Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị OECD, thăm Pháp: Chia sẻ tầm nhìn chung trên con đường phát triển và hội nhập
Trước thềm chuyến đi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023 và thăm chính thức Pháp của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã chia sẻ về ý nghĩa chuyến thăm ở bình diện đa phương và song phương.

Xin Đại sứ cho biết nghĩa và những nội dung trọng tâm của Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023?

Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn lao về kinh tế, chính trị, môi trường và xã hội. Hội nghị là dịp để các quốc gia cùng bàn thảo cho mục đích chung cần hướng tới, xác định quyết tâm cùng hóa giải các thách thức, tiến tới sự phát triển tự cường, bền vững và thịnh vượng.

Chủ đề năm nay của Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng OECD 2023 là “Đảm bảo tương lai tự cường: Các giá trị chung và đối tác toàn cầu”.

Các nội dung trọng tâm của Hội nghị là thảo luận về Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của OECD, nỗ lực bình đẳng giới và các tiến bộ trong việc tiến tới nghị định khung để giải quyết các thách thức về thuế trong bối cảnh nền kinh tế số; thảo luận về các chính sách thương mại hướng tới tăng trưởng bền vững và bao trùm, trong đó ưu tiên các biện pháp thúc đẩy thương mại, đầu tư, đa dạng hóa và tự cường hóa chuỗi cung ứng, cũng như các biện pháp, chính sách củng cố thị trường mở, cải thiện tính minh bạch; thảo luận về các ranh giới trong tương lai, các công nghệ đổi mới cho các nền kinh tế phát thải ròng bằng không; thảo luận về tương lai của năng lượng, cách thức đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch, xác định các nút thắt chính sách và các biện pháp xử lý thế tiến thoái lưỡng nan của an ninh năng lượng, tính hợp lý của giá cả và tính bền vững.

Bên cạnh đó, Hội nghị OECD lần này cũng hướng tới tăng cường hợp tác giữa OECD với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Hiện nay, OECD đang có Chương trình Đông Nam Á (SEARP) và đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với ASEAN. Hội nghị 2023 lần này là lần đầu tiên OECD mở rộng đối tượng khách mời ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như tăng cường sự tham gia của các nước khách mời tại các phiên thảo luận về chính sách và định hướng chính sách của tổ chức này.

Đây là bước tiến mới của OECD trong quan hệ hợp tác với khu vực này, đồng thời cũng thể hiện cam kết mạnh hơn của OECD với một khu vực kinh tế sôi động.

Trong bối cảnh đó, xin Đại sứ cho biết sự tham gia của Việt Nam cũng như những sáng kiến, thông điệp của ta trong Hội nghị lần này?

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia ở cấp Bộ trưởng ở Hội nghị Hội đồng OECD, cũng là lần đầu tiên Việt Nam sẽ có những phát biểu đóng góp cho các vấn đề OECD quan tâm và thúc đẩy.

Trưởng đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ có phát biểu tại nhiều phiên của Hội nghị, về thương mại hướng tới tăng trưởng bền vững và bao trùm, về công nghệ đổi mới phục vụ cho các nền kinh tế phát thải ròng bằng không.

"Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia ở cấp Bộ trưởng ở Hội nghị Hội đồng OECD, cũng là lần đầu tiên Việt Nam sẽ có những phát biểu đóng góp cho các vấn đề OECD quan tâm và thúc đẩy".

Đây những nội dung nằm trong ưu tiên chính sách của Việt Nam, với góc nhìn của một nước đang phát triển, góp phần tạo nên cách tiếp cận đa dạng và thực tế về hai chủ đề đang được quan tâm trên toàn cầu.

Đoàn Việt Nam cũng sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng khác, nhất là Sự kiện khai mạc Diễn đàn toàn cầu về công nghệ của OECD và Hội thảo về các diễn biến về Chính sách thuế toàn cầu, trong đó có vấn đề triển khai thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu trong khuôn khổ hai trụ cột của Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS MLI).

Bằng các đóng góp đó, Việt Nam thể hiện là một đối tác tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã và đang tiếp tục tham gia đóng góp một cách hiệu quả vào các vấn đề chung với tư cách là một nền kinh tế năng động và có nhiều tầm nhìn chung với các đối tác trên con đường phát triển và hội nhập hiện nay.

