Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Tuyên bố mới của Ngoại trưởng Ba Lan về khả năng đánh chặn tên lửa Nga
    Tin Việt Nam
Việt Nam thúc đẩy hợp tác quân sự với nhiều nước ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi
    Tin Hoa Kỳ
Sóng bầu cử Mỹ có dạt đến Đông Bắc Á?
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Bộ Ngoại giao thông tin về hoạt động của trường Đại học Fulbright Việt Nam

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm Nhạc
Tìm hiểu thú thưởng thức âm nhạc của người xưa qua truyện Kiều
Người xưa, nhất là các bậc tài tử văn nhân (tương tự như tầng lớp tri thức ngày nay) khi nghe nhạc, họ nghe nhạc đàn, hay nghe hát nhiều hơn?

 



 


Âm nhạc, theo sự hiểu của đại đa số quần chúng Việt nam hiện nay, chỉ có nghĩa là ca khúc. Và nhạc sỹ, cũng là những người viết ca khúc. Người chỉ viết khí nhạc mà không viết ca khúc thì ở ta cũng chả ai biết là nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn nhạc đàn dù tài giỏi như Đặng Thái Sơn cũng không thể có những fan hâm mộ khắp đất nước như các “Sao” hát ca khúc quần chúng, ca khúc thị trường. Ngày nay, nghe nhạc gần như đồng nghĩa với nghe ca khúc.Vậy người xưa, nhất là các bậc tài tử văn nhân (tương tự như tầng lớp tri thức ngày nay) khi nghe nhạc, họ nghe nhạc đàn, hay nghe hát nhiều hơn? để trả lời câu hỏi này tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài suy nghĩ về ‘Thú thưởng thức nhạc đàn của người xưa qua Truyện Kiều” Tác phẩm văn học cổ điển đỉnh cao của Việt nam. Ôn cố, tri tân.

 

Âm nhạc có vị trí đặc biệt nổi bật trong truyện Kiều của Nguyễn Du, (trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, tài làm thơ của Kiều được nhấn mạnh hơn tài nhạc của nàng) nàng Kiều đa tài, đủ cả Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ, Nhưng nổi bật nhất vẫn là tài đàn (“Rằng nghe nổi tiếng cầm đài”). Cái tài này như một thứ định mệnh, gắn chặt vào mỗi bước thăng trầm của cuộc đời nàng, đến nỗi Kiều còn tự nhủ rằng tiếng đàn là nguyên nhân của sự đoạn trường của mình:

 

“Nàng rằng vì chút nghề chơi

Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu”.

 

Ai đã đọc truyện Kiều, đều thấy rằng: âm nhạc trong truyện Kiều, nghĩa là nhạc đàn, là khí nhạc. Vậy sao lại là khí nhạc chứ không phải là thanh nhạc (hát). Và thanh nhạc và khí nhạc khác nhau ở chỗ nào? Và người Á Đông xưa nay đã biết thưởng thức khí nhạc rồi hay sao?

 

Thanh nhạc là nhạc hát bằng giọng người, nếu ta coi giọng người như một “nhạc cụ” đặc biệt thì ta thấy rõ những giới hạn thể hiện của nó về âm vực, về tốc độ diễn tấu, giới hạn về âm sắc. Người ta thường nói: khi lời nói bất lực thì âm nhạc vang lên, điểm cuối cùng của lời nói, là điểm bắt đầu của âm nhạc (tất nhiên âm nhạc ở đây là khí nhạc). Vậy mà thanh nhạc lại thường lệ thuộc vào lời ca, vào văn học. Chính vì sự giới hạn này. Các nhạc cụ được ra đời để tiếp tục phát triển vượt biên cái mà giọng hát con người không thể làm được, và người ta đã sáng tạo ra nhạc đàn (khí nhạc).

