Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc - Philippines hiển hiện nguy cơ chạm trán
Cuộc đối đầu mới nhất giữa một đội tàu hiện đại của Trung Quốc và một tàu cũ kỹ của Philippines tại một bãi cạn ở Biển Đông đang gây phương hại đến tiến trình tiến tới một bộ quy tắc ứng xử. Với việc quân đội Trung Quốc tiếp tục lấn tới bằng cách củng cố vị thế của họ ở Biển Đông và Manila quyết không để mất cửa ngõ vào khu vực chứa đựng nguồn nhiên liệu dồi dào chưa được khai phá, cả Trung Quốc và Philippines đều quyết không lùi bước.














  Trung Quốc ngày một lấn tới trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.





Bất chấp những nỗ lực gần đầy của khu vực nhằm tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xư ở Biển Đông (CoC), nguy cơ đối đầu vũ trang lại được dịp dấy lên ở khu vực biển đầy nóng bỏng này. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng lên trong những tuần gần đây khi hai nước tranh giành nhau quyết liệt bãi cạn Second Thomas. Đây thực chất là một nhóm đảo và rạn san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng hiện do Philippines chiếm đóng.


 


Gần một năm sau khi lực lượng bán quân sự của Trung Quốc và Hải quân Philippines có cuộc chạm trán căng thẳng ở bãi cạn tranh chấp Scarborough, bãi cạn Second Thomas nổi lên là một điểm nóng mới chứng kiến sự đối đầu quyết liệt giữa Trung Quốc và Philippines.


 


Manila đã chiếm đóng bãi cạn Second Thomas bằng cách cho neo đậu cố định một con tàu bệnh viện đã hoen rỉ có tên là BRP Sierra Madre sau khi nó mắc cạn ở đây năm 1999. Từ cuối tháng 5, một đội tàu Trung Quốc, trong đó có cả tàu khu trục của hải quân, bất ngờ bao vây nhóm lính thủy đánh bộ nhỏ của Philippine đóng tại bãi cạn Second Thomas, làm dấy lên những cáo buộc cho rằng Bắc Kinh cố tình phong tỏa, ngăn chặn đường tiếp tế cho lực lượng Philippines ở đây.


 


Đáp lại, Manila đã phái một đội quân lính thủy đánh bộ mới với nguồn tiếp tế về nhiên liệu, lương thực và nước uống mới đến bãi cạn Scarborough. Vào ngày 21/6, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích Manila chiếm đóng “bất hợp pháp” bãi cạn Second Thomas. Tiếp đó, vào 15/7, Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra tuyên bố 8 điểm, trong đó khẳng định sự khiêu khích của Trung Quốc đã khiến nước này “không thể” tiếp tục theo đuổi con đường đàm phán song phương về tranh chấp lãnh thổ. Ngay ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc “phản công”, nói rằng họ không hài lòng với việc Manila “đóng cửa với đàm phán”.


 


Trung Quốc tiến, Philippines quyết không lùi


 


Đối với người Philippines, duy trì sự kiểm soát bãi cạn Second Thomas không chỉ là vấn đề "gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ". Bãi cạn này còn là cửa ngõ chiến lược để vào Bãi Cỏ Rong cũng thuộc quần đảo Trường Sa, một khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, Manila quyết không để tuột mất khu vực bãi cạn Second Thomas này. Một quan chức quân sự hàng đầu Philippines từng tuyên bố sẽ chiến đấu đế người cuối cùng để bảo vệ bãi cạn Second Thomas, không để nó rơi vào tay Trung Quốc.


 


Ngoài việc đối đầu quyết liệt với Trung Quốc, Manila còn tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ chiến lược với Mỹ, trong đó có việc khả năng mở đường cho binh lính Mỹ đến đóng tại nước này. Hồi tháng trước, Washington đã bày tỏ sự phản đối quyết liệt với bất kỳ hành động dọa dẫm, ép buộc nào ở Biển Đông. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Mỹ có cuộc tập trận chung với Philippines.


 


Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách chiếm bãi cạn Second Thomas làm bàn đạp tiến vào chiếm đóng Bãi Cỏ Rong chiến lược và giàu tài nguyên. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang ra sức củng cố vị thế của nước này ở khu vực so với Philippines. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra cuối năm 2012, nước này có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


 


Động thái trên được hiểu là một nỗ lực nhằm tăng cường vị thế quân sự của Trung Quốc trong khu vực, giúp các nhân tốhải quân và bán quân sự của họ “thi triển” quyền lực một cách hiệu quả hơn ở các vùng biển tranh chấp. Cùng lúc, Trung Quốc cũng thường xuyên tăng cường về tần suất và cả quy mô của hoạt động đưa tàu hải giám và trực thăng hải quân đến khu vực để giám sát.


