Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Ông Hun Sen đề nghị tất cả chùa đánh trống, bắn pháo hoa khi khởi công kênh đào Techo
    Tin Việt Nam
Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
    Tin Cộng Đồng
Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Nhà nước không thể mãi bao biện, làm thay
Thực tế hơn 20 năm vừa qua chứng minh rằng công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đất nước, khởi đầu từ những nỗ lực đổi mới tư duy, đưa nền kinh tế từ mô hình kế hoạch tập trung với vai trò chỉ huy của nhà nước dần chuyển sang cơ chế thị trường.


LTS: Cho dù giờ đây hầu như không ai phủ nhận nền kinh tế thị trường đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành quả quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều người, thậm chí nhiều quốc gia là đối tác thương mại quan trọng trong Tổ chức Thương mại Thế giới, chưa thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.


 


Như vậy, Việt Nam cần phải tiếp tục làm gì để có được một nền kinh tế thị trường thực thụ?


Sau khi có những nhận xét của mang tính khái quát của TS Homi Kharas, Tuần Việt Nam tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi trên ở PGS-TS Đỗ Đức Định, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và là một trong những chuyên gia kinh tế đã tham dự cuộc hội thảo "Tầm nhìn 10 năm tới và xa hơn", tổ chức cách đây 10 ngày tại Hà Nội.


 


PGS-TS Đỗ Đức Định nói:


 


Vào giữa thế kỷ XX, học thuyết Keynes, đề cao vai trò can thiệp của Nhà nước, đã phát huy ưu thế của nó trong bối cảnh cuộc công nghiệp hóa đang ở giai đoạn khởi động mạnh, trong khi sự phát triển của thị trường chưa được đảm bảo đầy đủ bằng một hệ thống luật pháp chặt chẽ, và cần có bàn tay hữu hình của Nhà nước. Cũng vào thời kỳ này, vai trò của Nhà nước đã được nâng lên đến mức đỉnh điểm trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thường được gọi với cái tên là Nhà nước chỉ huy.


 












 


Nhưng đến ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự phát triển của thị trường đã vào nề nếp, hoạt động của các doanh nghiệp đã được quy định bởi những khung luật pháp rõ ràng, rành mạch, và sự can thiệp quá cao của Nhà nước trở thành vật cản đối với hoạt động kinh doanh. Đến lúc này, vai trò can thiệp quá lớn của Nhà nước không còn phù hợp nữa. Kết quả, học thuyết Keynes đã được thay thế bằng Thuyết tự do mới, tư tưởng cơ bản của "Đồng thuận Washington" (Washington Consensus). Vai trò của "bàn tay vô hình", tăng tính tự vận hành của các nguyên lý thị trường, giảm thiểu vai trò của Nhà nước, đã được coi trọng.


 



Từ giữa thập kỷ 1990 của thế kỷ XX, khi chính sách tự do hoá đã đi quá xa, tự do hoá quá nhanh thị trường vốn đã trở thành một "thảm hoạ", thì vai trò điều tiết của Nhà nước lại cần được khôi phục. Nhưng điều đó không có nghĩa là quay trở lại với thuyết chỉ huy như dưới thời của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vì nếu quay trở lại nền kinh tế đó, trở lại với những biện pháp chỉ huy, mệnh lệnh, phủ nhận vai trò điều tiết của các nguyên lý thị trường, phủ nhận tự do hoá, thì, theo lời GS Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học đã đoạt giải Nobel, cũng gây ra một "thảm hoạ" không kém.


 


"Thiên lệch quá về phía này hay phía kia, dù là theo hướng nào, tự do hoá quá mức, hay trì trệ, bảo thủ, đi ngược lại tiến trình đổi mới, đều dẫn đến một kết cục như nhau, đó là thảm hoạ", GS Stiglitz đã cảnh báo như vậy với xu hướng quay trỏ lại mô hình cũ.


Phải phân định rõ vai trò của nhà nước và thị trường


 


Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, trong đó có bà Phạm Chi Lan và TS Homi Kharas từ Viện Nghiên cứu Brookings, cho rằng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân chưa được phát huy đúng mức, là do Việt Nam chưa xây dựng đẩy đủ các thể chế thị trường. Và là cái cớ để người ta cho rằng cần phải duy trì một khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, bởi tư nhân chưa đủ sức làm. Theo ông, nguyên nhân nằm ở đâu?


 


Theo tôi, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là cho đến nay chúng ta vẫn chưa có phân định rõ ràng, rành mạch giữa vai trò, chức năng Nhà nước với vai trò, chức năng của thị trường. Từ đó, những yếu tố phi thị trường trong nền kinh tế còn tồn tại khá nhiều.


