Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Lính Trung Quốc đập đài quan sát của Ấn Độ
Sau vụ xâm nhập vào khu vực biên giới do Ấn Độ kiểm soát và dựng trại ở đó trong suốt 21 ngày, binh lính Trung Quốc tiếp tục xông vào khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Chumar và đập phá các đài quan sát cũng như hệ thống máy quay của Ấn Độ. Đây là thông tin được đăng tải trên khắp các tờ báo Ấn Độ trong ngày hôm qua (9/7).



 











 

 Biên giới Trung Quốc - Ấn Độ luôn ở trong tình trạng nóng bỏng.





Binh lính Trung Quốc đã xâm nhập vào khu vực Chuma ở Ladakh – nơi chứng kiến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài từ tháng 4 sang tháng 5 giữa binh lính hai nước Trung-Ấn. Sau khi xâm nhập vào đây, lính Trung Quốc đã đập phá một số pháo đài quan sát đồng thời cắt đây điện của những máy quay được đặt tại chốt biên phòng.

 

Nguồn tin chính thức từ New Delhi hôm qua cho biết, vụ xâm nhập trên xảy ra vào ngày 17/6.

 

Chumar vốn là một khu vực gây khó chịu cho binh lính Trung Quốc bởi đây là nơi duy nhất ở vùng biên giới mà Trung Quốc không thể tiếp cận trực tiếp được với Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

 

Vụ binh lính Trung Quốc xâm nhập vào khu vực Daulat Beg Oldi (DBO) do Ấn Độ kiểm soát, dựng trại lên ở đó và có cuộc đối đầu nguy hiểm với quân đội Ấn Độ trong suốt 21 ngày hồi cuối tháng 4 và đầu tháng 5 được châm ngòi từ sự kiện New Delhi xây dựng một tháp quan sát ở khu vực Chumar.

 

Trong cuộc họp diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng Ba, phía Trung Quốc đã phản đối quyết liệt việc xây dựng tháp quan sát dọc LAC ở Chumar của phía Ấn Độ. New Delhi sau đó đã buộc phải dỡ bỏ tháp quan sát của mình trước khi cuộc đối đầu ở biên giới giữa binh lính hai nước được giải tỏa. Tuy nhiêu, sau khi dỡ bỏ tháp quan sát và các boongker phòng thủ, quân đội Ấn Độ đã cho lắp đặt một loạt hệ thống máy quay để theo dõi các hoạt động của binh lính Trung Quốc ở đường LAC. Động thái này của New Delhi đã khiến quân đội Trung Quốc nổi giận.

 

Kết quả là, vào ngày 17/6, một loạt binh lính Trung Quốc đã táo tợn xông vào khu vực Chumar và trắng trợn đập phá các đài quan sát cũng như hệ thống máy quay của phía Ấn Độ.

 

Theo một nguồn tin từ quân đội Ấn Độ ở thủ đô New Delhi cho biết, các binh lính của Trung Quốc đã cướp đi một máy quay mà phía Ấn Độ đặt trên một ngọn đồi. Quân đội Ấn Độ đã gửi văn bản phản đối đến giới chức chỉ huy quân đội Trung Quốc ở địa phương. Một cuộc họp đã được tổ chức sau đó và chiếc máy quay chỉ vừa mới được trả lại hôm 3/7 vừa rồi.

 

Vụ việc trên diễn ra bất chấp tất cả những “thiện chí và không khí tốt đẹp” mà hai nước Trung-Ấn tạo ra trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến New Delhi và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony đến Bắc Kinh.

 

Nhà phân tích chiến lược Brahma Chellaney cho rằng, vụ việc ngày 17/6 dường như đã được giấu nhẹm đi để tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến thăm của Cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đến thăm Trung Quốc.

 

"Vụ xâm nhập xảy ra trong ngày 17/6. Nó đã được giấu nhẹm cho đến ngày hôm nay. Điều đó được thực hiện với mục đích là để cho Cố vấn An ninh Quốc và và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng có thể đến thăm Bắc Kinh. Câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta lại tiếp tục hợp tác với Bắc Kinh khi họ liên tiếp phát đi những tín hiệu sai lầm? Sau vụ xâm nhập hồi tháng 4 và 5, chúng ta đáng ra nên đánh giá lại tiến trình hợp tác với Trung Quốc và xem chúng ta đã đạt được gì từ mối quan hệ này.  

 

“Thay vào đó, chúng ta lại cử Cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Quốc phòng đến thăm Trung Quốc đồng thời thông báo rằng chúng ta sẽ khởi động lại các cuộc tập trận quân sự chung với họ vào tháng 10. Tất cả những việc làm này chỉ khiến Trung Quốc tin rằng, Ấn Độ có thể dễ dàng bị qua mặt”, ông Chellaney đã nhận định như vậy.