Trên nền tảng Chương trình hành động triển khai MOU Việt Nam - OECD giai đoạn 2022 - 2026, Đại sứ có thể đánh giá về những ưu tiên, trọng tâm hợp tác giữa hai bên hiện nay? OECD đã và đang có những khuyến nghị chính sách nào giá trị cho Việt Nam?

Các ưu tiên, trọng tâm hợp tác giữa hai bên hiện nay trên cơ sở Chương trình hành động triển khai MOU hợp tác Việt Nam-OECD giai đoạn 2022-2026 đã và đang bám sát các ưu tiên phát triển của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có tăng cường năng lực xây dựng chính sách phát triển, năng lực quản trị doanh nghiệp nhà nước; nâng cao năng lực xây dựng chính sách thuế cũng như hướng tới hòa nhập với các định chế về thuế toàn cầu như Hiệp định về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận, Công ước đa phương về Hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề thuế; thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh…

Trên cơ sở Chương trình hành động triển khai MOU hợp tác này, Việt Nam và OECD đang tích cực trao đổi để xây dựng các đề xuất dự án thiết thực cho hợp tác giữa hai bên, hỗ trợ Việt Nam tiến tới gần hơn các chuẩn mực quốc tế về quản trị công, thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững phục vụ cho mục tiêu nền kinh tế phát thải bằng không, đẩy mạnh kinh tế số…

Trong giai đoạn vừa qua, OECD đã tích cực hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong phân tích và đưa ra các khuyến nghị chính sách trong xây dựng chính sách phát triển kinh tế vĩ mô, quản trị doanh nghiệp nhà nước, vận động đầu tư và tài chính cho năng lượng sạch, chính sách thuế chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận…

Với sự hợp tác chặt chẽ giữa OECD và Bộ Tài chính Việt Nam, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) và ký kết Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC).

Hai hiệp định này là cơ sở để thúc đẩy hợp tác hành chính thuế giữa Việt Nam và nhiều nước, cũng như việc tham gia sâu rộng, chủ động của Việt Nam vào cơ chế định hình chính sách thuế toàn cầu, trong đó có Thuế tối thiểu toàn cầu.

Về quan hệ song phương Việt Nam – Pháp, xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của chuyến thăm của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lần này đối với quan hệ song phương, trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm nhiều dấu mốc quan trọng - 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược?

Chuyến đi của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tới Pháp lần này cũng mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương Việt Nam - Pháp. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao ta tới Pháp kể từ khi hai nước ký Đối tác chiến lược cách đây tròn 10 năm. Quan hệ giữa hai nước qua 5 thập kỷ phát triển cũng như 1 thập kỷ triển khai Đối tác chiến lược đã có những tích tụ quan trọng cả về lượng và chất và đang tạo nên một hình mẫu hợp tác tiêu biểu giữa châu Á và châu Âu.

Chính sách đối ngoại của hai nước cũng đang ở những điểm giao thoa mạnh mẽ. Pháp tiếp tục là nước nòng cốt tại châu Âu, đang tích cực triển khai một chính sách năng động và toàn diện hơn hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong ASEAN và trong các cơ chế hợp tác tại khu vực, đồng thời tiếp tục triển khai mạnh chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và hội nhập tích cực, chủ động. Những chính sách và tầm nhìn mới của hai nước đang là cơ sở tốt để hai bên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược song phương.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định chính sách của Việt Nam coi trọng quan hệ với Pháp và châu Âu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cũng như việc Việc Nam mong muốn tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các đối tác khu vực trong các vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển và hợp tác đang đặt ra.

Trong bối cảnh đó và với những kết quả tích cực đạt được, những nội hàm phong phú của mối quan hệ cùng đồng hành, tin cậy, các trao đổi nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn là dịp để một lần nữa hai bên nhấn mạnh những nhận thức chung về tầm nhìn của mối quan hệ cũng như quyết tâm thúc đẩy, đưa các kết nối giữa hai nước sâu rộng hơn, chặt chẽ hơn và đáp ứng được yêu cầu đa dạng hiện nay.

Đâu là những nội dung trọng tâm của chuyến thăm cũng như thông điệp Bộ trưởng muốn nhắn gửi về quan hệ hai nước, thưa Đại sứ?

Chuyến thăm của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định chính sách của Việt Nam coi trọng quan hệ với Pháp và châu Âu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ cũng như việc Việc Nam mong muốn tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các đối tác khu vực trong các vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển và hợp tác đang đặt ra.

