Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Lo khủng hoảng lương thực, Mỹ âm thầm tìm cách mua phân bón Nga
Nỗ lực này phản ánh thách thức mà Washington và đồng minh đang phải đối mặt giữa lúc họ vừa muốn gia tăng sức ép lên Nga vừa muốn hạn chế tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu vốn có sự phụ thuộc lớn vào nguồn hàng hóa cơ bản do Nga cung cấp...

Chính phủ Mỹ đang âm thầm khuyến khích các công ty nông nghiệp và vận tải biển của nước này mua và vận chuyển phân bón Nga nhiều hơn - nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg - trong bối cảnh mối lo liên quan đến các biện pháp trừng phạt khiến nguồn cung phân bón nông nghiệp sụt giảm, dẫn tới áp lực tăng giá ngày càng lớn đối với giá lương thực toàn cầu vốn dĩ đang lên cơn sốt.

Theo Bloomberg, nỗ lực này là một phần trong các cuộc đàm phán phức tạp và khó khăn đang diễn ra, có sự tham gia của Liên hiệp quốc, nhằm cải thiện việc giao hàng phân bón, ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Nga và Ukraine. Đó là những mặt hàng đã bị gián đoạn nguồn cung kể từ khi chiến tranh giữa hai nước láng giềng nổ ra.

Giới chức Mỹ và châu Âu đã cáo buộc điện Kremlin sử dụng lương thực như một thứ vũ khí bằng cách ngăn chặn Ukraine xuất khẩu những mặt hàng này. Nga phủ nhận cáo buộc đó, cho dù truyền thông phương Tây đưa tin về việc Nga đã tấn công các bến cảng chủ chốt của Ukraine. Moscow nói rằng sự gián đoạn hoạt động xuất khẩu lương thực-thực phẩm là do các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra những trường hợp miễn trừ trong các hạn chế về làm ăn với Nga, nhằm mục đích cho phép thương mại phân bón được duy trì. Nga là một nhà cung cấp hàng đầu thế giới về phân bón - mặt hàng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hãng vận tải biển, ngân hàng và bảo hiểm đã và đang tránh dính líu đến giao dịch phân bón vì lo ngại có thể vô tình vi phạm lệnh trừng phạt. Năm nay, xuất khẩu phân bón của Nga đã giảm 24%.

Bất ngờ trước sự cẩn trọng của các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực giao dịch phân bón, giới chức Mỹ đang phải tìm cách để thúc đẩy hoạt động này.

Nỗ lực này phản ánh thách thức mà Washington và đồng minh đang phải đối mặt giữa lúc họ vừa muốn gia tăng sức ép lên Nga vừa muốn hạn chế tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu vốn có sự phụ thuộc lớn vào nguồn hàng hóa cơ bản do Nga cung cấp, từ khí đốt cho tới dầu lửa, phân bón và ngũ cốc. Giá của ctất cả các mặt hàng này đã tăng vọt kể từ khi chiến tranh nổ ra hồi tháng 2.

Nguồn thạo tin tiết lộ rằng Washington đã cử một đại diện tới cuộc đàm phán do Liên hiệp quốc chủ trì ở Moscow hồi đầu tháng này về vấn đề nguồn cung phân bón. Việc không có đủ phân bón trong năm nay còn có thể ảnh hưởng tới các vụ thu hoạch trong năm 2021.

Điện Kremlin đã kêu gọi Mỹ cung cấp sự đảm bảo cho bên mua và bên vận chuyển phân bón và ngũ cốc Nga rằng những mặt hàng này không thuộc phạm vi lệnh trừng phạt. Dường như Nga muốn đây là một điều kiện để nước này có động thái nới phong tỏa hoạt động xuất khẩu nông sản của Ukraine.

“Đối với Nga, việc rất quan trọng là Mỹ cần gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng những giao dịch này là được phép và mang lại lợi ích cho an ninh lương thực toàn cầu và Mỹ không nên từ chối thực hiện”, chuyên gia Ivan Timofeev thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga - một tổ chức do Chính phủ Nga sáng lập - phát biểu.

Nga nói rằng nỗi lo sợ về lệnh trừng phạt cũng đang cản trở hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Nga, nhưng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của Nga trong vụ này chỉ giảm 14% và xuất khẩu lúa mì Nga thậm chí tăng gấp đôi trong tháng 5 – theo dữ liệu từ Liên minh Ngũ cốc Nga.

