Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Thừa Thiên Huế: Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển
    Tin Thế Giới
Phương Tây tính cách hợp pháp buộc Moscow phải 'trả giá', quyết đưa tài sản Nga cho Ukraine vay bằng cách này
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Nam Phi
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Loạt quốc gia công nhận Nhà nước Palestine: Nền chính trị châu Âu đang rời xa Israel?
Việc Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy công nhận Nhà nước Palestine đang nhấn mạnh sự thay đổi trọng tâm chính trị của châu Âu dù vẫn có những quốc gia kiên quyết ủng hộ Israel.

Theo tờ New York Times, ở châu Âu, nơi từ lâu là nguồn hỗ trợ quan trọng cho Israel, trọng tâm chính trị đang rời xa chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy ngày 22/5 đã công nhận tư cách nhà nước của Palestine, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Israel và Mỹ. Và hầu hết các chính phủ châu Âu đều đưa ra sự ủng hộ rõ ràng đối với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) trong tuần này, sau khi tòa yêu cầu lệnh bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng với ba nhà lãnh đạo của Hamas.

Israel vẫn có các đồng minh trung thành trong Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là Hungary và Cộng hòa Séc, và những nước đóng vai trò chủ chốt như Đức. Những nước này mặc dù ngày càng khó chịu với cách hành xử của Israel nhưng vẫn không thể hiện bất kỳ xu hướng thay đổi lập trường nào. Những rạn nứt ngày càng gia tăng ở châu Âu cũng đồng nghĩa một EU theo nguyên tắc đồng thuận sẽ không sớm thay đổi quan điểm của mình.

Nhưng các nước châu Âu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong nước và quốc tế yêu cầu một lập trường vững chắc hơn chống lại cách xử lý của Israel tại các vùng lãnh thổ của người Palestine, đặc biệt là cuộc chiến tàn khốc ở Gaza.

Trong số các thành viên EU, Thụy Điển trong suốt một thập kỷ qua đã một mình công nhận tư cách nhà nước của Palestine. Châu Âu từ lâu vốn ủng hộ việc thành lập một nhà nước Palestine - theo "giải pháp hai Nhà nước" mà chính phủ Israel kiên quyết phản đối - và bày tỏ sự thất vọng với cách Israel xử lý Dải Gaza và Bờ Tây, nhưng hầu hết các quốc gia đều không sẵn sàng tiến xa hơn. Thay vào đó, trước khi chiến sự Gaza bùng phát, EU còn tiến gần hơn đến Israel, bao gồm cả thông qua các mối quan hệ đối tác quan trọng về mặt tài chính và chính trị trong các lĩnh vực thương mại và khoa học.

Nhưng cuộc chiến Gaza và diễn biến leo thang của nó đang thay đổi điều đó. Những quan điểm thông cảm, thể hiện sự ủng hộ của châu Âu dành cho Israel sau vụ thảm sát ngày 7/10/2023 đang suy yếu khi chiến sự tiếp diễn, tình hình nhân đạo ở Gaza trở nên tồi tệ hơn và Israel ngày càng không còn là nạn nhân.

Ireland và Tây Ban Nha - hai thành viên EU, và Na Uy, một quốc gia liên kết chặt chẽ với khối, đã thực hiện bước tiếp theo vào ngày 22/5, công nhận tư cách nhà nước của Palestine. Đó giống như một lời khiển trách gay gắt đối với Israel, ngay cả khi nó có ít tác dụng thực tế và ít gây ngạc nhiên. Ba quốc gia châu Âu này đã lên tiếng chỉ trích Israel và ủng hộ chính nghĩa của người Palestine, ngay cả khi họ cũng đã lên án Hamas và cuộc tấn công tàn bạo mà nhóm này gây ra nhằm vào Israel vào ngày 7/10/2023.

Nếu nhiều nước láng giềng theo chân ba nước trên, Liên minh châu Âu có thể trở thành một đối trọng lớn đối với lập trường của Mỹ rằng tư cách nhà nước của Palestine chỉ có thể là kết quả của một thỏa thuận thương lượng với Israel. Điều đó sẽ làm sâu sắc thêm sự rạn nứt giữa châu Âu và Israel.

Đã có những cảnh báo và lo ngại từ châu Âu và các nơi khác trên thế giới về chiến dịch của Israel ở Gaza. Sự chú ý đặc biệt lúc này chuyển sang Bỉ, một thành viên EU đã tăng cường chỉ trích cách Israel xử lý cuộc chiến.

Jake Sullivan, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Biden, cho biết trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi chắc chắn đã chứng kiến một loạt tiếng nói ngày càng gia tăng, bao gồm cả những tiếng nói trước đây ủng hộ Israel giờ đang chuyển sang hướng khác. Điều đó khiến chúng tôi lo ngại vì chúng tôi không tin rằng điều đó góp phần vào an ninh hoặc sự tồn tại lâu dài của Israel”.

Hiện tại, EU với tư cách là một khối vẫn duy trì thương mại và các thỏa thuận khác với Israel, dù ngày càng có nhiều lời kêu gọi cắt đứt hoặc hạn chế đáng kể những thỏa thuận đó.

Trong khi đó, đứng về phía Israel, các quốc gia như Hungary, Áo và Cộng hòa Séc có thể đóng vai trò quyết định trong việc xác định những gì EU có thể và không thể làm ở Trung Đông.