 

Tại sao Trung Quốc luôn trêu ngươi Ấn Độ ở Chumar?

 

Việc Trung Quốc xâm nhập vào khu vực đường biên giới tranh chấp với Ấn Độ diễn ra rất thường xuyên. Trong 3 năm qua, Ấn Độ đã thống kê được hơn 600 vụ xâm nhập của quân lính Trung Quốc vào Đường Ranh giới Thực tế - LAC kéo dài từ Arunachal Pradesh đế Ladakh. Điều đặc biệt là khu vực Chuma luôn được Trung Quốc chú ý nhất. Vì sao Trung Quốc lại thường xuyên quấy nhiễu Ấn Độ ở Chuma?

 

Không giống như đa số các khu vực khác nằm dọc Đường Kiểm soát Thực tế kéo dài 4.000km giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Chuma là một khu vực mà Trung Quốc không có lợi thế trong việc tiếp cận. Nguyên nhân là do thiếu cơ sở hạ tầng và địa hình gây cản trở cho phía Trung Quốc. Từ Demchok ở phía bắc đến Chumar ở phía nam, việc đi lại trong khu vực này không khó với binh lính Ấn Độ. Tuy nhiên, với binh lính Trung Quốc lại hoàn toàn khác.

 

Một sĩ quan nắm rõ tình hình thực địa cho biết, “toàn bộ khu vực, trên cả hai phía biên giới đều là đồng bằng, giống với vùng Aksai Chin gần đó. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi có khả năng tiếp cận tốt hơn, kết nối tốt hơn và ra vào Chumar dễ hơn phía Trung Quốc”. Và đây có lẽ là lý do khiến quân đội Trung Quốc cảm thấy lo ngại. Các chuyên gia tin rằng, Bắc Kinh rất sợ viễn cảnh một cuộc tấn công từ phía Ấn Độ vào lãnh thổ của họ sẽ được phát động từ chính khu vực Chumar. Chính vì vậy, binh lính Trung Quốc thường xuyên thâm nhập sâu vào Chumar và phản đối gay gắt việc Ấn Độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây.

 

Trung tướng DB Shekatkar ở khu vực biên giới cho biết: "Sự thực là chúng tôi có lợi thế ở khu vực Chumar. Tôi tin, Trung Quốc đang chơi trò quấy rối chúng tôi ở đây để thể hiện rằng lợi thế mà chúng tôi đang có chẳng có mấy ý nghĩa gì. Họ cũng đang áp dụng thêm nhiều biện pháp để chứng minh điều đó”.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới (28-06-2024)
    Tổng thống Zelensky: Ukraine không muốn kéo dài xung đột với Nga (28-06-2024)
    Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 28 nghi phạm IS trong chiến dịch truy quét toàn quốc (28-06-2024)
    Công ty Đức ngày càng tin tưởng đầu tư vào Ấn Độ (28-06-2024)
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)

Các bài viết cũ:
    'Trung Quốc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng Biển Đông' (10-07-2013)
    Nhật-Mỹ điều 16 chiếc F-16 và F-15 giám sát Nga-Trung tập trận  (10-07-2013)
    New Zealand cắt viện trợ cho Tonga nếu dùng máy bay Trung Quốc  (10-07-2013)
    Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông (09-07-2013)
    Nhật xem Trung Quốc, Triều Tiên là mối đe dọa (09-07-2013)
    Pháp tăng cường quan hệ với ASEAN  (09-07-2013)
    Công an Trung Quốc bắn người Tây Tạng  (09-07-2013)
    Nhật Bản công khai lên án hành vi nguy hiểm của Trung Quốc  (09-07-2013)
    Sự xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông đang qua mặt dư luận?  (09-07-2013)
    Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS?  (09-07-2013)
    Đức bán tên lửa xuyên phá cho Hàn Quốc "khiêu khích" Triều Tiên  (09-07-2013)
    Trung Quốc "sợ" đánh cá gần Triều Tiên (09-07-2013)
    Hé lộ cuộc đời ẩn dật của Osama bin Laden (08-07-2013)
    Phe nổi dậy Syria có vũ khí san phẳng đất nước? (08-07-2013)
    Biển Hoa Đông: Trung cương, Nhật quyết (08-07-2013)
    Trung Quốc dùng vũ lực phá thế nguyên trạng trên biển (08-07-2013)
    Quân đội Ai Cập bắn người biểu tình (08-07-2013)
    Quân Assad giáng đòn, phe nổi dậy cố cầm cự (08-07-2013)
    Philippines làm căng, Trung Quốc thoái lui? (08-07-2013)
    Thủ tướng Nhật tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực tranh chấp biển đảo  (08-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153816872.