Trái lại, hơn 25 tấn ngũ cốc, dầu hạt hương dương và các hàng hóa khác đang bị mắc kẹt ở Ukraine vì nỗi lo an ninh tại các cảng biển trên Biển Đen và các tuyến vận tải bấy lâu này được sử dụng để vận chuyển những mặt hàng này ra thị trường toàn cầu. Giới chức Ukraine cảnh báo rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn khi vụ thu hoạch mới ở nước này bắt đầu.

Các cuộc đàm phán tháo gỡ bế tắc cho các lô hàng này vẫn đang diễn ra với tốc độ chậm chạp. Nga đổ lỗi cho Ukraine không muốn tháo gỡ mìn được cài với mục đích phòng thủ tại các bến cảng, trong khi Ukraine không tin vào lời đảm bảo của Nga là sẽ không có các cuộc tấn công.

Tuần trước, Nga nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với lời kêu gọi nới trừng phạt. Tuy nhiên, nỗ lực của Ankara trong việc đứng ra làm trung gian tìm giải pháp để giải phóng hàng hóa nông sản xuất khẩu của Ukraine đến nay vẫn chưa mang lại kết quả.

Các công ty vận tải vẫn rất dè chừng với khu vực Biển Đen, xét tới mối lo về trừng phạt và an ninh. Giới chức trong ngành nói rằng cần có một nỗ lực hợp tác quốc tế để trấn an các công ty này. Đến nay, việc vận chuyển nông sản Ukraine tới châu Âu bằng đường sắt không mang lại nhiều kết quả do khổ đường sắt không đồng nhất và các vấn đề hậu cần khác.

“Chúng tôi đang làm việc cùng các đối tác để Ukraine có thể xuất khẩu được một nửa lượng lúa mì hàng tháng so với bình thường. Tuy nhiên việc này cần thời gian. Bởi vậy, chúng tôi lường trước một sự thiếu hụt nguồn cung quan trọng”, ông James O’Brien - trưởng Căn phòng Điều phối lệnh trừng phạt thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ - phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 9/6.
DanQuyen.com (Theo vneconomy.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam (01-07-2024)
    Tập đoàn Marriott bổ nhiệm lãnh đạo mới ở Việt Nam (01-07-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán và cho thuê xe điện (01-07-2024)
    Xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, xác định 30.403 người bị hại (01-07-2024)
    Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7 đến 31/12/2024 (30-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 1/7/2024: Giá vàng tiếp tục bị mắc kẹt, chờ điều gì đó 'rung chuyển', đừng theo đuổi thị trường này (30-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/7/2024, nguyên nhân giá nội địa tăng sốc rồi lại giảm sâu, thị trường định hình mặt bằng giá mới (30-06-2024)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga tuyên bố sẽ không tiếp tục cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu (09-06-2022)
    Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát tín hiệu tăng lãi suất vào tháng 7 (09-06-2022)
    Phát triển đường bay châu Á: Cơ hội không thể tốt hơn (07-06-2022)
    Thêm cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu (07-06-2022)
    Deutsche Bank thành lập trung tâm công nghệ tại Berlin (07-06-2022)
    Tổng thống Nga chỉ thị về các quy định ngân sách mới (07-06-2022)
    Nga tìm giải pháp thông thương ngũ cốc của Ukraine (06-06-2022)
    Giá 'vàng đen' tăng vọt khi EU bỏ dầu Nga; OPEC, OPEC+ có thể xoa dịu thị trường? (06-06-2022)
    Sony và Honda bắt tay phát triển xe điện (06-06-2022)
    Nga cắt một phần khí đốt sang Đức (01-06-2022)
    Đối tác Apple lại lạc quan (01-06-2022)
    Giá xăng tiếp tục lập kỷ lục mới, vượt 31.500 đồng/lít (01-06-2022)
    Đại gia thép bị ngân hàng siết nợ cả nhà xưởng, biệt thự, ô tô (01-06-2022)
    EU không thảo luận về cấm vận khí đốt Nga (31-05-2022)
    EU cấm vận dầu Nga, Moscow tìm kiếm khách hàng mới (31-05-2022)
    Vì sao giá Bitcoin bất ngờ bật tăng? (30-05-2022)
    Amazon, Google cùng các ông lớn công nghệ đồng loạt tăng lương 'khủng' cho nhân viên (30-05-2022)
    TASS: Khu vực Kherson, Ukraine bắt đầu xuất khẩu ngũ cốc sang Nga (30-05-2022)
    Phó Chủ tịch FED khẳng định có thể cung cấp một đồng tiền số an toàn (27-05-2022)
    Giá vé máy bay đến nhiều địa điểm du lịch trong dịp Hè tăng cao (27-05-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153855866.