Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Chính sách 'Ngoại giao nhân quyền' của ông Kishida
Từ khi nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhiều lần nhấn mạnh quan điểm bảo vệ giá trị phổ quát như tự do và dân chủ. Bắt đầu từ 'Vòng cung tự do và thịnh vượng' dưới thời ông Abe Shinzo, sau đó là khái niệm 'Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở' và được tiếp nối qua thời kỳ ông Suga cho đến chính quyền ông Kishida hiện nay, với thời gian chừng 15 năm qua.

Điều này được nhận định là động thái hoàn toàn mới của ngoại giao Nhật Bản thời kỳ hậu Thế chiến II. Bằng cách tăng cường hợp tác với các quốc gia có chung quan điểm giá trị về tự do dân chủ và pháp quyền nhằm duy trì trật tự quốc tế, động thái này đã đóng góp tích cực cho việc mở rộng tiếng nói củng cố và bảo vệ các chuẩn mực của chủ nghĩa tự do.

Chính quyền ông Kishida hiện tại cũng đang đưa ra quan điểm tích cực hơn nữa đối với các giá trị của chủ nghĩa tự do. Ngay từ thời điểm tranh cử chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, ông Kishida đã tuyên bố sẽ tập trung vào hoạt động “ngoại giao nhân quyền”. Sau khi chính thức trở thành người đứng đầu chính phủ, ông Kishida cho thấy rõ ý định thúc đẩy “ngoại giao chủ nghĩa hiện thực thời đại mới”, coi việc bảo vệ các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ là trụ cột đầu tiên của ngoại giao Nhật Bản.

Sau những tuyên bố mang tính chủ trương, các chuyển động sau đó đã cho thấy rõ nỗ lực hiện thực hóa “ngoại giao nhân quyền” của chính quyền ông Kishida với khởi đầu là công bố bổ nhiệm ông Gen Nakatami, cựu Bộ trưởng Quốc phòng vào vị trí cố vấn đặc biệt của thủ tướng về vấn đề nhân quyền. Ông Gen Nakatami đã cùng với Hạ nghị sĩ Shiori Yamao vận hành Liên minh nghị sĩ theo dõi vấn đề nhân quyền với vai trò đồng chủ tịch. Việc xây dựng luật trừng phạt liên quan đến vấn đề nhân quyền (còn gọi là Luật Magnitsky) cũng được Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy.

Vài tháng sau khi nhậm chức, cố vấn Nakatami đã có những hoạt động đầu tiên để triển khai công việc. Một cuộc họp giữa các bộ ngành liên quan đã được triệu tập với mục tiêu thiết lập một bộ hướng dẫn về trách nhiệm giải trình các vấn đề nhân quyền nhằm đánh giá các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ nhân quyền. Việc thúc đẩy giải trình các vấn đề về nhân quyền vốn đã được thực hiện từ năm 2018 trong quá trình triển khai hiện thực hóa Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cũng nằm trong nghị trình thực hiện của Liên minh nghị sĩ theo dõi vấn đề nhân quyền mà ông Nakatami phụ trách trước khi ngồi vào vị trí mới. Nhóm dự án liên bộ thảo luận về vấn đề nhân quyền trong và ngoài nước cũng đã được thành lập.

Chính quyền ông Kishida cũng đang xem xét tham gia Sáng kiến Kiểm soát xuất khẩu và nhân quyền mà Mỹ công bố cùng các nước Australia, Đan Mạch và Na Uy, nhằm xem xét hạn chế xuất khẩu công nghệ giám sát có thể được sử dụng trong các hành vi vi phạm nhân quyền. Dự kiến trong năm 2022, một bộ phận phụ trách đối sách về vi phạm nhân quyền sẽ được thành lập trong Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Tuy nhiên, thúc đẩy “ngoại giao nhân quyền” với các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Trung Quốc không phải là đường lối ngoại giao dự kiến của chính quyền ông Kishida. Lý do là vì nhân quyền dẫn đến nghi ngờ về độ tin cậy và khả năng hiện thực hóa các cam kết về giá trị của nó. Điều quan trọng là cần giải thích các biện pháp cụ thể của “ngoại giao nhân quyền” trên quan điểm giá trị phổ quát và giải quyết các vấn đề nhân quyền với tiêu chuẩn giống nhau ở bất kỳ quốc gia nào. Đây chính là mục đích hướng tới của việc thông qua Đạo luật Magnitsky phiên bản Nhật Bản với khả năng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Việc chính quyền ông Kishida nhấn mạnh cam kết đối với các giá trị phổ quát nhằm xóa tan tâm lý không hài lòng của người dân đối với các chính sách của LDP dưới thời chính quyền các ông Abe và Suga, qua đó tạo nền tảng chấp chính ổn định hơn. Ông Kishida xác định muốn tăng mức độ ủng hộ của người dân thì không còn cách nào khác là phải tạo đột phá so với các chính sách tiền nhiệm. Ngoài vấn đề ứng phó với đại dịch COVID-19, các vấn đề khác từng bị dân chúng chỉ trích nhằm vào các chính quyền tiền nhiệm như “Bữa tiệc hoa anh đào”, vụ bê bối công ty Moritomo Gakuen, vụ từ chối bổ nhiệm thành viên Hội đồng học thuật... đã làm giảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của quan chức chính phủ và động chạm đến quyền tự do của dân chúng. Do đó, những cam kết với các chuẩn mực dân chủ và nhân quyền sẽ là chìa khóa để chính quyền ông Kishida tạo khác biệt so với giai đoạn trước đó.

