Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Phát hiện mới về triệu chứng hiếm gặp của Covid-19
Theo nghiên cứu được công bố tại Anh, triệu chứng 'ngón chân Covid-19' được cho là do hệ miễn dịch phản ứng quá mức, tiêu diệt nhầm tế bào khỏe mạnh thay vì nCoV.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh ngày 5/10. Nhóm chuyên gia đã kiểm tra những người mắc Covid-19 từ ngày 9-16/4/2020 tại Bệnh viện Saint-Louis, Paris, Pháp. Nghiên cứu loại bỏ những người có tiền sử mắc cước tay, chân bẩm sinh hoặc lupus chilblain. Số mẫu điều tra là 50 F0.

Nguyên nhân

Theo Guardian, nhóm tác giả phát hiện 13 người gặp “ngón chân Covid-19” với tổn thương ở ngón chân, bàn tay, gây viêm, mẩn đỏ kèm theo bỏng rát, ngứa kéo dài hàng tháng. Tổn thương của các F0 tương tự bị cước tay, chân vào mùa lạnh.

Tình trạng này thường phát triển trong vòng 1-4 tuần sau mắc Covid-19. Các vết sưng, đỏ thường tập trung ở ngón chân, thậm chí lan ra cả hai bàn chân. Những vết loét gây đau đớn, cảm giác nóng rát và ngứa. Ban đầu, các ngón chân sẽ có màu đỏ, sau đó, chuyển tím và có tình trạng viêm.

Nhóm chuyên gia tại Anh phát hiện những F0 bị “ngón chân Covid-19” có liên quan tình trạng cơ thể tạo phản ứng miễn dịch quá mức khiến một số kháng thể nhắm nhầm mục tiêu, tự tấn công tế bào, mô của con người thay vì virus xâm nhập.

Các tác giả cũng nhận thấy protein interferon loại I xuất hiện muộn trong cơ thể những người này. Interferon loại I vốn là tập hợp 17 protein quan trọng để bảo vệ tế bào và cơ thể khỏi virus. Sự vắng mặt của protein interferon loại I được cho là nguyên nhân khiến các bệnh nhân mắc Covid-19 dễ trở nặng hơn. Nếu

Ngoài hệ thống miễn dịch, các tế bào lót mạch máu cũng bị ảnh hưởng khi nCoV xâm nhập. Nhóm chuyên gia cho rằng điều này cũng gây ra hiện tượng tổn thương mao mạch ở ngón tay, chân người bệnh.

Tiến sĩ Charles Cassius, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết kết quả này đã cung cấp hiểu biết sâu hơn về tình trạng bệnh. “Dịch tễ học, các đặc điểm lâm sàng của tổn thương ngón chân Covid-19 đã được nghiên cứu và công bố rộng rãi. Song, rất ít trong số đó chứng minh được bệnh lý liên quan hoặc nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nghiên cứu của chúng tôi đề cập các vấn đề rất mới”, vị chuyên gia nói.

Triệu chứng kỳ lạ

Trên thực tế, “ngón chân Covid-19” chưa được công nhận là triệu chứng điển hình khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, số lượng F0 báo cáo tình trạng này chiếm tỷ lệ đáng kể, thậm chí, họ không gặp các triệu chứng Covid-19 thông thường khác.

Tháng 5/2020, Tạp chí Da liễu Nhi khoa châu Âu công bố bài báo về “dịch bệnh” lạ ở trẻ em, thanh, thiếu niên tại Italy. Những F0 này gặp tình trạng tổn thương da chưa từng được quan sát trước đó, không giống các phát ban liên quan mắc Covid-19.

“Chúng tôi nhận thấy một ‘làn sóng’ bệnh nhân nhỏ tuổi bị tổn thương mao mạch cấp tính ở bàn tay, bàn chân. Những người này không có triệu chứng mắc Covid-19 khác như ho, sốt, khó thở… Họ cũng tự hồi phục sau thời gian ngắn. Những tổn thương này tạo thành điểm mới khiến chúng tôi đặt giả thuyết về mối liên hệ giữa triệu chứng với Covid-19”, bài báo viết.