 


Từ quan điểm của Bắc Kinh, các hoạt động của họ ở vùng tranh chấp được tuyên bố là để “thực thi quyền chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các khu vực ở Biển Đông. Và với quyết tâm chiếm bằng được khu vực bãi cạn Second Thomas, Trung Quốc ngày một lấn tới. Một vị tướng Trung Quốc từng công khai tuyên bố, nước này đang dùng chiến lược “cải bắp” để chiếm bãi cạn Second Thomas. Theo chiến lược này, Trung Quốc sẽ “gói” Second Thomas trong nhiều lớp tàu, từ dân sự đến quân sự, chặn nguồn cung cấp hậu cần để buộc lính Philippines tự động phải rời khu vực này. Mục tiêu của Bắc Kinh là dần dần tiến tới giành quyền kiểm soát trên thực tế bãi cạn Second Thomas giống như bãi cạn Scarborough trước đây.


 


Gần đây, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã đạt được sự nhất trí về việc tái khởi động các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong lúc này, giới chức Trung Quốc và Philippines khẩu chiến với nhau dữ dội ngay từ trên bục phát biểu của hội nghị ASEAN. Những diễn biến trong thời gian qua cho thấy, nguy cơ đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Philippines đang bị đẩy lên cao bất chấp tiến bộ đạt được tại hội nghị ASEAN-Trung Quốc.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran (26-06-2024)
    Máy bay Nga tiến vào không phận Mỹ: Đón quan chức hay mang thông điệp? (26-06-2024)
    Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp (26-06-2024)
    Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân đội Nga (25-06-2024)
    Nhà vua Nhật Bản Naruhito có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh (25-06-2024)
    Ai Cập cần nhập khẩu 1,18 tỷ USD nhiên liệu để giảm thiểu tình trạng thiếu điện (25-06-2024)
    Đoàn xe hộ tống Thủ tướng Hungary gặp tai nạn, cảnh sát dẫn đường tử vong (25-06-2024)
    Ấn Độ tịch thu ô tô cũ từ 10-15 năm tuổi đậu ở nơi công cộng (25-06-2024)
    Tổng thống Zelensky ra lệnh thanh lọc cận vệ nhà nước Ukraine (24-06-2024)
    Báo Mỹ: 'Trùm' tình báo Ukraine hé lộ tình hình xung đột, nói về 'lựa chọn duy nhất' cho Kiev (24-06-2024)
    Hợp tác song phương Trung Quốc - Ba Lan ngày càng sâu sắc (24-06-2024)
    Nga cảnh báo đáp trả các lệnh trừng phạt mới của EU (24-06-2024)
    Thời khắc cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden đến gần (24-06-2024)
    Israel không kích Bắc Gaza, 42 người chết (23-06-2024)
    Nga, Mỹ leo thang căng thẳng hạt nhân (23-06-2024)
    Tàu Mỹ bất ngờ cập cảng Hàn Quốc sau khi Nga - Triều ký Hiệp ước phòng thủ chung (23-06-2024)
    Ukraine yêu cầu Mỹ cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (23-06-2024)
    Vì sao FBI khám xét nhà 'vua rác' David Duong và thị trưởng gốc Việt Sheng Thao? (21-06-2024)
    Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích (21-06-2024)
    Nghi phạm ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản S.Abe đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự (19-06-2024)

Các bài viết cũ:
    S-300 của Nga có cứu được Assad? (20-07-2013)
    Cuba im lặng, các chuyên gia Mỹ cảm thấy bất thường (20-07-2013)
    Nhật đưa tàu ra biển Hoa Đông để "canh chừng" Trung Quốc (19-07-2013)
    Vì Biển Đông, người Philippines yêu Mỹ hơn Trung Quốc (19-07-2013)
    Trung Quốc bất ngờ dịu giọng về Biển Đông (19-07-2013)
    Tổng thống Iran nhún nhịn cường quốc phương Tây? (19-07-2013)
    Trung Quốc “nổi điên” trước sự thách thức của láng giềng (19-07-2013)
    LHQ điều tra tàu vũ khí Triều Tiên (19-07-2013)
    Argentina phạt tiền 3 tàu Trung Quốc đánh cá trái phép (19-07-2013)
    Mỹ cam kết về chiến lược tái cân bằng tại châu Á Thái Bình Dương (19-07-2013)
    Vấn đề tranh chấp Biển Đông: Philippines kêu gọi biểu tình (17-07-2013)
    Triều Tiên đòi Panama thả tàu (17-07-2013)
    Kim Jong-un “đòi” 1 triệu USD mỗi lần phỏng vấn (17-07-2013)
    Ông Abe tiếp tục "dằn mặt" Trung Quốc (17-07-2013)
    Đằng sau việc Nga đưa 5.000 xe tăng đến cửa ngõ Trung Quốc (17-07-2013)
    Đàm phán về việc mở rộng lãnh thổ Philippines đón quân đội Mỹ  (17-07-2013)
    Philippines vạch trần Trung Quốc ở Biển Đông (16-07-2013)
    Sẽ có đối đầu Mỹ - Trung vì Biển Đông? (16-07-2013)
    Tập trận Nga "nhắm vào Trung Quốc" (16-07-2013)
    Khởi động phiên tòa Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông (16-07-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153772462.