Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS?
Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.

 


 











Học giả Mark J. Valencia



Ngày 9/7 tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc có bài phân tích về sự nguy hiểm một khi Trung Quốc giở bài cùn, rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).


Thời gian vừa qua Trung Quốc trở thành tâm điểm của những cáo buộc về chính trị và pháp lý xung quanh việc vi phạm UNCLOS.



Mặc dù tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN vừa diễn ra tại Brunei, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng "tham vấn" với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), tuy nhiên không có bất kỳ sự thay đổi nào trong yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như những chỉ trích mà nó vấp phải.



Mark J.Valencia đặt câu hỏi, hậu quả sẽ là gì nếu Trung Quốc "chán ngấy" với những lời chỉ trích và (sẵn sàng giở bài cùn) rút khỏi công ước UNCLOS?


Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996. Tuy nhiên các bên tranh chấp ở Biển Đông cũng như các quan điểm ủng hộ họ (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada, Úc, các bên có lợi ích tự do hàng hải tại Biển Đông) đều cáo buộc yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò, phi pháp và phi lý) không phù hợp với các điều ước quốc tế quy định trong UNCLOS.



Philippines với sự ủng hộ của Mỹ đã kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông ra trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển được thành lập theo UNCLOS, tuy nhiên Bắc Kinh đã từ chối tham gia.



Trong khi đó các bên tranh chấp cũng như Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây khác đều chỉ trích một số hành động của Trung Quốc vi phạm tự do hàng hải trong phạm vi vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của họ.


Một số nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đặc biệt là nhóm học giả tướng tá trong quân đội nước này đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại phê chuẩn UNCLOS trước.



Ngoài ra, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác xem UNCLOS như một hợp đồng trọn gói với nhiều "món hời" giữa các cường quốc hàng hải và các nước đang phát triển, bao gồm cả quyền lợi hàng hải rộng lớn của các cường quốc biển cũng như hoạt động khai thác tài nguyên dưới đáy biển.



Mặc dù đến nay đã có 164 nước phê chuẩn UNCLOS, nhưng Mỹ vẫn không tham gia. Đó là lý do tại sao Mỹ bị (Trung Quốc) phê phán là đạo đức giả, và vô tình Mỹ đã gợi ý cho Trung Quốc một lựa chọn (nguy hiểm) để thoát khỏi tình trạng (sức ép) hiện nay.


Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS, và điều này sẽ có hiệu lực 1 năm sau đó. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ phải trả một cái giá nặng về mặt chính trị, không chỉ là sự công kích quốc tế mà còn tạo ra sự sợ hãi, thậm chí là bất ổn trong khu vực và đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ.



Mặt khác, nếu (đánh bài cùn) rút khỏi UNCLOS Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế tuyên truyền so với Mỹ mà nó đang áp dụng trong vấn đề tranh chấp biển đảo.



Tuy nhiên, Mark J.Valencia cho rằng cũng có những lợi thế đối với Bắc Kinh. Một khi rút khỏi UNCLOS, cũng giống như Mỹ hiện nay, Trung Quốc có thể tự do lựa chọn những quy định của UNCLOS để giải thích yêu sách theo hướng có lợi cho mình.


Hơn nữa Bắc Kinh có thể đơn giản từ chối các phán quyết của tòa án và phủ trách nhiệm về những hậu quả chính trị.



Trong lịch sử lâu dài của các cường quốc trên thế giới, họ đã sử dụng hoặc làm mới (thay đổi) luật pháp quốc tế để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình, điển hình là Mỹ, Mark J. Valencia nhận định.



Học giả này cảnh báo Mỹ "và các đồng minh châu Á" của mình phải cẩn thận kẻo sẽ "đẩy" Trung Quốc vào chỗ họ không mong muốn nhất - Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực thay vì lẽ phải trong quan hệ quốc tế.



Ông hy vọng Trung Quốc sẽ cân nhắc và thấy rằng cái giá mà họ phải trả sẽ lớn hơn nhiều những lợi ích nó có thể đạt được khi rút khỏi UNCLOS.


 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Đức bán tên lửa xuyên phá cho Hàn Quốc "khiêu khích" Triều Tiên  (09-07-2013)
    Trung Quốc "sợ" đánh cá gần Triều Tiên (09-07-2013)
    Hé lộ cuộc đời ẩn dật của Osama bin Laden (08-07-2013)
    Phe nổi dậy Syria có vũ khí san phẳng đất nước? (08-07-2013)
    Biển Hoa Đông: Trung cương, Nhật quyết (08-07-2013)
    Trung Quốc dùng vũ lực phá thế nguyên trạng trên biển (08-07-2013)
    Quân đội Ai Cập bắn người biểu tình (08-07-2013)
    Quân Assad giáng đòn, phe nổi dậy cố cầm cự (08-07-2013)
    Philippines làm căng, Trung Quốc thoái lui? (08-07-2013)
    Thủ tướng Nhật tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực tranh chấp biển đảo  (08-07-2013)
    Tổng thống Putin: "Ai Cập đang trên bờ vực nội chiến" (07-07-2013)
    Tàu Trung Quốc lại lởn vởn quanh Senkaku (07-07-2013)
    Không có chuyện Trung Quốc từ bỏ tham vọng chiếm đoạt Scarborough  (07-07-2013)
    Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý làm dịu tình hình tại vùng biên giới  (07-07-2013)
    Nhật sẽ phóng 9 vệ tinh giám sát vùng biển đảo thuộc chủ quyền quốc gia  (07-07-2013)
    Tàu sân bay Ấn Độ ra Biển Trắng thử nghiệm (07-07-2013)
    Tại sao Trung Quốc thích gây sự với Philippines ở Biển Đông?  (06-07-2013)
    Ai Cập hỗn loạn (06-07-2013)
    Nigeria: Phiến quân thiêu sống học sinh (06-07-2013)
    Mở lại khu công nghiệp chung Kaesong (06-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153817014.