 


Đó là sự độc quyền của nhà nước, thông qua sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, kéo theo sự phân biệt đối xử giữa quốc doanh với tư doanh đối với việc tiếp cận các thị trường vốn, lao động, dịch vụ, bất động sản, hay khoa học - công nghệ. Hơn nữa, tiếng nói của người đóng thuế, người tiêu dùng, và đặc biệt của khu vực kinh tế tư nhân, thông qua các tổ chức của họ, chưa được coi trọng.


 


Kinh nghiệm các nước cho thấy trong kinh tế thị trường, nếu Nhà nước đóng vai trò định hướng và điều tiết gián tiếp, thông qua các công cụ đòn bẩy vĩ mô, thì mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn nhiều so với Nhà nước chỉ huy, can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh áp đặt.


 


Tuy nhiên, do kinh tế thị trường phát triển một cách linh hoạt, điều chỉnh dựa trên những tín hiệu thường xuyên thay đổi của thị trường, nên không có một mẫu hình cứng nhắc hay cố định nào về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể trong mỗi thời kỳ, mỗi xã hội và mỗi quốc gia, Nhà nước có những điều chỉnh vai trò can thiệp phù hợp với tình hình thực tế.


 


Ý ông nói tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008?


 


Đúng vậy. Và cả trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 nữa. Đó là những thời điểm mà người ta có thể chứng kiến nhiều sự điều chỉnh về vai trò của Nhà nước, nhất là những điều chỉnh được thực hiện thông qua những biện pháp ổn định vĩ mô. Đó là những đợt điều chỉnh tỷ giá, lãi tức, các gói kích thích kinh tế, các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, hay các hoạt động hỗ trợ, tư nhân hoá, hay mua bán - sáp nhập công ty, kể cả công ty tư nhân và lẫn nhà nước.


Theo ông, vai trò can thiệp của nhà nước đối với trường hợp của Việt Nam nên được xác định theo cách nào?


 


Trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ như ở Việt Nam hiện nay, việc duy trì vai trò can thiệp của Nhà nước là hoàn toàn đúng. Nhưng điều đó không có nghĩa Nhà nước bao biện mọi thứ, mà cần tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm.


 


Theo tôi, Nhà nước cần làm và có thể làm tốt hơn tư nhân xét cả về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong các ngành thuộc 4 lĩnh vực trọng điểm, bao gồm định hướng chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc gia. Ngoài các ngành đó, kinh tế tư nhân có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn kinh tế nhà nước, thì phải tạo điều kiện để tư nhân đảm nhiệm.


 


Đây cũng là cơ sở để chúng ta rà soát, sắp xếp lại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gây nhiều sai phạm như các công bố vừa rồi của các cơ quan có chức năng kiểm soát - giám sát. Và nhất thiết không nên lập thêm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hay xí nghiệp quốc doanh, không thuộc các ngành trọng tâm, trọng điểm, như tôi đã đề cập ở trên.


 


Thêm vào đó, để tránh những thiệt hại như đã xảy ra, Nhà nước cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước mà thời gian vừa rồi, có thể vì lý do khủng hoảng mà bị chững lại. Và nếu Nhà nước muốn có những tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam để đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế thì nên tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập và phát triển các tập đoàn tư nhân.


Điều này, một mặt, đảm bảo đầu tư của Nhà nước có trọng tâm, trọng điểm, và với hiệu quả cao hơn, cũng như giảm bớt những thất thoát, lãng phí. Mặt khác, nó lại phát huy sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước, các nguồn vốn xã hội vào tiến trình phát triển đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam mạnh, cũng như đào tạo những doanh nhân đích thực cho đất nước.


 


Chưa xác định được giá đúng, chưa có kinh tế thị trường thực thụ


 


Các chuyên gia kinh tế nói rằng một nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường là phải xác định giá đúng. Nhưng dường như ở Việt Nam, việc xác định giá lại mang màu sắc chính trị nhiều hơn, và nó khiến cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, trở nên không chính xác, dẫn đến những ngộ nhận về vai trò và hiệu quả của khu vực này. Quan điểm của ông?


 


Theo tôi, định giá đúng không chỉ đóng vai trò cốt yếu trong việc tính toán lỗ, lãi của doanh nghiệp, mà còn là yếu tố chi phối phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường, đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó cũng là cơ sở quan trọng cho các quyết định đầu tư phát triển của cả nền kinh tế nói chung, cũng như của từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế và từng sản phẩm.


Hai ví dụ điển hình về việc xác định giá trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là tỷ giá hối đoái và giá điện.