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ có các cuộc hội đàm, trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và với các Lãnh đạo, nhân vật cấp cao của Nghị viện, cơ quan Phủ Tổng thống Pháp, góp phần tăng cường đối thoại chính trị cấp cao Việt Nam – Pháp.

Hai bên lần này sẽ bàn thảo sâu rộng các định hướng hợp tác đã được xác định trong chuyến thăm chính thức Pháp năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại London tháng 5 vừa qua, chuyến thăm chính thức Pháp năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và những trao đổi giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Thượng viện Pháp khi thăm Việt Nam năm 2022.

Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ bàn việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư đáp ứng được các thế mạnh và yêu cầu của cả hai bên trong giai đoạn hiện nay, nhất là thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại đại dịch và tăng cường tính tự cường, bổ sung cho nhau giũa hai nền kinh tế, cùng nhau đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu. Hai bên cũng sẽ thúc đẩy hỗ trợ nhau trong các quan hệ Việt Nam – EU và Pháp – ASEAN, phát huy tốt hơn nữa Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Ngoài ra, hai nước sẽ trao đổi để thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác đa tầng nấc, từ trung ương đến bộ, ngành, địa phương hai nước, tiếp sau Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp rất thành công do Hà Nội đăng cai tháng 4 vừa qua cũng như các hoạt động trao đổi, giao lưu giữa hai nước trong năm kỷ niệm 2023 này.

Hai bên cũng trao đổi về nhiều vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh và phức tạp, để cùng đóng góp cho việc gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định ở hai khu vực và trên thế giới.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm  (30-06-2024)
    Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông (26-06-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (24-06-2024)
    Thúc đẩy tình hữu nghị, giao lưu nhân dân Việt Nam - Nhật Bản (24-06-2024)
    Việt Nam ủng hộ HĐBA LHQ trong giải quyết thách thức an ninh mạng toàn cầu (21-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 (21-06-2024)
    Thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn về kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật (19-06-2024)
    Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư (18-06-2024)
    Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (17-06-2024)
    Thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững (17-06-2024)
    Chuyên gia kinh tế ASEAN đánh giá Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng của khu vực (17-06-2024)
    Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Putin (16-06-2024)
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi (15-06-2024)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới (13-06-2024)
    Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Hàn Quốc (13-06-2024)
    Việt Nam đề xuất BRICS thúc đẩy 3 trọng tâm (11-06-2024)
    Lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhận Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (10-06-2024)
    Việt Nam, Nhật Bản phát huy tiềm năng FTA song phương và đa phương (09-06-2024)
    Học sinh Việt Nam giành 8 Huy chương tại Olympic Vật lý châu Á (09-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Lào (02-06-2023)
    Việt Nam và LB Nga tăng cường quan hệ trong lĩnh vực truyền thông (01-06-2023)
    Những nhà hàng tại Hà Nội và TPHCM đầu tiên được gắn sao Michelin sắp được công bố (31-05-2023)
    Tạo luồng sinh khí, nền móng mới cho quan hệ Việt Nam – Hà Lan (31-05-2023)
    Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản chứng kiến ký kết 3 dự án hợp tác 500 triệu USD (21-05-2023)
    Tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới muốn đưa Việt Nam thành cứ điểm đầu tư (17-05-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản (16-05-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cuba (16-05-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Thái Lan (16-05-2023)
    Tổng Thư ký IMO: Việt Nam quyết tâm và nỗ lực như nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậu (12-05-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo 5 nước ASEAN (10-05-2023)
    Trao tặng kỷ niệm chương cao quý cho Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam (10-05-2023)
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận Huân chương Mặt trời mọc của Chính phủ Nhật (10-05-2023)
    Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt - Lào (10-05-2023)
    Việt Nam luôn ủng hộ, chia sẻ, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Palestine (08-05-2023)
    Việt Nam là những người bạn, người anh em trân quý, tin tưởng của Campuchia (06-05-2023)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự và phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN (05-05-2023)
    Chủ tịch JETRO: 2 văn phòng JETRO tại Việt Nam 'đang bận rộn nhất thế giới' (05-05-2023)
    Trưởng đại diện UNESCO: Cách tiếp cận chủ động của Việt Nam chiếm được lòng tin quốc tế! (29-04-2023)
    Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu và thăm chính thức Qatar (29-04-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153851702.