Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Kinh tế châu Âu sẽ lâm nguy nếu loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí sinh hoạt của người dân bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng.

Không có tác dụng răn đe lâu dài với Nga

Các chính trị gia châu Âu đang nỗ lực thực hiện các biện pháp gây sức ép buộc Nga phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Chính phủ của hầu hết các nước châu Âu đều cho rằng việc kích động một cuộc xung đột vũ trang với Nga - quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là điều đúng đắn, vì thế biện pháp khả thi nhất là cố gắng trừng phạt Moscow bằng cách chấm dứt việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt – vốn là nguồn thu quan trọng của Nga.

Vấn đề nằm ở chỗ chiến thuật này không có tác dụng răn đe với Nga lâu dài vì Moscow có thể xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang các thị trường bên ngoài châu Âu. Nhiều quốc gia đã từ chối tham gia lệnh cấm vận và trừng phạt thương mại Nga mà phương Tây phát động, thay vào đó chọn cách tiếp cận cân bằng hơn. Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, chi phí sinh hoạt của người dân tại châu Âu sẽ bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng, trong khi chính phủ các nước châu Âu rất khó đạt được mục tiêu cắt đứt nền kinh tế Nga khỏi thị trường toàn cầu.

Mặc dù Pháp đã lên tiếng ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga, nhưng hầu hết các nước châu Âu vẫn do dự ban hành lệnh cấm này. Nguyên nhân là do châu Âu ngày càng phụ thuộc vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga trong khi kế hoạch thúc đẩy sản xuất nguồn năng lượng tái tạo vẫn chưa rõ ràng. Các chính trị gia châu Âu đã nhiều lần bàn về việc áp đặt những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Nga, song vẫn chưa đề cập tới loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga.

Tuy vậy, tuần trước, Nghị viện châu Âu đã bắt đầu soạn thảo kế hoạch cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu khí của Nga. Tất nhiên, châu Âu vẫn muốn tiến hành kế hoạch đó một cách từ từ. AFP dẫn thông tin từ các quan chức châu Âu cho biết, việc soạn thảo và chuẩn bị cho lệnh cấm như vậy có thể sẽ mất "vài tháng". Điều này có thể khiến Moscow có thêm thời gian để chuẩn bị hậu cần cho việc chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới.

Theo các nhà phân tích tại JP Morgan, nếu châu Âu cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga ngay lập tức, thì giá dầu trong khu vực và nhiều nơi khác sẽ tăng vọt.

Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận Chiến lược Hàng hóa Toàn cầu tại J.P. Morgan nhận định, nếu EU áp đặt gói trừng phạt thứ 6 với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine và quyết định cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ Nga có hiệu lực ngay lập tức thì giá dầu thô Brent có thể tăng đến mức kỷ lục 185 USD/thùng, tăng 63% so với mức giá 113,16 USD ghi nhận ngày 18/4. Động thái này sẽ cắt giảm hơn 4 triệu thùng/ngày trong nguồn cung của Nga. Trung Quốc và Ấn Độ hoặc những bên mua tiềm năng khác sẽ không thể sớm hấp thụ hết lượng dầu đó.

Kinh tế châu Âu lâm nguy

Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, lệnh cấm có thể khiến các nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái. Hungary đã nhiều lần phản đối kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga vì lo sợ lệnh cấm gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này – vốn có mức sống thấp hơn những nước như Đức hoặc Pháp. Trái lại các nhà hoạch định chính sách của Pháp đang xem xét thời gian hợp lý để ban hành lệnh cấm sau cuộc bầu cử năm nay.

Cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ tại châu Âu nhiều khả năng sẽ không thể được xoa dịu trong một sớm một chiều vì OPEC đã tuyên bố nhóm này không thể gia tăng sản lượng để thay thế dầu của Nga. Châu Âu vẫn chưa thể thuyết phục các thành viên OPEC tham gia trừng phạt hoặc cô lập Nga trên thị trường dầu mỏ. Xung đột Nga-Ukraine dường như không phải là một chủ đề quan trọng đối với OPEC và Saudi Arabia thời gian gần đây đã tuyên bố tăng cường hợp tác với Nga.

