Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
CDC Trung Quốc: COVID-19 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết virus SARS-CoV-2 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm nên cần rà soát rộng trên toàn cầu.

Bài báo đăng trên website của CDC Weekly Trung Quốc ngày 8/10 cho hay ngoài con người, một số loài động vật có vú cũng có thể là vật chủ chứa virus SARS-CoV-2.

Ông Gao Fu, Giám đốc CDC Trung Quốc, lý giải rằng sự lây truyền virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại một số loài động vật có vú thông qua tiếp xúc với người mắc COVID-19, chẳng hạn như mèo, chó, sư tử, hổ trong sở thú, chồn vizon và chồn xương. Trong tự nhiên, báo tuyết, báo đốm và khỉ đột cũng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Bài báo cho biết virus SARS-CoV-2 đang lan rộng khó kiểm soát, trích dẫn kết quả kiểm tra huyết thanh gần đây cho thấy 40% mẫu máu hươu đuôi trắng hoang dã (Odocoileus virginianus) ở Mỹ năm 2021 có kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

Ngược lại, họ chỉ phát hiện kháng thể ở một vài mẫu máu hươu đuôi trắng trong năm 2019 – 2020.

Tờ Global Times dẫn lại thông tin trên CDC Weekly cho biết sự phân bố địa lý rộng và quần thể đông (khoảng 30 triệu) của hươu đuôi trắng ở Bắc Mỹ đã làm tăng nguy cơ SARS-CoV-2 ở động vật hoang dã sẽ lây ngược trở lại con người.

Sự phát triển của SARS-CoV-2 trong tự nhiên cũng dẫn đến việc những động vật khác bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hươu đuôi trắng hoặc thậm chí là người mắc COVID-19.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh một số loài động vật có thể nhạy cảm với SARS-CoV-2, chẳng hạn như dơi ăn quả Ai Cập (Rousettus aegyptiacus) và chuột hươu Bắc Mỹ (Peromyscus maniculatus).

Tuy nhiên, theo CDC Trung Quốc, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì hầu hết các loài động vật hoang dã sống trên cạn chưa được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Cho đến nay, những bí ẩn về con đường mà virus Corona có liên quan đến SARS-CoV-2 được truyền từ dơi sang người và liệu dơi có phải là vật chủ ban đầu hay không vẫn chưa được giải đáp.

Bài báo cũng đề cập đến sự thiếu hụt các nghiên cứu về tính nhạy cảm của động vật biển (đặc biệt là động vật có vú ở biển) với SARS-CoV-2. Tệ hơn, SARS-CoV-2 có thể lây lan trong hệ sinh thái biển, có thể dẫn đến việc tạo ra một số biến thể mới ẩn chứa mối đe dọa chưa được biết đến đối với con người.

Nhấn mạnh việc virus SARS-CoV-2 tiếp tục mở rộng phạm vi lây nhiễm, bài báo lưu ý nhu cầu thực hiện sàng lọc quy mô lớn đối với động vật hoang dã trên cạn và biển, để theo dõi tình trạng lây nhiễm và đột biến của virus, nhằm xây dựng các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát xa hơn.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Sau tiêm vaccine, phát hiện không có kháng thể thì bạn có được bảo vệ? (07-10-2021)
    Phát hiện mới về triệu chứng hiếm gặp của Covid-19 (07-10-2021)
    Tiêm vaccine: Cách để cha mẹ không lây nhiễm Covid-19 cho trẻ nhỏ (07-10-2021)
    Công bố mới từ Mỹ về hiệu quả của vaccine Covid-19 (06-10-2021)
    Johnson & Johnson xin cấp phép cho mũi tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên (05-10-2021)
    AstraZeneca đề xuất Mỹ phê duyệt thuốc điều trị Covid-19 (05-10-2021)
    Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (02-10-2021)
    Australia công nhận vaccine Covid-19 Coronavac của Trung Quốc và Covishield của Ấn Độ (01-10-2021)
    Merck sẽ xin phê duyệt thuốc uống đặc trị Covid-19 đầu tiên (01-10-2021)
    Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo các phòng nghiên cứu về mầm bệnh (30-09-2021)
    Giảm gánh nặng do hút thuốc lá: Giải pháp cai thuốc liệu có đủ? (29-09-2021)
    Những quốc gia nào đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em? (29-09-2021)
    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus 'ăn sạch' hai lá phổi (28-09-2021)
    Vaccine COVID-19 dạng xịt mũi của Trung Quốc có hiệu quả ngay sau 24 giờ (27-09-2021)
    Việt Nam sản xuất thành công lô vắc xin Sputnik V đầu tiên (24-09-2021)
    Loài dơi ở Lào mang virus tương tự virus SARS-CoV-2 (22-09-2021)
    Không được chủ quan dù đã tiêm vaccine Covid-19 (21-09-2021)
    Pfizer/BioNTech cho biết vaccine của hãng an toàn và bảo vệ tốt cho trẻ em từ 5-11 tuổi (20-09-2021)
    Cứu sống bệnh nhân đột quỵ kèm sốc nhiễm khuẩn suy đa phủ tạng (20-09-2021)
    Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? (20-09-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153885376.