Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
EU 'nín thở' khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Thiếu nữ bị bụng phình to khi đến ngày 'đèn đỏ' vì dị tật hiếm gặp trên thế giới
Mỗi tháng, khi đến kỳ kinh nguyệt cô bé 13 tuổi lại quằn quại đau đớn, bụng phình to. Tại bệnh viện, bác sĩ xác định, bệnh nhân bị dị tật teo hẹp âm đạo hiếm gặp, bé phải bước vào cuộc phẫu thuật sửa 'lỗi của tạo hóa'.

Đó là trường hợp của bé L.H.T. (13 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) được tiếp nhận, điều trị tại Bệnh viện Quốc tế City TPSG. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng xanh xao, bụng phình to kèm đau đớn.

Qua khai thác bệnh sử từ người nhà, các bác sĩ ghi nhận, hàng tháng mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt, bé đều phải đối mặt với những cơn đau dữ dội đến bỏ ăn, mất ngủ. Khoảng 6 tháng trước, bé đã được một bệnh viện khác phẫu thuật nhưng thất bại. Khi cơn đau xảy ra, gia đình chỉ còn cách cho bé sử dụng thuốc giảm đau, tình trạng diễn tiến theo chiều hướng xấu, bụng bệnh nhân mỗi ngày một phình to.

Qua các kết quả thăm khám, chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ xác định, bệnh nhân bị teo hẹp 1/3 dưới âm đạo. Đây là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp trên thế giới (tỷ lệ khoảng 1/10.000 bé gái).

BS Tạ Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Phụ sản của bệnh viện cho biết: “Teo hẹp âm đạo là dị tật bẩm sinh nhưng thường không được phát hiện cho đến tuổi dậy thì. Khi tới chu kỳ kinh, huyết kinh không có lối thoát ra ngoài mà bị ứ đọng lại ở phần trên âm đạo, lâu ngày dội ngược gây ứ đọng toàn bộ tử cung và 2 bên phần phụ gây đau đớn”.

Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra khoảng 600ml máu đông ứ đọng trong tử cung và âm đạo của bé. Ê kíp thực hiện cuộc mổ đã tái tạo mới hoàn toàn phần âm đạo bị teo bẩm sinh cho bệnh nhi.

Sau gần 3 tuần phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, phần âm đạo được tái tạo mới đã thực hiện tốt các chức năng của cơ thể giúp bé thoát khỏi cơn đau khi đến chu kỳ “đèn đỏ”.

BS Thanh Thủy cho biết, sau cuộc mổ bệnh nhi đã có cuộc sống bình thường như bao bé gái khác, sau này có thể lập gia đình và sinh con bình thường. Từ trường hợp trên, các bậc phụ huynh có bé gái cần lưu ý khi vào “tuổi dậy thì” nếu hàng tháng bé bị đau bụng mà không thấy có kinh nguyệt như cần kịp thời đưa đến bác sĩ phụ khoa để được thăm khám, can thiệp sớm.
DanQuyen.com (Theo tienphong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Lý do ông Powell qua đời vì biến chứng Covid-19 dù đã tiêm vaccine (19-10-2021)
    Covid-19: Phát hiện siêu kháng thể cực mạnh, vô hiệu hóa toàn bộ biến thể gồm cả Delta (18-10-2021)
    Cùng tiêm nhiều vắc-xin Covid-19, tại sao nước 'êm', nước 'mệt'? (16-10-2021)
    Dịch COVID-19: Nga bắt đầu thử nghiệm loại vaccine tổng hợp (16-10-2021)
    Thuốc AstraZeneca 'giảm phân nửa nguy cơ tử vong' do COVID-19 (11-10-2021)
    Iran tuyên bố vaccine Covid-19 hợp tác với Cuba đạt hiệu quả 99% (10-10-2021)
    CDC Trung Quốc: COVID-19 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm (10-10-2021)
    Sau tiêm vaccine, phát hiện không có kháng thể thì bạn có được bảo vệ? (07-10-2021)
    Phát hiện mới về triệu chứng hiếm gặp của Covid-19 (07-10-2021)
    Tiêm vaccine: Cách để cha mẹ không lây nhiễm Covid-19 cho trẻ nhỏ (07-10-2021)
    Công bố mới từ Mỹ về hiệu quả của vaccine Covid-19 (06-10-2021)
    Johnson & Johnson xin cấp phép cho mũi tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên (05-10-2021)
    AstraZeneca đề xuất Mỹ phê duyệt thuốc điều trị Covid-19 (05-10-2021)
    Australia: Vaccine Covid-19 giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (02-10-2021)
    Australia công nhận vaccine Covid-19 Coronavac của Trung Quốc và Covishield của Ấn Độ (01-10-2021)
    Merck sẽ xin phê duyệt thuốc uống đặc trị Covid-19 đầu tiên (01-10-2021)
    Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo các phòng nghiên cứu về mầm bệnh (30-09-2021)
    Giảm gánh nặng do hút thuốc lá: Giải pháp cai thuốc liệu có đủ? (29-09-2021)
    Những quốc gia nào đang tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho trẻ em? (29-09-2021)
    Bệnh nhân COVID-19 sống sót sau khi bị virus 'ăn sạch' hai lá phổi (28-09-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153852768.