Tiến sĩ y khoa Ivan Bristow, chuyên gia tại Anh, đồng quan điểm người bị “ngón chân Covid-19” thường tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho hay một số người có thể phải sử dụng kem bôi hay thuốc khác nhằm giảm bớt đau đớn, mau hồi phục. “Nghiên cứu mới công bố đã xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này, giúp những phương pháp điều trị hiệu quả, trúng đích hơn”, ông Ivan nói.

Tiến sĩ Veronique Bataille, phát ngôn của Tổ chức Da liễu Anh, cho biết “Covid toe” ghi nhận thường xuyên nhất ở giai đoạn đầu của đại dịch. Song, khi làn sóng Delta xuất hiện, tình trạng này ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể là nhiều người được tiêm chủng vaccine, tích cực đẩy mạnh các biến pháp ngăn ngừa lây nhiễm.

Trước đó, theo New York Times, một số tài liệu y tế từ Tây Ban Nha, Bỉ và Italy cũng miêu tả về hiện tượng nhiều bệnh nhân Covid-19 chia sẻ về các tổn thương trên ngón chân. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em, thanh thiếu niên.

Thống kê cho thấy các trường hợp "ngón chân Covid-19" chiếm gần 50% số ca báo cáo triệu chứng trên da của những người nhiễm SARS-CoV-2.

Trước khi có nghiên cứu từ Anh, một số giả thiết khác đã được đặt ra về cơ chế nCoV xâm nhập và gây tổn thương cho các ngón chân, tay. Họ cho rằng hiện tượng này là do viêm. Đây cũng là cơ chế mà nCoV thường xuyên dùng để tấn công các cơ quan khác, tương tự viêm phổi, suy hô hấp cấp tính.

Một số chuyên gia khẳng định hiện tượng "ngón chân Covid-19" cần được xem xét cẩn thận và đưa nó vào hệ thống kiểm tra, sàng lọc người nghi mắc Covid-19, tương tự mất vị giác, khứu giác trước đây.

Tuy nhiên, một nghiên tại Mỹ được công bố trên tạp chí JAMA Dermatology chỉ ra tình trạng "ngón chân Covid-19" có thể không liên quan chẩn đoán nhiễm nCoV. Việc thay đổi lối sống khi mắc Covid-19 có thể là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Tiêm vaccine: Cách để cha mẹ không lây nhiễm Covid-19 cho trẻ nhỏ (07-10-2021)
    Công bố mới từ Mỹ về hiệu quả của vaccine Covid-19 (06-10-2021)
    Johnson & Johnson xin cấp phép cho mũi tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên (05-10-2021)
    AstraZeneca đề xuất Mỹ phê duyệt thuốc điều trị Covid-19 (05-10-2021)
    Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (02-10-2021)
    Australia công nhận vaccine Covid-19 Coronavac của Trung Quốc và Covishield của Ấn Độ (01-10-2021)
    Merck sẽ xin phê duyệt thuốc uống đặc trị Covid-19 đầu tiên (01-10-2021)
    Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo các phòng nghiên cứu về mầm bệnh (30-09-2021)
    Giảm gánh nặng do hút thuốc lá: Giải pháp cai thuốc liệu có đủ? (29-09-2021)
    Những quốc gia nào đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em? (29-09-2021)
    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus 'ăn sạch' hai lá phổi (28-09-2021)
    Vaccine COVID-19 dạng xịt mũi của Trung Quốc có hiệu quả ngay sau 24 giờ (27-09-2021)
    Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên (24-09-2021)
    Loài dơi ở Lào mang virus tương tự virus SARS-CoV-2 (22-09-2021)
    Không được chủ quan dù đã tiêm vaccine Covid-19 (21-09-2021)
    Pfizer/BioNTech cho biết vaccine của hãng an toàn và bảo vệ tốt cho trẻ em từ 5-11 tuổi (20-09-2021)
    Cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng (20-09-2021)
    Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? (20-09-2021)
    Bộ Y tế trả lời về khoảng cách tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca (20-09-2021)
    Pfizer thu hồi một loại thuốc chứa chất gây ung thư (19-09-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153884910.