Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Các chuyên gia kinh tế đưa ra chỉ số quan trọng cho kinh tế Mỹ trong năm 2022
Các chuyên gia kinh tế đang đưa ra ba chỉ số quan trọng bao gồm lạm phát, sự tham gia lao động và mức lương thực tế để kiểm soát nền kinh tế Mỹ trong năm 2022.
Lạm phát tiếp tục tăng

Ông Veronika Dolar – Trợ lý giáo sư kinh tế của trường Đại học SUNY Old Westbury cho rằng, người Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp đã cảm nhận được áp lực của giá cả leo thang trong những tháng gần đây. Người tiêu dùng ở Mỹ đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ tiêu dùng đến nhiên liệu khi tốc độ tăng giá được đánh giá cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Lạm phát vẫn gia tăng trong thời gian gần đây, khi giá cả tiếp tục tăng mạnh đối với hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát cũng làm "xói mòn" sức mua của người tiêu dùng và giá trị tiền mặt, làm giảm thu nhập thực tế của người dân.

Một nền kinh tế hiện đại có hàng triệu hàng hóa và dịch vụ, trong đó giá cả dao động theo nguồn cung và cầu.

Các nhà kinh tế học cho rằng có nhiều cách để đo lường lạm phát, từ chỉ số giá tiêu dùng phổ biến đến chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội.

"Như chúng ta thấy, gần đây tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua, trong đó chỉ số tiêu dùng CPI tăng 6,8% vào tháng 11/2021 so với một năm trước. Điều đó cho chúng ta cái nhìn rộng hơn về chỉ số giá tiêu dùng", ông Veronika Dolar – Trợ lý giáo sư kinh tế của trường Đại học SUNY Old Westbury cho biết.

Nhiều nhà kinh tế và Cục Dự trữ liên bang Mỹ đều thích sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI lõi, không bao gồm năng lượng và thực phẩm. Bởi vì giá thực phẩm và nhiên liệu thường xuyên biến động ngay cả khi nhu cầu đã ổn định nên các nhà hoạch định chính sách đã loại trừ hai yếu tố này để có thể tìm hiểu dễ dàng hơn về diễn biến của nền kinh tế.

Các nhà kinh tế cho rằng cần theo dõi chặt chẽ chỉ số giá tiêu dùng chính trong năm 2022 để các nhà kinh tế tiếp tục có thể đưa ra các dự đoán và điều chỉnh.

"CPI sẽ tiếp tục cho chúng ta biết nhiều hơn về tình hình kinh tế Mỹ và việc FED tăng lãi suất nhanh ra sao", ông Veronika Dolar nhận định.

Lực lượng lao động Mỹ

Ông Marlon Williams, Trợ lý giáo sư kinh tế của Đại học Dayton lại cho rằng, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động không phải là một trong ba chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhưng có vai trò quan trọng khi đánh giá nền kinh tế. Theo ông Williams, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chủ yếu xem xét đối tượng từ 16 tuổi trở lên. Phép đo này cho chúng ta biết chính xác hơn về tỷ lệ dân số đang trong độ tuổi sẵn sàng làm việc.

Vào đầu những năm 2000 cho đến khi trước đại dịch xảy ra, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm dần và giữ mức 63% vào cuối năm 2019. Tỷ lệ này tiếp tục giảm đáng kể trong tháng 4/2020 khi Mỹ thực hiện phong tỏa để ngăn chặn mức độ lây lan nhanh chóng của Covid-19.

Mặc dù tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động đã hồi phục nhưng dự báo có thể tiếp tục giảm xuống dưới 62% do sự kết hợp của nhiều yếu tố gây ra hoặc mức độ nghiêm trọng của đại dịch.

Trong khi các nhà kinh tế không xác định tỷ lệ tham gia cụ thể nhưng một số người vẫn tin rằng việc giảm đột ngột tỷ lệ lao động đáng kể sẽ mang lại thách thức cho quá trình vận hành của một nền kinh tế. Cụ thể, việc giảm đi nhanh chóng nguồn lực lao động sản xuất sẽ không thể dễ dàng hoặc nhanh chóng bù đắp được đối với nền kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng lạm phát gần đây, chưa kể đến các vấn đề chuỗi cung ứng mà nền kinh tế toàn cầu hiện đang gặp phải.

Nếu tỷ lệ này không tăng lên như mức trước đại dịch thì trong một hoặc hai năm tới, dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao đồng thời tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục diễn ra.

Mức lương thực tế

Melanie Long, Trợ lý giáo sư kinh tế, Đại học Wooster đề cập đến vấn đề chi tiêu và thu nhập của người dân Mỹ trong năm 2022.

"Tôi sẽ tiếp tục theo dõi thu nhập trung bình hàng tuần thông thường của người dân Mỹ trong năm 2022 để đánh giá các tác động đến quá trình hồi phục kinh tế", bà Melanie nhấn mạnh.