Tuy vậy, lệnh cấm chắc chắn sẽ gây tổn thương đối với nền kinh tế Nga. Moscow sẽ cần thời gian để tìm kiếm những khách hàng mới bên ngoài châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu từ dầu mỏ của Nga sẽ giảm, ít nhất là về ngắn hạn. Chưa kể các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ sẽ khiến các thương nhân Nga khó làm ăn kinh doanh trên toàn cầu.

Mặc dù phương Tây cho rằng, họ có thể tạo ra một mặt trận thống nhất nhằm đối phó với một đối thủ tiềm năng, nhưng bên được hưởng lợi lớn nhất có lẽ là Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều khả năng sẵn sàng tiếp nhận sản lượng lớn dầu mỏ và khí đốt lớn Nga được chuyển hướng khỏi thị trường châu Âu, thậm chí tìm cách mua với giá ưu đãi, nhà phân tích Ryan McMaken thuộc Viện Mises đánh giá.

Trong khi đó, người dân châu Âu phải chi trả nhiều hơn cho năng lượng, hàng hóa và các dịch vụ khác. Nguy cơ suy thoái cũng gia tăng trên khắp khu vực. Đáng lo ngại hơn là những biện pháp này có thể ảnh hưởng tới các nước nghèo ở châu Phi và châu Á. Nhiều quốc gia trong số đó vẫn phải nhập khẩu dầu mỏ và ngũ cốc của Nga để đảm bảo cuộc sống cho người dân./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 21/6 đồng loạt tăng cực mạnh (21-06-2024)
    Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/6 (19-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Giá vàng nhẫn cao bất ngờ, thế giới sẽ tăng trong 6 tháng tới, sớm trở lại mức kỷ lục? (19-06-2024)
    Khách đăng ký mua vàng online qua ngân hàng tăng đột biến (18-06-2024)
    Toyota tái bổ nhiệm Chủ tịch Akio Toyoda giữa bê bối thử nghiệm (18-06-2024)
    Sẽ xem xét đánh thuế giao dịch vàng (18-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích (18-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhà đầu tư bán tháo chứng khoán, bất chấp tài khoản thua lỗ (19-04-2022)
    Nhà đầu tư bi quan 'tháo chạy', VN Index tiếp tục trượt dài (19-04-2022)
    Hãng Google tiếp tục là nhà tuyển dụng tốt nhất tại Singapore (18-04-2022)
    Kịp thời tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục thông quan thuốc nhập khẩu (18-04-2022)
    Giá vàng miếng tăng trở lại mốc 70 triệu đồng/lượng (18-04-2022)
    Tây Ban Nha thu giữ gần 3 tấn cocaine giấu trong thuyền đánh cá (17-04-2022)
    Chủ tịch TPSG họp với các tập đoàn hàng đầu châu Á để tái thiết kinh tế hậu COVID-19 (14-04-2022)
    Dòng ngoại tệ từ năng lượng giúp đồng rúp của Nga 'bật dậy' (14-04-2022)
    Bộ Công Thương đề nghị thu hồi kẹo trứng socola nhãn hiệu Kinder (14-04-2022)
    Các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây với Nga đã 'cạn kiệt'? (13-04-2022)
    NFT đang tạo ra sự phục hồi cho thị trường crypto (13-04-2022)
    Xuất khẩu quốc phòng của Israel năm 2021 đạt kỷ lục 11,3 tỷ USD (12-04-2022)
    Thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp: Hungary sẽ làm như thế nào? (12-04-2022)
    Những thách thức với Nhật Bản nếu từ bỏ năng lượng Nga (12-04-2022)
    Thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với sản phẩm mật ong Việt Nam giảm 7 lần (12-04-2022)
    Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ (12-04-2022)
    Giá xăng giảm 830 đồng/lít (12-04-2022)
    Nhà đầu tư đòi tiền trái phiếu, Tân Hoàng Minh thông báo lộ trình thanh toán trong 5 ngày (08-04-2022)
    Chứng khoán đỏ lửa trước nghỉ lễ (08-04-2022)
    Ấn Độ tái khẳng định quan hệ kinh tế với Nga trước thềm 'Đối thoại 2+2' với Mỹ (08-04-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153822539.