 

Ngay trong nghệ thuật thanh nhạc cũng có nhiều thể loại chuyên nghiệp khó viết, khó diễn, khó thưởng thức nếu không có kiến thức tương đối về âm nhạc như Opera, Hợp xướng, A cappella, Thanh xướng kịch vv… Trong bài viết này, chủ yếu tôi nói tới thể loại đơn giản, phổ cập nhất của thanh nhạc hiện nay ở Việt Nam là ca khúc quần chúng (có người gọi là Ca khúc phổ thông), là sự kết hợp của ngôn từ và giai điệu nhạc. Nếu tách riêng phần lời ca, thì nó chỉ là Ca từ, chứ chưa thể là thơ (có những bài thơ được phổ nhạc, thì thường bài thơ đã bị người phổ thêm thắt sửa chữa, cắt cúp cho nó đến lúc không còn là thơ “xịn” nữa, để cho phù hợp với câu nhạc). Còn nếu tách riêng phần giai điệu, thì nó cũng đơn giản, chưa được gọi là nhạc thuần tuý, tấu lên không diễn tả được gì nhiều, và ta vẫn thường gọi là nhạc bỏ lời. Chưa kể việc hầu hết nhạc sĩ của ta chỉ viết có mỗi dòng giai điệu, không có khả năng viết phần đệm, dù là đơn giản, cho chính ca khúc của mình. Đó là bằng chứng sự thiếu chuyên nghiệp của âm nhạc Việt Nam hiện nay.

 

Tóm lại, ca khúc quần chúng là thể loại nghệ thuật: thơ chưa hẳn là thơ mà nhạc cũng chưa hẳn là nhạc (Á thơ, Á nhạc). Nhưng vì dễ viết, dễ diễn, dễ hiểu, dễ tuyên truyền, nên sáng tác và hát ca khúc là điều hết sức phổ biến, nhất là ở Việt Nam hiện nay.

 

Lý giải về việc đông đảo công chúng VN chỉ biết thưởng thức Ca khúc quần chúng, một nhà nghiên cứu âm nhạc viết: “So với nền văn chương Việt Nam, phẩm chất của nền âm nhạc Việt Nam rất thấp. Lý do hiển nhiên là vì từ người viết văn đến độc giả, không nhiều thì ít, ai cũng được học văn chương từ bậc tiểu học trở lên, cho nên chúng ta có những người viết và người đọc có trình độ. Còn phần giáo dục âm nhạc thì quả là một sa mạc khủng khiếp. Muốn thưởng thức thơ thì ít nhất phải biết đọc chữ, muốn thưởng thức nhạc thì ít nhất phải biết đọc nhạc. Nếu người không biết đọc chữ, chỉ có thể thưởng thức bằng cách nghe thơ vè bình dân, thì người không biết đọc nhạc cũng chỉ có thể nghe ca khúc phổ thông là cùng”(trích bài “Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20”- Hoàng Ngọc Tuấn).

 

Vậy cái thú thưởng thức khí nhạc nay đã bị thu hẹp dần dần ở Việt Nam, kể cả trong tầng lớp tri thức, là một bước tiến hay là một bước lùi dài của thẩm mỹ âm nhạc?

 

Ngưòi Á Đông xưa cho rằng, chơi đàn, nghe đàn (Cầm), là thú vui đệ nhất trong bốn thú vui của các tài tử văn nhân. Cổ ngữ có câu: “Cầm, kỳ, thi, hoạ” chứ không phải là “Ca, kỳ, thi, hoạ”. Tức là nghe đàn, chứ không phải là nghe hát.

 

***

 

Để hiểu thêm âm nhạc trong truyện Kiều, chúng ta thử tìm hiểu xem Kiều chơi đàn gì? để xác định điều này, hàng trăm năm nay, người Việt Nam ta đã tốn bao nhiêu giấy mực.

 

Trong nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân (theo bản dịch Kim Vân Kiều của Tô Nam – Nguyễn Đình Diệm. NXB Hải Phòng 1999) thì Kiều chỉ chơi duy nhất một loại đàn, đó là Hồ cầm.

 

Câu thơ đầu tiên nói về tài đàn của Thuý Kiều, Nguyễn Du viết: “Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một chương”.

 

Vậy thì tại sao sau đó Nguyễn Du lại có hai câu thơ: “Hiên sau treo sẵn Cầm Trăng” và “Ép cung Cầm Nguyệt, thử bài quạt thơ”). Liệu có phải Kiều của Nguyễn Du chơi 2 thứ đàn là: Hồ cầm và Cầm Nguyệt không? Hay 2 thứ đàn đó chỉ là một loại đàn có nhiều tên gọi khác nhau ?