 


So với thời kỳ trước đổi mới, tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh từ một chế độ nhiều tỷ giá sang chế độ tỷ giá cơ bản dựa trên cơ sở của tỷ giá thị trường. Nhờ đó cả kinh tế trong nước và các quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng được phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, việc cố duy trì một đồng tiền Việt Nam tương đối mạnh, mà chúng ta đã từng làm trong một thời gian tương đối dài, sẽ bất lợi cho xuất khẩu và gia tăng nhập siêu. Mặc dù, chính phủ có những lý do để biện minh cho việc này như bình ổn tâm lý xã hội, hay thuận lợi cho việc trả nợ nước ngoài.


Còn về giá điện, cho đến nay, giá trong nước vẫn còn quá nhiều mức khác nhau, từ giá trợ cấp cho các hộ gia đình đến giá thị trường áp dụng đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, giá điện trong nước thấp xa so với giá điện khu vực và thế giới. Trong khi giá điện của Việt Nam là 5,5 xu đôla/1 kilôoát giờ thì giá điện ở khu vực Đông Nam Á và thế giới là 7-8 xu.


Có phải chính vì vậy mà Việt Nam không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành điện hay không?


 


Đúng vậy. Mặc dù Việt Nam có nhu cầu rất lớn về điện và đã có nhiều nỗ lực kêu gọi họ vào đầu tư. Đó là chưa nói tới việc giá điện rẻ lại khuyến khích các doanh nghiệp thích nhập các máy móc thiết bị giá rẻ, nhưng công nghệ thấp và tiêu tốn năng lượng nhiều.


 


Điều này hoàn toàn không có lợi cho quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Việt Nam, cũng như thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Đó là chưa kể tới việc nhập siêu ngày một gia tăng của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.


 


Chỉ có xác định giá đúng, sát với giá thị trường trong nước và tương đối ngang bằng với giá thị trường thế giới thì Việt Nam mới có thể phát triển mạnh được nền kinh tế thị trường. Nhờ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thu hút được đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp trong nước.


 


Chừng nào chưa xác định được giá đúng, chừng đó Việt Nam chưa có một nền kinh tế thị trường thực thụ.


Xin cảm ơn ông.


 


Theo Tuanvietnamnet


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cục cảnh sát kinh tế đề nghị ngăn chặn giao dịch tài sản của 11 cá nhân ở Khánh Hòa (01-07-2024)
    Quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn từ ngày 1/7/2024 (01-07-2024)
    Làm rơi 42 ô tô xuống biển, tàu biển bị tòa án Hải Phòng phát lệnh bắt giữ (01-07-2024)
    Thuận lợi cho công dân trong ngày đầu cấp thẻ Căn cước (01-07-2024)
    Cảnh báo lừa đảo giả danh công an, báo lỗi VNeID chiếm đoạt hàng tỷ đồng (30-06-2024)
    Lợi dụng kẽ hở, nhân viên Công ty Thế Giới Di động lừa lấy 139 điện thoại (30-06-2024)
    Thanh tra vụ hơn 7.000ha rừng tự nhiên ở Đắk Lắk bị suy giảm (28-06-2024)
    Giảm tiếp nhiều loại phí, lệ phí từ 1/7 (28-06-2024)
    Vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy: Đã khởi tố 961 bị can trong hơn 1 năm (26-06-2024)
    Khoảnh khắc tàu cát chìm trên sông Hồng, thuyền viên vội vàng thoát thân (26-06-2024)
    Bắt nữ quái tại Quảng Nam lập dây biêu để lừa đảo (26-06-2024)
    Tây Ninh: Nhiều giám đốc doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh (26-06-2024)
    Quán ăn ở Cầu Giấy cháy ngùn ngụt vào giờ cao điểm (26-06-2024)
    Truy nã nguyên Phó giám đốc Phòng Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Đông Á (25-06-2024)
    Quảng Bình: Tạm giữ hình sự Phó GĐ Trung tâm y tế vì đánh bạc (25-06-2024)
    Thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, mạo danh cán bộ quản lý xuất nhập cảnh (25-06-2024)
    Bắt ổ nhóm buôn bán ma túy có tàng trữ súng ngắn ở Nghệ An (25-06-2024)
    Vụ cháy nhà 3 trẻ tử vong ở Đà Lạt: Phó thủ tướng ra công điện chỉ đạo (24-06-2024)
    Vụ nợ gần 24 tỷ đồng tiền nước: Chủ đầu tư đã làm việc với chính quyền (24-06-2024)
    Nguyên nhân vụ đứt cáp tời tại Hà Nội làm 3 người chết, 7 người bị thương (24-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và và nguy cơ lệ thuộc (05-09-2010)
    Đập thủy điện Mêkông và nỗi lo tác động kép (05-09-2010)
    Thủ tướng: Tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153859358.