Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Coi chừng chết vì sưởi ấm
Miền Bắc rét đậm nhiều ngày liền, khiến người dân tìm đủ cách chống lại giá rét như đốt củi, đốt than, dùng túi sưởi, thiết bị sưởi ấm… Không ít người phải nhập viện, thậm chí tử vong vì sưởi ấm không đúng cách.

 




Trên hàng loạt các con phố trên địa bàn Hà Nội như Phương Mai, Lương Định Của, Bưởi, Hoàng Hoa Thám... cứ cách khoảng vài chục mét lại có một nhóm người tập trung đứng xung quanh một đống lửa để sưởi ấm.  



 Bỏng vì rét



Tại phố Phương Mai, chị Lan, một người bán hàng hoa rong, vừa hơ tay trên đống lửa, vừa nói: “Mọi năm đến tầm chiều tối trời mới bắt đầu trở lạnh, nhưng riêng hai ngày vừa rồi trời rét quá, nên tôi phải nhóm lửa từ sáng”. Bên cạnh chị, vài người nữa cũng đang xuýt xoa vì rét. Tuy nhiên, việc chống rét này cũng gây khá nhiều khó chịu. Thỉnh thoảng, chị Lan lại phải thay đổi chỗ ngồi để tránh khói theo hướng gió bay vào mặt. Cũng có những lúc chị ho sặc sụa và mắt kèm nhèm vì khói cay. Khi được hỏi chị có biết ngửi khói nhiều gây độc không? Chị Lan cho rằng có biết nhưng cũng không còn cách nào vì trời quá lạnh. Cùng suy nghĩ với chị Lan, bà Ngoan nói: “Khói thì tránh đi một tí, chứ lạnh cắt da cắt thịt thế này, không đốt lửa sưởi ấm thì không tài nào chịu nổi”.



Dường như người dân đang phớt lờ những tai họa có thể ập xuống bất cứ lúc nào vì sưởi ấm không đúng cách. Ngay trong những ngày cuối năm 2011 đã có khá nhiều trường hợp tử vong hoặc bị bỏng thương tâm như một gia đình ở Hà Tĩnh có 3 người chết vì ngộ độc khí than khi sưởi ấm trong nhà; cụ già 90 tuổi ở  Hà Tĩnh bị nguy kịch, hoại tử toàn bộ da vì ngã vào chậu than hoa đang nóng để cạnh giường; cháu bé 8 tuổi ở Tuyên Giang bị bỏng khi dùng túi sưởi…  












Không được để thiết bị sưởi trong tầm với của trẻ em. Ảnh: Xuân Trường.


Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia, cho biết: “Tai nạn do sưởi ấm đã trở thành nỗi ám ảnh của các BS trước mỗi đợt lạnh bất thường. Trung bình một năm Viện Bỏng quốc gia tiếp nhận khoảng 30 ca bỏng vì tai nạn do sưởi ấm. Trên thực tế, số người gặp nạn vì sưởi ấm không đúng cách có thể rất nhiều vì có ca tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện, có ca bỏng điều trị ở địa phương, các bệnh viện khác”.





Sưởi ấm đúng cách



Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, để tránh những tai nạn có thể xảy ra khi sưởi ấm, người dân tuyệt đối không được đốt than, đốt củi trong phòng kín vì rất dễ gây tử vong. Việc đốt than, đốt củi sưởi ấm ngoài trời, vỉa hè cũng không an toàn, dù không có khả năng gây ngộ độc vì ở không gian rộng nhưng nguy cơ bị bỏng nếu chẳng may ngã phải đống lửa hoặc quần áo dính lửa bùng cháy cũng rất lớn. Ngoài ra, nếu người đang có tiền sử mắc bệnh hen, bị ho dai dẳng việc hút phải khói càng làm cho bệnh trở nên trầm trọng.



Còn với các thiết bị sưởi ấm bằng điện như quạt, túi sưởi…, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia, cho biết không được để bất kỳ thiết bị sưởi ấm bằng điện nào trong tầm với của trẻ em. Tuyệt đối không dùng quạt sưởi ấm chiếu thẳng vào trẻ em vì da trẻ em mỏng dễ bị bỏng, chỉ nên đặt ở góc phòng để lấy hơi ấm tỏa ra cả phòng. Các bác sĩ cũng lưu ý, vào mùa đông thời tiết vốn hanh khô, khi sử dụng thiết bị sưởi ấm độ ẩm trong phòng càng bị giảm đi, do đó phải tăng ẩm, tránh để da bị nứt nẻ. Cách đơn giản nhất là để một chậu nước hoặc phơi một vài cái khăn ướt trong phòng.



Với các loại chăn điện, đệm gối điện, theo tiến sĩ  Nguyễn Đức Lợi, Viện Nhiệt lạnh, ĐH Bách Khoa Hà Nội, do dây may so được bố trí trực tiếp ngay trong chăn, đệm, gối nên dễ bị hư hỏng, đứt gẫy khi bị gập. Vì vậy chỉ được trải chăn trên nệm cứng hoặc giường cứng. Các loại chăn điện thường có nút điều chỉnh công suất, khi dùng nên chọn nút đủ ấm. Nếu loại không có nút điều chỉnh công suất thì bật lên một lần, khi đủ ấm thì tắt đi trước khi ngủ.



Với túi chườm, nếu quá trình sử dụng vừa cắm vừa ôm, hoặc ôm lên người rồi rút điện sẽ dễ gây chập điện. Bên cạnh đó, túi sưởi cũng có thể bị nổ do rơ-le nhiệt trục trặc không ngắt nên để đảm bảo an toàn tuyệt đối không dùng khi đang cắm điện.



Các trường hợp bị bỏng, dù là người lớn hay trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng mẻ, kem đánh răng, các loại mỡ động vật (mỡ trăn) đắp lên vết bỏng, vì sẽ làm vết thương có nguy cơ hoại tử, nhiễm khuẩn. Thay vào đó phải thực hiện các bước sơ cứu đúng cách như: Cởi bỏ quần áo nhẹ nhàng tránh không làm trợt da vùng bỏng; dùng nước mát, sạch dội nhẹ nhàng, liên tục vào vết bỏng trong vòng 15 - 20 phút, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.



DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Khế chua tiêu viêm, lợi tiểu (06-01-2012)
    Trái hồng, ăn đúng cách mới bổ (03-01-2012)
    Thịt bò giúp giảm cholesterol xấu (02-01-2012)
    Trời lạnh, hết sức cảnh giác với bệnh khớp (02-01-2012)
    Món ăn dành cho người đái tháo đường (29-12-2011)
    Cách chữa Cảm Lạnh Và Biến Chứng (27-12-2011)
    Nguy cơ nhiễm bệnh từ cây thông (22-12-2011)
    Ăn mặn - nguy cơ tai biến chết người (21-12-2011)
    Chữa bệnh bằng cá diếc (17-12-2011)
    Đã tìm được thuốc chữa AIDS  (09-12-2011)
    Mãng cầu xiêm (02-12-2011)
    Hoa cúc bách nhật chữa đau đầu (19-11-2011)
    Coi chừng về ăn mật ong (16-11-2011)
    4 loại rau cần ăn trong mùa đông  (03-11-2011)
    5 loại thực phẩm tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ (24-10-2011)
    Các món ăn kỵ nhau (21-10-2011)
    10 NGUYÊN TẮC ĐỂ SỐNG TRÊN 100 TUỔI. (20-10-2011)
    Củ Nghệ : 4 công dụng nổi bật. (20-10-2011)
    Lưu ý về trái Hồng trước khi ăn (15-10-2011)
    Giá trị của giá (11-10-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153878637.