 

Theo tôi, đây đơn giản là một nhầm lẫn của Nguyễn Du. Vì chỉ trừ có Thượng Đế, còn con người ta ai cũng có thể có chút nhầm lẫn, dù cho người đó là một thiên tài. Tuy vậy theo tôi đây là một nhầm lẫn đáng yêu vì nó đã tạo ra vấn đề cho các nhà lí luận có cái cớ để mà tranh luận, mà suy luận, mà khẳng định, mà bác bỏ lẫn nhau vv…

 

Tuy vậy ta có thể khẳng định: Kiều chơi một loại đàn có 4 dây, thuộc loại nhạc cụ gẩy trực tiếp bằng đầu ngón tay “So dần dây Vũ dây Văn/ bốn dây to nhỏ theo vần Cung Thương” “Bốn dây như khóc như than”. “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”. Chữ “bốn dây” được khẳng định 3 lần trong Truyện Kiều.

 

Trong Truyện Kiều, có 4 lần Kiều chơi đàn tất cả, ngoài ra còn 4 lần khác thì Nguyễn Du chỉ nói qua.

 

Đầu tiên là do Kim Trọng yêu cầu:

 

“Rằng nghe nổi tiếng cầm đài

Nước non luống những lắng tai Chung, Kỳ”

 

Lần hai cho Hoạn Thư và Thúc Sinh:

 

“Rằng Hoa nô đủ mọi tài,

Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe”

 

Lần thứ ba đàn cho Hồ Tôn Hiến, đây là đoạn Kiều chơi đàn xúc động nhất, người chơi đàn đến “nhỏ máu năm đầu ngón tay” còn người nghe đàn thì rơi lệ:

 

“Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu

Hỏi rằng: này khúc ở đâu?

Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay”

 

Hồ Tôn Hiến tuy chỉ là một quan võ, vậy mà cũng rất hiểu nhạc đàn, đến nỗi mê luôn cả nàng Kiều:

 

“Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”

 

Và cuối cùng lại là Kim Trọng yêu cầu nàng chơi đàn trong đêm tái hợp:

 

“Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa”

 

Ta để ý: Tất cả các lần chơi đàn của Kiều đều do người khác yêu cầu. Không thấy câu thơ nào nhắc đến Kiều chơi đàn một mình, kể cả những lúc buồn nhất. Tóm lại, người chơi đàn chỉ chơi khi có kẻ “tri âm” (hiểu âm nhạc)

 

Những kẻ Tri âm tiếng đàn của Kiều đó là:

 

Kim Trọng nghe đàn đầy cảm xúc:

 

“Khi tựa gối khi cúi đầu

Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”

 

Cho tới Hoạn Thư, Thúc Sinh:

 

“Cùng trong một tiếng tơ đồng

gười ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”

 

Và Hồ Tôn Hiến thì khóc như đã nói ở trên. Còn vì sao Kiều không một lần chơi đàn cho Từ Hải? Đơn giản Từ Hải chỉ là một anh võ biền, không có nhu cầu nghe đàn, vì vậy Từ Hải cũng không hề quan tâm hay yêu cầu nàng Kiều chơi đàn.

 

***

 

Qua Truyện Kiều, ta thấy người xưa đã trân trọng nhạc đàn, biết nghe, hiểu sâu sắc âm nhạc như thế nào. Điển tích Bá Nha – Chung tử Kỳ có thể nói là một điển tích độc nhất vô nhị về sự chơi (khí) nhạc và nghe (khí) nhạc của người Á Đông xưa.

 

Qua thơ của Nguyễn Du, trong Truyện Kiều và bài thơ chữ Hán “Long Thành Cầm giả ca” của ông, ta thấy chỉ có khí nhạc mới có thể diễn tả được: “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa” và cảnh ”…Hán Sở chiến trường, nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau”. Và chỉ có khí nhạc mới có thể có những giai điệu“ Muôn oán nghìn sầu” khiến người nghe “Tan nát lòng”.

