân được miễn dịch với bệnh một thời gian sau khỏi bệnh. Thứ ba lo lắng về đồ bảo hộ cá nhân không an toàn. Thứ tư là lo ngại bản thân trở thành nguồn lây nhiễm, đem bệnh về cho gia đình.

Chuyên gia nhận định cần giải thích rõ cho nhóm này hiểu rằng một trong những lợi thế của F0 đã khỏi bệnh là cơ thể họ tồn tại kháng thể. Do đó, cơ thể hiếm khi tái nhiễm trong khoảng 6 tháng, có tác dụng như tiêm vaccine.

Giải thích rõ hơn, bà Phúc cho biết khi chúng ta bị nhiễm bất kỳ virus nào thì cơ thể bắt đầu sinh ra kháng thể. Người bệnh đã tiếp xúc với virus thì kháng thể trong người sẽ cao. Khi khỏi bệnh, lượng kháng thể này vẫn chưa mất đi mà vẫn ở trong cơ thể, do đó, khi virus tấn công trở lại thì kháng thể trong người sẽ trung hòa virus. Thông thường, kháng thể này tồn tại trong người không lâu nên bệnh nhân khỏi bệnh chỉ miễn nhiễm trong khoảng 5-6 tháng.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Phát hiện mới về triệu chứng các ca mắc Covid-19 đột phá (02-09-2021)
    Tạp chất trong vaccine Moderna tại Nhật Bản có thể bắt nguồn từ kim tiêm (31-08-2021)
    Lại phát hiện chất lạ, Nhật đình chỉ sử dụng thêm 1 triệu liều vaccine Moderna (30-08-2021)
    Thuốc kháng thể đơn dòng: Vũ khí mới trong chiến lược phòng và điều trị Covid-19 (30-08-2021)
    Nhật Bản xem xét tiêm kết hợp hai loại vaccine Covid-19 khác nhau (29-08-2021)
    Nhiều sinh viên đã tiêm vaccine Moderna có chất lạ, Nhật Bản cung cấp vaccine thay thế (27-08-2021)
    Nga lần đầu tiên giới thiệu kính chống mất ngủ (27-08-2021)
    Hội đồng Đạo đức thông qua báo cáo giữa kỳ pha 3a vaccine Nano Covax (27-08-2021)
    Covid-19: Phát hiện quan trọng về thời điểm virus SARS-CoV-2 lây mạnh nhất (26-08-2021)
    Nhật Bản khẩn cấp xử lý vụ vaccine Moderna có chất lạ (26-08-2021)
    WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài (25-08-2021)
    WHO kêu gọi trì hoãn mũi tiêm tăng cường nhằm tăng tỷ lệ người được tiêm chủng (23-08-2021)
    Covid-19: Tìm ra kháng thể chống được một loạt biến thể virus SARS-COV-2 (23-08-2021)
    Những loại thuốc cần thận trọng khi điều trị cho trẻ mắc Covid-19 (22-08-2021)
    Cuba cấp phép hai vắc-xin ngừa COVID-19 nội địa, thuốc của AstraZeneca có kết quả khả quan (22-08-2021)
    Anh ca ngợi loại thuốc đặc trị Covid-19 đầu tiên (22-08-2021)
    AstraZeneca công bố kết quả thử nghiệm thuốc phòng ngừa và điều trị COVID-19 (20-08-2021)
    Hiệu quả thực sự các 'bài thuốc gia truyền' trị COVID-19 trên mạng (19-08-2021)
    Bệnh nhân sau phẫu thuật tim có tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không? (19-08-2021)
    Nga thông báo hiệu quả của vaccine liều đơn Sputnik Light (18-08-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153631626.