Với mục tiêu đó, việc xử lý các vấn đề nhân quyền sẽ được giao cho các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác, trong khi chính phủ đóng vai trò hỗ trợ. Việc Chính phủ Nhật Bản đưa ra cam kết sẽ hỗ trợ 14 triệu USD cho Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Hội nghị Thượng đỉnh vì dân chủ là một động thái theo đúng nghĩa đó. Tuy nhiên, UNDP, vốn không phải là tổ chức chuyên biệt về các vấn đề nhân quyền, chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ quản trị cho chính phủ các nước, chứ không hỗ trợ trực tiếp người dân nước đó.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, phản ứng về các vấn đề nhân quyền cần phải thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn giống nhau giữa trong nước và ngoài nước để củng cố và bảo vệ các chuẩn mực đó. Thực tế, nền dân chủ của Nhật Bản được cho là đã bị suy yếu mạnh trong 10 năm qua, vì thế chính quyền ông Kishida được kỳ vọng sẽ trở thành một chính quyền thực thi chính sách “ngoại giao nhân quyền” thực sự trong thời gian tới.
DanQuyen.com (Theo antg.cand.com.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng (02-07-2024)
    Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto (01-07-2024)
    Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe (28-06-2024)
    Công an Hà Nội phối hợp dẫn giải 5 đối tượng người Hàn Quốc có lệnh truy nã (28-06-2024)
    Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen (25-06-2024)
    Cháy lớn tại viện nghiên cứu của Nga, 9 người mắc kẹt (24-06-2024)
    Chó không tiêm phòng dại, chủ nuôi sẽ bị xử phạt (19-06-2024)
    G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu (14-06-2024)
    Quốc hội Slovakia thông qua đề xuất sửa đổi Đạo luật về tị nạn (13-06-2024)
    Cháy trung tâm thương mại người Việt tại Czech (10-06-2024)
    Lãnh đạo Lào đánh giá cao hiệu quả hợp tác giữa báo Nhân dân và báo Pasaxon (07-06-2024)
    Ông lão người Mỹ kể về 3 tuần trôi dạt trên biển từ Philippines sang Việt Nam (05-06-2024)
    Ý nghĩa của việc đăng cai hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 (05-06-2024)
    Nhờ cộng đồng mạng, cô gái Thụy Điển tìm được mẹ Việt sau 26 năm thất lạc (04-06-2024)
    Thủ đô của Nhật Bản ra mắt ứng dụng hẹn hò để tăng tỷ lệ sinh (04-06-2024)
    Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá (26-05-2024)
    Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn (14-05-2024)
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới gần 414 triệu ca (15-02-2022)
    Hàn Quốc triển khai tiêm mũi vaccine thứ tư từ cuối tháng 2 (14-02-2022)
    Báo động số ca mắc Covid-19 ở Indonesia tăng gấp nhiều lần trong thời gian ngắn (09-02-2022)
    Nguy cơ Omicron lây từ thành phố vùng biên sang nhiều khu vực ở Trung Quốc (09-02-2022)
    Campuchia đưa ra biện pháp cứng rắn đẩy mạnh tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 (08-02-2022)
    Số ca COVID-19 lập kỷ lục, Hồng Kông cấm tụ tập trên 2 người (08-02-2022)
    Thủ tướng New Zealand cảnh báo sẽ có nhiều biến thể Covid-19 hơn trong năm 2022 (08-02-2022)
    Châu Âu ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới (08-02-2022)
    Trung Quốc: Hong Kong kêu gọi người dân chung tay chống dịch (05-02-2022)
    Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã hơn 391 triệu ca (05-02-2022)
    Đất nước không yêu cầu người nhiễm Covid-19 không triệu chứng phải cách ly (03-02-2022)
    Rác thải y tế Covid-19 đe dọa sức khỏe con người và môi trường toàn cầu (01-02-2022)
    14 người Thái Lan bị nhiễm biến thể 'tàng hình' của Omicron, 1 người tử vong (29-01-2022)
    Dịch COVID-19: Áo nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch (29-01-2022)
    Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Australia và Ukraine (28-01-2022)
    Chỉ số mắc COVID-19 trong 7 ngày tại Đức lên mức cao chưa từng có (26-01-2022)
    WHO: Omicron có thể kết thúc đại dịch ở châu Âu (24-01-2022)
    Indonesia ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron (22-01-2022)
    Ấn Độ cân nhắc dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vào cuối tuần ở thủ đô New Delhi (21-01-2022)
    Kiribati ra lệnh phong tỏa toàn quốc (21-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153873958.