Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Hà Nội có nên xây dựng đường bộ đi ngầm?
Trong khi mật độ phương tiện gia tăng từng giờ, quỹ đất dành cho giao thông ngày càng eo hẹp, mỗi công trình, dự án mới trên mặt đất đều phải trả giá rất đắt bằng tiền và những tác động xã hội, Hà Nội lại chưa thể khai thác hiệu quả không gian ngầm.
Nếu tiếp tục bỏ ngỏ không gian ngầm TP sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa trong phát triển mạng lưới giao thông đô thị.

Manh mún, nhỏ lẻ

năm qua, các chuyên gia đã nói rất nhiều đến khoảng trống không gian ngầm trong hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội. Do tốc độ gia tăng dân số cũng như phương tiện cá nhân quá nhanh, trong khi quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông vốn rất eo hẹp, Hà Nội luôn phải đối diện với nguy cơ ùn tắc, thiếu chỗ đỗ xe.

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, hiện tỷ lệ đất dành cho giao thông của TP mới chỉ đạt khoảng 12%, mục tiêu là từ 20 - 25%; giao thông tĩnh cần 3 - 4% diện tích, song đến nay chỉ đạt 0,4%. Dù đã nỗ lực rất lớn, mở rộng, nâng cấp rất nhiều tuyến đường, nhưng bất kể rộng đến đâu đường cũng sớm ùn tắc.

Bên cạnh đó một hệ lụy vô cùng phức tạp là diện tích mặt đất ngày càng bị bó hẹp, không còn đáp ứng đủ nhu cầu mở đường, làm bãi đỗ xe, xây dựng đường sắt đô thị… Cư dân đô thị càng đông, chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) làm đường càng lớn, khó khăn trong thi công xây dựng càng nhiều.
Đơn cử như dự án Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đã phải án binh bất động hàng chục năm do vướng mắc GPMB. Hay mới đây nhất là dự án mở rộng Vành đai 2 cả trên cao lẫn dưới thấp đoạn đi trùng với đường Láng, theo tính toán sơ bộ phải mất đến gần 17.000 tỷ đồng để GPMB.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng: “Đầu tư hạ tầng trên mặt đất khu vực trung tâm TP như hiện nay không thể tránh khỏi chi phí GPMB siêu tốn kém. Đã đến lúc TP cần xem xét lại các phương án, hướng đến khai thác không gian ngầm để giảm thiểu chi phí và khó khăn phát sinh trong đầu tư hạ tầng giao thông”.

Những năm qua, Hà Nội bắt đầu tận dụng không gian ngầm để xây dựng hạ tầng giao thông, nhưng thành quả còn khá manh mún, nhỏ lẻ. Một số hầm chui ngắn như: Thanh Xuân, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, hay hầm đi bộ qua tuyến Phạm Hùng, Nguyễn Trãi… là những công trình ngầm hoàn thiện đầu tiên của TP. Chúng chỉ là những mảnh ghép đơn lẻ, có tác dụng hỗ trợ cho một tuyến đường, thậm chí các hầm đi bộ còn bị bỏ không, thiếu hiệu quả.

Năm 2022, Hà Nội đã lập quy hoạch không gian ngầm trên địa bàn 20 quận, huyện. Trong đó bao gồm rất nhiều hạng mục như: đường sắt đô thị, bãi đỗ xe… nhưng lại chưa chú trọng vào không gian ngầm dành cho đường bộ.

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Lê Trung Hiếu nhận định: “Hiện xung quanh các tuyến đường đô thị có mật độ công trình rất cao. Nếu GPMB sẽ rất đắt đỏ, mà chưa chắc mở rộng đường rồi hiệu quả được như mong muốn. Vì vậy cần có sự tính toán kỹ lưỡng, xem xét khả năng tận dụng nguồn lực sẵn có để đầu tư cho các mô hình giao thông khác, chẳng hạn như giao thông đường bộ đi ngầm”.

Nhiều chuyên gia cũng đồng tình khi cho rằng, dù chi phí xây dựng hầm đường bộ có thể lớn hơn đường trên mặt đất và cả đường trên cao nhưng bù lại không phải GPMB, còn nhiều dư địa để mở rộng, quy hoạch sắp xếp bài bản ngay từ đầu.

Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm -TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2022 là chưa đủ. Cần phải bổ sung nội dung phát triển đường bộ đi ngầm làm tiền đề, cơ sở pháp lý nếu muốn tập trung phát triển loại hình này.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng

Chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng nói: “Ví dụ như dự án mở rộng đường Láng, nếu làm đường trên cao, mở rộng đường dưới thấp như dự kiến sẽ mất khoảng 21.000 tỷ đồng. Nhưng nếu làm đường bộ đi ngầm có thể tiết kiệm được khoảng 1/3 chi phí, cùng với đó sẽ ít tác động đến đời sống người dân hơn”.

Lập quy hoạch riêng
Ủng hộ việc tận dụng không gian ngầm vào phát triển hạ tầng giao thông nhưng ông Lê Trung Hiếu cho rằng, phải nghiên cứu thật kỹ tính khả thi của các tuyến đường bộ đi ngầm, có đánh giá cụ thể về mặt vận lượng cũng như chi phí xây dựng.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa vào các điều khoản liên quan đến quy hoạch và quản lý không gian ngầm. Trong đó nêu rõ không gian ngầm là nguồn tài nguyên cần phải được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất. Cần mở rộng không gian phát triển mới bằng cách sử dụng hiệu quả nhất, khoa học nhất không gian ngầm cho các dự án giao thông đô thị bao gồm cả: đường bộ, đường sắt, bãi đỗ xe...

“Trước đây chúng ta chưa quan tâm nhiều đến không gian ngầm và nay thì đã có một hành lang pháp lý đủ mạnh, có tính khả thi cao. Vì vậy, đây là lúc cần bắt tay vào nghiên cứu, khai thác hiệu quả nhất quỹ đất còn rất dồi dào của không gian ngầm” - ông Lê Trung Hiếu nói.

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành phân tích, ở các đô thị lớn trên thế giới họ đã tận dụng rất tốt không gian ngầm cho cả giao thông tĩnh lẫn giao thông động. Không chỉ có tàu điện ngầm, bãi đỗ xe ngầm, còn có đường bộ đi ngầm, đường hầm vượt sông, vượt núi… Ngay cả ở Việt Nam đã có nhiều công trình đường bộ ngầm được xây dựng và khai thác rất hiệu quả.

“Về mặt kỹ thuật việc xây dựng các tuyến đường bộ đi ngầm là hoàn toàn có thể. Vấn đề chỉ là chúng ta chưa thực sự lập một quy hoạch chi tiết cho nó, chưa chú trọng đến việc khai phá không gian ngầm cho đường bộ”. Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành nói.

Phát triển hạ tầng giao thông phải đồng bộ, hiện đại, dễ tiếp cận để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; đảm bảo hợp lý và khả thi, chú trọng đến yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài. Với các đô thị lớn cần chú trọng khai thác không gian ngầm, giao thông liên vùng, khép kín các tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm, thông suốt hệ thống đường nội bộ, đường sắt đô thị…
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm

Nhiều chuyên gia đồng tình với quan điểm này và cho rằng, Hà Nội mới tính toán sử dụng không gian ngầm cho hai loại hình chính là đường sắt đô thị và giao thông tĩnh. Trong bối cảnh quỹ đất dành cho giao thông ngày càng eo hẹp, chi phí GPMB tăng cấp số nhân qua từng năm như hiện nay, TP cần phải hướng tới khai thác không gian ngầm, coi đó là một trong những hướng đi chính, mở ra lối thoát cho giao thông Thủ đô.

Chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng phân tích, không gian ngầm có thể khai thác sâu thành nhiều tầng cũng như trên mặt đất, tầng dành cho đi bộ, đường sắt, đường xe cơ giới riêng… tiềm năng là rất lớn.

“Giả sử như với dự án Vành đai 2, thay vì mở rộng trên mặt đất, nghiên cứu làm đường ngầm từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy sẽ tránh được GPMB, tiết kiệm chi phí rất lớn. Tuy nhiên chúng ta lại vướng quy hoạch khu vực này là đường trên mặt đất và đường trên cao” - ông Nguyễn Mạnh Thắng nói.