Nhìn chung, dữ liệu hiện tại chỉ cho thấy số tiền lương trước thuế mà người Mỹ nhận được hàng tuần chứ không phải mức trung bình. Bất kỳ ai quản lý ngân sách đều hiểu rằng số tiền kiếm được chỉ là một nửa câu chuyện. Giá cả cũng quan trọng. Thu nhập hàng tuần thực tế được điều chỉnh dựa trên giá của hàng tiêu dùng.

Giá cao hơn có nghĩa là các gia đình có thể phải mua ít hơn và thu nhập thực tế của họ sẽ giảm.

Hiện tại, theo Melanie Long, mức lương có thể tăng trở lại đối với một số đối tượng lao động. Chẳng hạn, những người làm trong ngành dịch vụ đã phải bỏ việc và tìm công việc khác có thể sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Tình trạng thiếu hụt lao động đang diễn ra khiến một số công ty buộc phải tăng lương để giữ người ở lại.

Các nhà kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng một số nhà tuyển dụng buộc phải tăng lương để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Các nhà kinh tế gọi đây là vòng xoáy tiền lương và giá cả nhưng nếu vượt khỏi tầm kiểm soát có thể dẫn đến lạm phát đình trệ, nghĩa là chậm tăng trưởng, lạm phát cao hoặc có thể tồi tệ hơn thế.

Vì vậy, định hướng thu nhập thực tế trong năm 2022 sẽ tác động lớn đến chi tiêu của các gia đình và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm khoảng 70% hoạt động kinh tế của Mỹ vào mỗi năm.

"Tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao mức độ cạnh tranh giữa việc tăng giá tiêu dùng và mức độ tăng lương ở Mỹ đối với quá trình phục hồi kinh tế mong manh sau đại dịch", bà Melanie Long nói./.
DanQuyen.com (Theo toquoc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 21/6 đồng loạt tăng cực mạnh (21-06-2024)
    Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/6 (19-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Giá vàng nhẫn cao bất ngờ, thế giới sẽ tăng trong 6 tháng tới, sớm trở lại mức kỷ lục? (19-06-2024)
    Khách đăng ký mua vàng online qua ngân hàng tăng đột biến (18-06-2024)
    Toyota tái bổ nhiệm Chủ tịch Akio Toyoda giữa bê bối thử nghiệm (18-06-2024)
    Sẽ xem xét đánh thuế giao dịch vàng (18-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích (18-06-2024)
    Đề xuất đánh thuế hàng hóa giá trị nhỏ vận chuyển qua Shopee, TikTok (17-06-2024)
    Cổ phiếu lập đỉnh, cổ đông Cảng Đình Vũ sắp nhận tiền mặt hậu hĩnh (17-06-2024)
    Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (17-06-2024)
    Chính phủ Đức hỗ trợ thí điểm công nghệ xanh trong ngành dệt may Việt Nam (17-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu, Lào tìm giải pháp cho xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc (05-01-2022)
    Giá dầu vẫn tăng mạnh bất chấp quyết định tăng sản lượng của OPEC+ (05-01-2022)
    Thủ tướng Nhật Bản quyết định mở kho dự trữ dầu mỏ quốc gia (05-01-2022)
    Thổi giá ăn xổi: Cơn sốt tham lam đe dọa mơ ước nhiều người (05-01-2022)
    'Đất Hòa Bình đang bị đẩy giá bất thường' (05-01-2022)
    VN30-Index giảm hơn 12 điểm do nhóm ngân hàng (05-01-2022)
    'Kho báu' lớn nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Trung Quốc đã để mắt, nhiều lần muốn thâu tóm (04-01-2022)
    Bùng nổ xuất khẩu mang lại kỳ vọng phục hồi kinh tế cho Đông Nam Á năm 2022 (04-01-2022)
    VN-Index lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt lọt nhóm tăng trưởng mạnh nhất thế giới (04-01-2022)
    Kỳ vọng năm 2022 sáng sủa hơn với Hàng không Việt (03-01-2022)
    Chứng khoán châu Á khởi động năm 2022 với diễn biến trái chiều (03-01-2022)
    Tesla 'miễn nhiễm' với khủng hoảng chip toàn cầu (03-01-2022)
    Chuyến tàu hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam khi RCEP có hiệu lực (03-01-2022)
    Thị trường dầu khó đoán định trong năm mới (02-01-2022)
    Hoa Kỳ không điều tra chống lẩn tránh thuế thép chống ăn mòn của VN (31-12-2021)
    Trung Quốc siết chặt quy định nhập khẩu thực phẩm (31-12-2021)
    Năm 2021: Vàng trong nước tăng thêm 5,4 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng thế giới 20% (31-12-2021)
    Trung Quốc đối mặt khó khăn chưa từng thấy trong thương mại năm 2022 (31-12-2021)
    RCEP mở ra hy vọng hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 (31-12-2021)
    Thế giới 2021: Tiền điện tử khẳng định giá trị (31-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153753552.