 

Ca khúc (nhất là ca khúc quần chúng) với cấu trúc đơn sơ vài ba chục nốt nhạc, với sự bó buộc của lời ca, và sự hạn chế diễn tấu, làm sao diễn tả nổi những tình cảm bao la như thế, vẽ nên những bức tranh âm thanh đa tầng phức hợp như thế.

 

Phải chăng Văn hoá, đạo đức, phong tục và thẩm mỹ của người Việt Nam hôm nay đã suy thoái và thụt lùi với chính cha ông chúng ta? Tôi muốn nói tới cái tinh thần của văn hoá cũng như nhiều thú chơi tao nhã cao siêu của người xưa.

 

***

 

Khí nhạc ngày nay đã được mở rộng và vô cùng phong phú với di sản âm nhạc của toàn thế giới. Đặc biệt là của dòng nhạc chuyên nghiệp châu Âu với tên tuổi các thiên tài đã trở thành tài sản chung của nhân loại như J.S,Bach, W.A.Mozart, L.v. Beethoven, F.Chopin, P.Tchaikovsky… cho tới các nhạc sỹ cận đại như C.Debussy, M.Ravel, B.Bartok, I.Stravinsky,vv… Và dòng nhạc này vẫn tiếp tục khám phá những điều mới lạ của nghệ thuật âm nhạc.

 

Cùng với những tác phẩm bất hủ của họ là những nghệ sĩ biểu diễn lớn như Karajan, Horowitz, Oistrakh, Rostropovich, Kissin, Barenboim…vv và cả Đặng Thái Sơn của Việt Nam nữa.

 

Cả một kho tàng âm nhạc trí tuệ vô cùng phong phú và đa dạng, dễ dàng khám phá trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số, mà ngày xưa chỉ tầng lớp quý tộc, tri thức mới có điều kiện tiếp cận. Hà cớ gì mà những người Việt nam chúng ta, nhất là giới trẻ được học hành và tầng lớp Tri thức, lại không trở thành những kẻ Tri âm của nền nghệ thuật ấy? Như L.V.Beethoven từng nói: “Âm nhạc cao hơn mọi triết lý và mọi sự khôn ngoan”.

 

Vì sao Beethoven khẳng định như vậy?

 

Vì cuộc sống là bao la, nó chứa đựng tất cả các cách lý giải nó của hàng trăm thứ triết lý khác nhau. Mỗi thứ triết lý chỉ phản ánh một phần nhỏ của cuộc sống bao la này, như thầy bói xem voi mà thôi. Cuộc sống chứa đựng tất cả các triết lý chứ triết lý không thể chứa đựng được cuộc sống. Và chỉ có âm nhạc (tất nhiên không bao giờ là thứ âm nhạc của đám đông!) là bao la, là tiếng vọng của cõi bên kia nên nó cũng bao la như cuộc sống.

 

Chúng ta không phản đối nghệ thuật dành cho quần chúng số đông. Nhưng chỉ có thế thôi ư? Hãy tỉnh táo hơn để nhìn sang các nước phát triển quanh ta: Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc thì đã đành, ngay cả Thái Lan, Singapo, Malayxia… Họ cũng chỉ mới đầu tư cho dòng nhạc trí tuệ này trên 20 năm thôi, (Việt Nam ta đến gần 60 năm!) nhưng họ đã tiến nhanh, và đã vượt chúng ta một khoảng cách khá xa. Nhìn vào bộ mặt của một đất nước, thì đó mới là điều để kiêu hãnh, chứ không phải là những dòng nhạc Pop, ca khúc quần chúng, cho dù nó có phát triển nhiều đến đâu đi chăng nữa. Dù nó có trở thành món hàng bán được bao nhiêu tiền đi chăng nữa!

 

“Nếu bạn cởi mở với điều tầm thường, bạn sẽ khép kín với điều cao cả. Và nếu bạn cởi mở với những điều cao cả thì bạn sẽ tự động khép kín với những điều tầm thường. Cho nên di chuyển về hướng nào đó chính là lựa chọn của bạn” (Osho).