Theo chuyên gia này, rất nhiều tuyến đường, khu vực trong nội thành Hà Nội có thể nghiên cứu làm đường bộ đi ngầm, nhưng trước hết TP phải có một quy hoạch riêng cho đường bộ đi ngầm đồng bộ với các quy hoạch của Thủ đô. Quy hoạch cũng giống như bản hướng dẫn đặt từng mảnh ghép vào đâu cho phù hợp, ăn khớp trong một tổng thể chung. Thiếu quy hoạch không thể khai phá tiềm năng rất lớn của không gian ngầm cho giao thông, nhất là đường bộ.

Ý tưởng xây dựng đường bộ đi ngầm rất đáng quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội cần mở rộng quỹ đất cho giao thông như hiện nay. Khu vực trung tâm TP đã hình thành các “mảng đặc”, người dân sinh sống từ lâu, giá đất đắt đỏ. GPMB để làm đường sẽ vô cùng tốn kém, ngoài ra còn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, dự án dễ lâm vào bế tắc do không nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội. Làm đường bộ đi ngầm có thể tiết kiệm chi phí đồng thời giảm thiểu rủi ro cho dự án.
Thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương
DanQuyen.com (Theo kinhtedothi.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thanh tra vụ hơn 7.000ha rừng tự nhiên ở Đắk Lắk bị suy giảm (28-06-2024)
    Giảm tiếp nhiều loại phí, lệ phí từ 1/7 (28-06-2024)
    Vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy: Đã khởi tố 961 bị can trong hơn 1 năm (26-06-2024)
    Khoảnh khắc tàu cát chìm trên sông Hồng, thuyền viên vội vàng thoát thân (26-06-2024)
    Bắt nữ quái tại Quảng Nam lập dây biêu để lừa đảo (26-06-2024)
    Tây Ninh: Nhiều giám đốc doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh (26-06-2024)
    Quán ăn ở Cầu Giấy cháy ngùn ngụt vào giờ cao điểm (26-06-2024)
    Truy nã nguyên Phó giám đốc Phòng Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Đông Á (25-06-2024)
    Quảng Bình: Tạm giữ hình sự Phó GĐ Trung tâm y tế vì đánh bạc (25-06-2024)
    Thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, mạo danh cán bộ quản lý xuất nhập cảnh (25-06-2024)
    Bắt ổ nhóm buôn bán ma túy có tàng trữ súng ngắn ở Nghệ An (25-06-2024)
    Vụ cháy nhà 3 trẻ tử vong ở Đà Lạt: Phó thủ tướng ra công điện chỉ đạo (24-06-2024)
    Vụ nợ gần 24 tỷ đồng tiền nước: Chủ đầu tư đã làm việc với chính quyền (24-06-2024)
    Nguyên nhân vụ đứt cáp tời tại Hà Nội làm 3 người chết, 7 người bị thương (24-06-2024)
    Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 12.000 viên ma túy tổng hợp (24-06-2024)
    Thủ tướng yêu cầu khai thác tuyến Metro số 1 đúng tiến độ (23-06-2024)
    Trung ương đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi chức vụ, nghỉ công tác (21-06-2024)
    Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro (21-06-2024)
    Chánh án Nguyễn Hòa Bình: 'Phá siêu thị, đập vỡ cửa kính xe là phạm tội nhưng các cháu xin lỗi, bồi thường là xong' (21-06-2024)
    Hai máy bay suýt 'đối đầu', tạm đình chỉ Kiểm soát viên không lưu (21-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Người đàn ông tạt axit vào nhóm người đang nhậu, 8 người thương vong (23-05-2024)
    Cơ quan ANĐT Bộ Công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng (23-05-2024)
    1 công ty bị phạt 15 triệu vì đặt quảng cáo trên Youtube có nội dung vi phạm pháp luật (23-05-2024)
    Cháy ngùn ngụt tại tầng 14 chung cư The Vesta (Hà Nội) (23-05-2024)
    Lừa tiền 'chạy' vào biên chế ngành công an rồi bỏ trốn ra nước ngoài (23-05-2024)
    Hà Nội: Dập tắt đám cháy tại căn hộ chung cư The Vesta ở Hà Đông (23-05-2024)
    Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước (22-05-2024)
    Giá khởi điểm khi đấu giá tài sản: Mức tiền đặt trước tối thiểu là 10%, tối đa là 20% (21-05-2024)
    Hôm nay Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước (21-05-2024)
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153832936.