Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Viêm khớp dạng thấp: chữa sớm đỡ lo
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, thuộc nhóm bệnh lý gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong.

 


Cho tới nay, viêm khớp dạng thấp vẫn là một thách thức cho y học. Tuy nhiên, công nghệ sinh học đã có những tiến bộ đột phá trong chẩn đoán, điều trị giúp ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm sự tiến triển của bệnh.


 


Bệnh đến từ đâu?


 


Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virút, vi khuẩn, nấm... Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh. Do đặc điểm này, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể. Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khoẻ mạnh trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp, như yếu tố môi trường và di truyền.


 

















Ảnh SGTT




 


Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là viêm màng hoạt dịch, phá huỷ sụn và bào mòn xương dưới sụn, gây huỷ hoại khớp không hồi phục dẫn đến mất chức năng vận động. Khoảng 0,5 – 1,5% dân số thế giới bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 30 – 50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam từ hai tới ba lần.


 


Chẩn đoán thế nào?


 


Khi thấy có một trong các triệu chứng sau, cần nhanh chóng đến một trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm: cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng; đau khớp dai dẳng; đau khớp nặng thêm theo thời gian; khớp sưng, đỏ, nóng và đau khi va chạm; đau khớp có kèm sốt; biểu hiện trên nhiều khớp, đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày.


 


Ngoài xét nghiệm máu, X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Mặc dù vậy, để theo dõi lâu dài, X-quang rất có ích cho chẩn đoán bệnh đang tiến triển.


 


Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc chỉ một kết quả xét nghiệm. Phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của bệnh mà có kế hoạch điều trị phù hợp.


 


Điều trị ra sao?


 


Do đây là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị đã tiến bộ rất nhiều trong 30 năm qua, giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình huỷ hoại khớp không hồi phục xảy ra.


 


Thuốc đặc trị DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs) không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Thông thường, DMARDs được kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và/hoặc corticosteroid liều thấp, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, chức năng vận động và chất lượng cuộc sống cho đa số bệnh nhân. Bệnh nhân bị bệnh nặng hơn hoặc không đáp ứng với DMARDs có thể dùng nhóm thuốc mới được gọi chung là các chế phẩm sinh học: abatacept (Orencia), adalimumab (Humira), Anakinra (Kineret), certolizumab (Cimzia)... Các loại thuốc này thường được dùng phối hợp với methotrexate, được đánh giá cao trong cải thiện dự hậu của viêm khớp dạng thấp.


 


Thay đổi sinh hoạt hàng ngày: bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hoà, giàu omega-3... sẽ giúp ích cho bệnh nhân.


 


Hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ thích hợp giúp cải thiện chất lượng sống cũng như chức năng cơ bắp của bệnh nhân như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe. Cần tránh các hoạt động thể lực nặng gây áp lực mạnh lên các khớp. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi, giảm vận động khi vào đợt viêm cấp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành khi muốn bắt đầu hoặc thay đổi quá trình luyện tập.


 


Thăm khám bác sĩ định kỳ: việc điều trị tốt nhất cho viêm khớp dạng thấp cần sự phối hợp chuyên môn của một đội ngũ y tế, bao gồm các bác sĩ cơ xương khớp, chuyên viên vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Đồng thời, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ để theo dõi đánh giá diễn biến bệnh và đáp ứng với điều trị, theo dõi tác dụng phụ của các loại thuốc. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh thích hợp.


 


Không nên dùng thuốc corticoid một cách tuỳ tiện. Cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khớp để xác định chẩn đoán, tư vấn và có kế hoạch điều trị, theo dõi thích hợp nhất.


 


Nhiều nghiên cứu cho thấy những người được điều trị sớm sẽ tốt hơn trong dự hậu, và có nhiều khả năng sống một cuộc sống tích cực. Họ cũng giảm thiểu được tối đa nguy cơ bị các loại tổn thương khớp dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận động.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Huyết áp thấp (15-02-2012)
    Rau khúc làm thuốc (13-02-2012)
    Món ăn bài thuốc trị lạnh âm bộ (11-02-2012)
    Chè đắng: uống quá hoá say (09-02-2012)
    Hành, tỏi mọc mầm không độc (08-02-2012)
    Thức ăn chữa bệnh (05-02-2012)
    10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà chua (03-02-2012)
    Ăn cá để giảm nguy cơ polyp đại tràng (01-02-2012)
    Những vị thuốc mang tên rồng (28-01-2012)
    Những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết  (21-01-2012)
    Thịt cá đông lạnh, nên ăn lúc nào? (08-01-2012)
    Coi chừng chết vì sưởi ấm (07-01-2012)
    Khế chua tiêu viêm, lợi tiểu (06-01-2012)
    Trái hồng, ăn đúng cách mới bổ (03-01-2012)
    Thịt bò giúp giảm cholesterol xấu (02-01-2012)
    Trời lạnh, hết sức cảnh giác với bệnh khớp (02-01-2012)
    Món ăn dành cho người đái tháo đường (29-12-2011)
    Cách chữa Cảm Lạnh Và Biến Chứng (27-12-2011)
    Nguy cơ nhiễm bệnh từ cây thông (22-12-2011)
    Ăn mặn - nguy cơ tai biến chết người (21-12-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153847845.