Chính sách đối ngoại là đặc quyền quốc gia của các thành viên EU, trong khi nhiều quyền lực khác thuộc về khối chung. Tuy nhiên, quan điểm của khối trong các vấn đề quốc tế chỉ có thể đạt được bằng sự đồng thuận nhất trí, khiến EU khó có thể sớm đưa ra quan điểm rõ ràng về Israel và Palestine.

Khi công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế hôm 20/5 yêu cầu lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, hầu hết các nước châu Âu và EU đã không đưa ra quan điểm công khai về hành động này mà nói rằng họ tôn trọng sự độc lập của tòa án.

Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết trên mạng xã hội rằng việc tìm cách bắt giữ “các đại diện của một chính phủ được bầu cử dân chủ cùng với các thủ lĩnh của một tổ chức khủng bố Hồi giáo là điều kinh khủng và hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Thủ tướng Viktor Orban của Hungary gọi đó là điều “vô lý và đáng xấu hổ”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib lại nói rằng: “Những tội ác xảy ra ở Gaza phải bị truy tố ở mức cao nhất, bất kể thủ phạm là ai”.

Bộ Ngoại giao Pháp, quốc gia lớn thứ hai trong khối, cho biết: “Pháp ủng hộ Tòa án Hình sự Quốc tế, sự độc lập của tổ chức này và cuộc chiến chống lại sự miễn tội trong mọi tình huống”.

Ngoại trưởng Pháp hôm 21/5 cho biết việc công nhận một Nhà nước Palestine “không phải là điều cấm kỵ” đối với Pháp nhưng thời điểm thích hợp vẫn chưa đến. Ngoại trưởng Stéphane Séjourné tuyên bố: “Quyết định này phải hữu ích”.

Sự chú ý hiện nay đang hướng về Đức, bởi một sự thay đổi lập trường của Berlin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng đi trong quan hệ giữa EU với Israel. Đức là thành viên lớn nhất của khối và từ lâu đã bày tỏ cam kết đặc biệt với Israel sau giai đoạn lịch sử Đức Quốc xã và thảm họa Holocaust.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Phương Tây tính cách hợp pháp buộc Moscow phải 'trả giá', quyết đưa tài sản Nga cho Ukraine vay bằng cách này (15-06-2024)
    Tàu chiến Mỹ-Nga cùng hiện diện, Cuba chỉ trích 'khách không mời' (15-06-2024)
    Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh (15-06-2024)
    Đức: Tấn công bằng dao tại một bữa tiệc mừng khai mạc EURO 2024 (15-06-2024)
    Tổng thống Ukraine đến Thụy Sĩ, bước vào thử thách lớn (15-06-2024)
    Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16 (14-06-2024)
    Thêm tàu chiến đến Cuba sau tàu chiến Nga, tàu ngầm Mỹ (14-06-2024)
    Nối gót Mỹ, Nhật Bản sẽ tung 'đòn trừng phạt chưa từng có' với Trung Quốc, chuyên gia cảnh báo sẽ có 'trả đũa' (14-06-2024)
    NATO đặt sở chỉ huy bộ binh mới tại Phần Lan (14-06-2024)
    Đức thu giữ lượng cocaine lớn kỷ lục (14-06-2024)
    Kiev xác nhận điều hiếm thấy, NATO ra điều kiện kết nạp Ukraine (13-06-2024)
    Hội nghị G7 khai mạc tại Italia, ra một loạt tuyên bố đáng chú ý (13-06-2024)
    Sau tuyên bố chấn động châu Âu của Tổng thống Pháp, lãnh đạo NATO gửi thông điệp (13-06-2024)
    Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU (13-06-2024)
    Thái Lan tìm biện pháp đưa đất nước trở thành trung tâm du lịch toàn cầu (13-06-2024)
    Phó Tổng thống Malawi và 9 người khác thiệt mạng trong vụ máy bay rơi (11-06-2024)
    Hezbollah tiếp tục tập kích tên lửa dữ dội sang Israel (11-06-2024)
    Nga thâu tóm thêm 2 làng tiền tuyến, Đức gửi tên lửa, đạn dược cho Ukraine (11-06-2024)
    Con đường vô vọng của Mỹ ở Trung Đông (11-06-2024)
    Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS (10-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Biển Baltic sắp bị NATO phong tỏa toàn diện? (23-05-2024)
    Mỹ: Tổng thống J.Biden để ngỏ công du châu Phi nếu tái đắc cử (23-05-2024)
    Ukraine liên tục tấn công nhà máy lọc dầu Nga, lực lượng Wagner nhận nhiệm vụ mới (21-05-2024)
    Ông Putin tới Iran dự lễ tang Tổng thống Raisi với 4 chiếc Su-35 hộ tống (21-05-2024)
    Iran tổ chức bầu cử tổng thống ngày 28/6 (21-05-2024)
    Lệnh trừng phạt của Mỹ có gây ra khủng hoảng hàng không Iran? (21-05-2024)
    Lính dù Nga tấn công như vũ bão, giành được trọng điểm của Ukraine gần Avdiivka (21-05-2024)
    Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn (21-05-2024)
    Sự ra đi của Tổng thống Iran ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel - Hamas? (21-05-2024)
    Phi công Nga phân tích nguyên nhân vụ tai nạn trực thăng của Tổng thống Iran (21-05-2024)
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153595028.