 

Để kết bài viết này, tôi muốn nhắc lại điển tích nói lên sự gắn bó giữa Người sáng tạo và Người thưởng thức, hai mặt của một vấn đề: Bá Nha đã đập đàn khi Chung Tử Kỳ – kẻ tri âm, người thấu hiểu tiếng đàn của mình chết.

 

Sống ở đời, ai cũng muốn có tri âm. Người tài lại càng khao khát hơn, dù chỉ là một kẻ tri âm…

 

Theo HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện (18-07-2024)
    Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả (30-06-2024)
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục? (25-06-2024)
    Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội (09-05-2024)
    Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường (12-04-2024)
    Chờ đợi 'bữa tiệc' âm nhạc đa sắc màu tại Lễ trao giải Cống hiến 2024 (26-03-2024)
    Nam ca sĩ nổi tiếng hàng đầu showbiz Việt một thời phải bán hết tài sản để chữa bệnh (12-03-2024)
    Lời chúc Tết bằng tiếng Anh năm Giáp Thìn hay và ý nghĩa nhất (08-02-2024)
    Cát-xê nữ ca sĩ hàng đầu showbiz khiến nhiều người ngỡ ngàng: Kiếm vài trăm tỷ đồng chỉ trong vài tháng! (29-01-2024)
    Giám đốc Nhạc viện TP.HCM: 'Lưu Thiên Hương và Minh Huyền nhận sai' (16-01-2024)
    Đi hát đám cưới miền Tây, nữ ca sĩ Bolero được trả cát-xê bằng một chiếc xe hơi? (25-12-2023)
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên vừa thoát cơn nguy kịch (15-12-2023)
    Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ (09-12-2023)
    Ca sĩ trẻ tuổi nhất được phong tặng Nghệ sĩ nhân dân là ai? (06-12-2023)
    Nữ ca sĩ Việt được mời đi hát đám cưới với cát xê 300 triệu đồng: Danh tính chẳng ai xa lạ! (04-12-2023)
    Diva Mỹ Linh: 'Tôi và ông xã Anh Quân giờ coi nhau như tình bạn' (03-12-2023)
    Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận thời trẻ thua một sao nam Vbiz, danh tính chẳng ai xa lạ! (27-11-2023)
    HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay! (19-09-2023)
    Vừa bán G63, Hiền Hồ đã chuyển sang lái môtô (05-09-2023)
    Người trong cuộc bóc trần sự thật ca sỹ Jack tự ý dùng hình ảnh Messi (04-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Thiếu phụ Nam Xương, ai giải oan cho nàng? (16-10-2018)
    Đường nào lên chốn thiên thai? (15-10-2018)
    Những điều cần biết về Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (11-10-2018)
    Hát Chầu văn – một loại hình ca nhạc cổ truyền độc đáo (30-09-2018)
    Âm nhạc truyền thống trong cuộc sống hôm nay (28-09-2018)
    Bằng Kiều và xúc cảm ngọt ngào về người phụ nữ trong mơ (25-09-2018)
    Bàn về sức mạnh của âm nhạc (22-09-2018)
    10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử (18-09-2018)
    Bằng Kiều tiết lộ ca khúc được khán giả yêu thích nhất trong sự nghiệp (16-09-2018)
    Ba trụ cột của nền âm nhạc cổ điển: Sonata, Concerto và Symphony (14-09-2018)
    Á hậu Trịnh Kim Chi nói gì khi bị nghi bỏ nghề diễn để lấn sân ca hát? (11-09-2018)
    Như Quỳnh “nối lại tình xưa” với Mạnh Quỳnh trên sân khấu Thủ đô (05-09-2018)
    “Nhạc Việt đa đạng và đầy thách thức...” (03-09-2018)
    "Truyền nhân" của Ngọc Sơn làm liveshow để "chặt chém" khán giả? (30-08-2018)
    Tận Cùng Nỗi Nhớ (18-08-2018)
    Tình Đời (13-08-2018)
    Phượng buồn (08-08-2018)
    Cánh hoa tàn (31-07-2018)
    Huyền Thoại Nàng Tiên Cá (23-07-2018)
    Phải Lòng Con Gái Bến Tre  (16-07-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155405601.