Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Ukraine thất bại cô lập Nga và hồi kết cho xung đột bị bỏ ngỏ
    Tin Việt Nam
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Tiêm trộn vắc xin Pfizer và Moderna có an toàn không?
TP.SG tiêm mũi 2 là vắc xin Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 là vắc xin Moderna nếu người chủng ngừa đồng ý.

Ngày càng nhiều quốc gia phê duyệt cho phép một người có thể tiêm hai loại vắc xin khác nhau. Trong danh sách đó có các nước như Bahrain, Bhutan, Canada, Đức, Italy, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE, Việt Nam...

Lý do chính là nguồn cung vắc xin bị chậm trễ và lo ngại về an toàn đã làm chậm chiến dịch tiêm chủng ở nhiều nơi.

Tuy nhiên, các nước chủ yếu lựa chọn tiêm kết hợp vắc xin AstraZeneca cùng Moderna hoặc Pfizer.

Mới đây, Sở Y tế TP.SG cho biết, hiện đã hết vắc xin Moderna để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin này. Bởi vậy, TP dùng vắc xin Pfizer để thay thế. Nhân viên y tế chỉ thực hiện tiêm chủng theo giải pháp đó nếu người dân đồng ý.

Việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin sản xuất theo công nghệ mRNA là Pfizer và Moderna không phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định đây là giải pháp an toàn.

Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép trộn các mũi tiêm Pfizer và Moderna trong các tình huống ngoại lệ, chẳng hạn như nguồn cung cấp vắc xin hạn chế hoặc nếu người được tiêm không biết mũi 1 là vắc xin loại nào.

Cơ quan y tế công cộng của Canada cũng phê duyệt việc pha trộn các loại vắc xin Covid-19 khác nhau nếu nguồn cung hạn chế hoặc người được tiêm lo ngại về tác dụng phụ của vắc xin.

Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada thông báo khi không có sẵn một loại vắc xin mRNA hoặc không rõ nguồn gốc của mũi 1, có thể tiêm một loại vắc xin mRNA khác. Bởi vậy, hãy dùng bất kỳ loại nào được cung cấp để bảo vệ bản thân và người xung quanh.

Vắc xin Pfizer và Moderna có nhiều điểm tương tự - đều được chứng minh có hiệu quả, an toàn trong thử nghiệm và thực tế.

Cả hai đều là vắc xin mRNA, do đó có cách thức hoạt động giống nhau. Loại vắc xin này cung cấp hướng dẫn thông qua RNA thông tin để dạy hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2. Do đó, bạn có thể chống lại sự lây nhiễm nếu virus tấn công trong tương lai.

Hai loại vắc xin cùng tạo ra kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2. Trong thành phần của vắc xin không chứa virus.

Hiệu quả của Pfizer và Moderna trong việc bảo vệ chống lại Covid-19 đã được khẳng định, khoảng 95% sau khi tiêm đủ 2 liều.

Tác dụng phụ của chúng cũng giống nhau, khá nhẹ và tồn tại tạm thời trong thời gian ngắn.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất có thể xảy ra bao gồm đau vai/cánh tay tại vị trí tiêm, đau cơ, ớn lạnh, mệt mỏi và sốt nhẹ. Phản ứng phụ thường giảm dần trong khoảng một đến ba ngày.

Trong y học, có nhiều ví dụ về việc sử dụng thay thế các loại thuốc có cách hoạt động giống nhau. Các loại vắc xin cùng mục đích từ các nhà sản xuất khác nhau thường được sử dụng thay thế, bao gồm vắc xin viêm gan A, viêm gan B và sởi, quai bị, rubella.

Nguyên tắc chung để vắc xin có thể thay thế cho nhau là phải cùng chỉ định và thời gian sử dụng, cho cùng một nhóm đối tượng, chứa kháng nguyên tương đương, giống nhau về độ an toàn, tác dụng phụ, tính sinh miễn dịch và hiệu quả.

Ba đặc điểm chung của Moderna và Pfizer:

- Cùng một loại vắc xin

- Cùng mức độ an toàn và hiệu quả

- Đều sử dụng mRNA làm thành phần hoạt tính.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo về biến thể Mu (06-09-2021)
    Biến thể mới ở Nam Phi hiện tại chưa phải nguy cơ (03-09-2021)
    Chuyên gia: Kháng thể của F0 khỏi bệnh cao hơn cả tiêm 2 mũi vaccine (03-09-2021)
    Phát hiện mới về triệu chứng các ca mắc Covid-19 đột phá (02-09-2021)
    Tạp chất trong vaccine Moderna tại Nhật Bản có thể bắt nguồn từ kim tiêm (31-08-2021)
    Lại phát hiện chất lạ, Nhật đình chỉ sử dụng thêm 1 triệu liều vaccine Moderna (30-08-2021)
    Thuốc kháng thể đơn dòng: Vũ khí mới trong chiến lược phòng và điều trị Covid-19 (30-08-2021)
    Nhật Bản xem xét tiêm kết hợp hai loại vaccine Covid-19 khác nhau (29-08-2021)
    Nhiều sinh viên đã tiêm vaccine Moderna có chất lạ, Nhật Bản cung cấp vaccine thay thế (27-08-2021)
    Nga lần đầu tiên giới thiệu kính chống mất ngủ (27-08-2021)
    Hội đồng Đạo đức thông qua báo cáo giữa kỳ pha 3a vaccine Nano Covax (27-08-2021)
    Covid-19: Phát hiện quan trọng về thời điểm virus SARS-CoV-2 lây mạnh nhất (26-08-2021)
    Nhật Bản khẩn cấp xử lý vụ vaccine Moderna có chất lạ (26-08-2021)
    WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài (25-08-2021)
    WHO kêu gọi trì hoãn mũi tiêm tăng cường nhằm tăng tỷ lệ người được tiêm chủng (23-08-2021)
    Covid-19: Tìm ra kháng thể chống được một loạt biến thể virus SARS-COV-2 (23-08-2021)
    Những loại thuốc cần thận trọng khi điều trị cho trẻ mắc Covid-19 (22-08-2021)
    Cuba cấp phép hai vắc-xin ngừa COVID-19 nội địa, thuốc của AstraZeneca có kết quả khả quan (22-08-2021)
    Anh ca ngợi loại thuốc đặc trị Covid-19 đầu tiên (22-08-2021)
    AstraZeneca công bố kết quả thử nghiệm thuốc phòng ngừa và điều trị COVID-19 (20-08-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153631692.