Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Vương quốc Anh gửi lượng lớn thiết bị quân sự 'sắp đem đi vứt' cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Thời tiết miền Bắc sắp đón tin vui
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Tranh luận đầu tiên giữa cựu Tổng thống Trump và phó Tổng thống Harris
    Văn Nghệ
Nghệ sĩ Tấn Beo bị đột quỵ
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
'Cô gái vàng' Olympic quốc tế sau 6 năm đỗ thủ khoa kỳ thi nội trú Y Hà Nội

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Biển Đông 3 năm sau phán quyết The Hague
Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh đã ngó lơ…


Trung Quốc vẫn duy trì các hoạt động phi pháp trên biển Đông - Ảnh: AFP



12-7 là ngày kỷ niệm 3 năm từ lúc tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông.



Thái độ của Philippines với Trung Quốc kể từ đó tới nay là câu chuyện dài, đôi lúc mâu thuẫn.



Philippines ôn hòa



Vụ kiện của Philippines có từ thời cựu tổng thống Benigno Aquino III. Những tưởng phán quyết năm 2016 sẽ tạo đà để Philippines gây sức ép lên Trung Quốc, điều này rốt cuộc không xảy ra. Tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử cùng năm và chọn cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Bắc Kinh.



Về chủ quyền và tranh chấp, ông Duterte vẫn có một số tuyên bố mạnh mẽ, điển hình là việc khẳng định sẽ cắm cờ Philippines ở các thực thể tại Trường Sa. Mặt khác, tổng thống Philippines cũng có biểu hiện ôn hòa, được cho xuất phát từ việc phải cân đối lợi ích quốc gia từ các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Philippines.



Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ Zach Abuza nhận xét về Philippines trong 3 năm qua như sau: "Quan điểm của Philippines thiếu nhất quán. Tất cả dựa trên thực tế rằng Tổng thống Duterte quyết định xoa dịu Trung Quốc với hi vọng vào những khoản đầu tư khổng lồ, dự án Vành đai - con đường và các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB)".



Trong những ngày kỷ niệm phán quyết The Hague, Philippines đã không ăn mừng hay nói một lời nào về nó, kể cả vào hôm 12-7, theo Rappler. Trang tin Philippines này cho biết "lễ" đánh dấu cột mốc ấy chỉ được tổ chức gọn tại một diễn đàn do Viện Stratbase Albert del Rosario và Đại học Philippines tổ chức ở thành phố Bonifaciio Global, với sự tham gia của "những gương mặt bình thường" như phó thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio, cựu ngoại trưởng Albert del Rosario, cựu giám sát viên Conchita Carpio Morales và luật sư Chel Diokno.



Cần sớm có giải pháp



Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì các hoạt động phi pháp trên Biển Đông.



Theo giáo sư Abuza, một chuyên gia về an ninh khu vực, Trung Quốc đã không thay đổi rõ ràng về cách hành xử xét về việc quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông. Thậm chí, Bắc Kinh còn tiếp tục sử dụng lực lượng dân quân trên biển để xua đuổi ngư dân của láng giềng khi tiếp cận vùng nước tranh chấp.



Gần đây, việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines và bỏ mặc 22 ngư dân nước bạn là một ví dụ điển hình.



Đó là một biểu hiện đáng lo ngại từ phía Trung Quốc trong bối cảnh giới quan sát quốc tế nhận xét Bắc Kinh đang âm thầm kiểm soát Biển Đông.



Cũng trong thời gian 3 năm kể từ phán quyết The Hague, Mỹ tiếp tục có các cuộc tuần tra thể hiện quan điểm tự do hàng hải. Nhưng như đã nói, chính sách của Mỹ về Biển Đông không thống nhất với những vấn đề khác, do đó việc tìm tiếng nói chung để ngăn cản Trung Quốc là điều khó khăn.



Ông Abuza lấy ví dụ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, nay là CPTPP) là một đòn đau cho các cam kết của Washington với khu vực. Vì vậy, Trung Quốc "đang cố câu giờ, hi vọng chính sách của Mỹ với khu vực tiếp tục xáo trộn".



Xuất phát từ điểm này, các nỗ lực bảo vệ tự do hàng hải khác của Pháp và Anh, dù được đẩy mạnh, cũng chưa giúp giải quyết tình hình tại Biển Đông.



Một sự thống nhất và cùng hành động của cộng đồng quốc tế đối với Biển Đông, bao gồm buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết The Hague và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) là giải pháp tổng thể và là hướng xử lý cấp thiết vào lúc này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine (27-07-2024)
    Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông (18-07-2024)
    Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển (14-06-2024)
    Chuyên gia phân tích 'nước cờ' của Trung Quốc và Philippines trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (28-05-2024)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)

Các bài viết cũ:
    Thẩm phán Philippines: có nhiều cách thực thi phán quyết Biển Đông (15-07-2019)
    Việt Nam muốn cùng Trung Quốc xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông (13-07-2019)
    Chuyên gia Philippines: Trung Quốc tàn phá san hô ở Biển Đông, gây thiệt hại 645 triệu USD/năm (04-07-2019)
    Philippines điều tra việc Trung Quốc phóng tên lửa trên Biển Đông (03-07-2019)
    Tiêm kích Trung Quốc vờn 2 tàu chiến Canada vừa thăm Việt Nam (28-06-2019)
    Ông Duterte thách Mỹ, Anh, Pháp phản đối Trung Quốc ở Biển Đông (27-06-2019)
    Malaysia bắt hai tàu cá và nhiều ngư dân Việt Nam (25-06-2019)
    Lãnh đạo ASEAN kêu gọi kiềm chế về Biển Đông và căng thẳng Mỹ - Trung (24-06-2019)
    Ông Duterte nêu điều kiện điều tra chung với Trung Quốc vụ đâm tàu (22-06-2019)
    Thuyền trưởng tàu Philippines bị đâm ở Biển Đông thất vọng với Duterte (18-06-2019)
    Phản bác Trung Quốc, Philippines khẳng định tàu Việt Nam cứu ngư dân (16-06-2019)
    Biển Đông đón gió phương Tây (15-06-2019)
    Dân Philippines 'la làng' vì đội tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc (15-06-2019)
    Cả thế giới nhìn vào bãi Cỏ Rong (14-06-2019)
    Tàu sân bay Mỹ, Nhật diễn tập chung trên Biển Đông (13-06-2019)
    Philippines yêu cầu Bắc Kinh trừng trị những kẻ 'mọi rợ' đâm chìm tàu cá (13-06-2019)
    Thái Lan cấm đánh bắt cá 3 tháng trên vịnh Thái Lan (11-06-2019)
    Ông Duterte: 'Tôi yêu Trung Quốc, nhưng tôi... buồn lắm!' (01-06-2019)
    Mỹ cảnh báo chuyện biến công trình nhân tạo ở Biển Đông thành ‘trạm thu phí’ (01-06-2019)
    13 nghị sĩ Mỹ trình dự luật trừng phạt Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông (24-05-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155513906.