Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia
    Tin Thế Giới
Xuất hiện video quân đội Nga cứu lính Ukraine bị thương ở Donbass
    Tin Việt Nam
Đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ các biện pháp chống bán phá giá với hàng hóa Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
National Asian Pacific Center On Aging
    Tin Hoa Kỳ
Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
    Văn Nghệ
Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?
    Điện Ảnh
Diễn viên đóng Bồ Tát trong 'Tây du ký' qua đời
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận thời trẻ thua một sao nam Vbiz, danh tính chẳng ai xa lạ!
    Văn Học
Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Malaysia hứa không liên kết với nước lớn trong chuyện Biển Đông
Cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông giữa Malaysia và Trung Quốc đang khiến nhiều người lo ngại. Tuy vậy, một quan chức Malaysia khẳng định nước này vẫn xem ASEAN là chìa khóa giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông.



Ngoại trưởng Malaysia (trái) và người đồng cấp Trung Quốc trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP



Hôm 12-9, sau cuộc gặp tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Malaysia và Trung Quốc đã cùng công bố một cơ chế đối thoại và hợp tác song phương về vấn đề Biển Đông. Hai quan chức cấp cao tỏ ra rất hài lòng với sự kiện này bởi nó rơi vào đúng thời điểm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ giữa hai nước.



Ông Saifuddin Abdullah, người gọi ông Vương Nghị của Trung Quốc là "anh trai" trong cuộc gặp, cho biết cơ chế đối thoại mới sẽ do bộ ngoại giao hai nước cùng duy trì và thúc đẩy.



Như vậy, nếu không có gì trục trặc, Malaysia sẽ nối bước Philippines, trở thành quốc gia mới nhất có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc thiết lập cơ chế tham vấn song phương với Bắc Kinh.



Việc thành lập cơ chế song phương về Biển Đông đã làm dấy lên nhiều câu hỏi và nghi ngại, báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong đưa ra nhận định trong bài báo ngày 22-9.



Nổi cộm trong số đó là ý kiến cho rằng cơ chế này sẽ giải quyết luôn các tranh chấp về yêu sách lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Kuala Lumpur trên Biển Đông.



"Cơ chế song phương nói trên không phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp yêu sách lãnh thổ và hàng hải trên Biển Đông. Malaysia vẫn kiên trì và nhất quán với quan điểm rằng ASEAN là chìa khóa duy nhất để giải quyết các tranh chấp trong khu vực", một quan chức Malaysia am hiểu khẳng định tiết lộ với báo SMCP.



"Không nên đánh đồng cơ chế vừa được đề xuất với các cuộc đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông", quan chức này nhấn mạnh.



Tiết lộ của quan chức nói trên có phần phù hợp với những định hướng đối ngoại của Malaysia vừa được công bố hồi tuần trước.



Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad khẳng định sẽ không liên kết với bất kỳ cường quốc nào trong vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Đông Nam Á phải là một khu vực "hòa bình, hữu nghị và trung lập".



Song, theo nhận định của giới chuyên gia, bất kỳ cơ chế song phương nào về Biển Đông cũng đều có lợi cho Trung Quốc.



Chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, nhận định việc thành lập cơ chế cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách song phương.



"Quan trọng hơn, nó còn có lợi cho các tuyên truyền của Trung Quốc, rằng các nước châu Á có thể tự hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề an ninh của châu Á, không cần nước ngoài như Mỹ can thiệp vào", ông Storey lập luận với SCMP.



Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á, cảnh báo sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ khi thiết lập cơ chế tham vấn song phương và chỉ ra trường hợp của Philippines - quốc gia đã thiết lập cơ chế tương tự với Trung Quốc vào năm 2016.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)
    Nhật, Campuchia đưa ra tuyên bố chung về Ukraine, Myanmar và Biển Đông (21-03-2022)
    Philippines sẽ triển khai tàu tuần duyên lớn nhất hoạt động ở Biển Đông (28-02-2022)

Các bài viết cũ:
    Philippines tập trận 'tái chiếm đảo' sát Biển Đông (23-09-2019)
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông (22-09-2019)
    Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế Philippines ở Biển Đông (21-09-2019)
    Philippines nói Trung Quốc đã bớt khăng khăng loại ‘nước ngoài’ khỏi Biển Đông (15-09-2019)
    Trung Quốc lên tiếng vụ khu trục hạm USS Wayne E. Meyer của Mỹ áp sát Hoàng Sa (14-09-2019)
    Trung Quốc triển khai đội UAV, âm mưu giám sát đảo, thực thể ở Biển Đông (11-09-2019)
    Ông Duterte tuyên bố lờ phán quyết Biển Đông để khai thác dầu khí với Trung Quốc (11-09-2019)
    Phải ngăn 'sự bình thường mới' kiểu 'lát cắt salami' ở Biển Đông (10-09-2019)
    Ông Duterte không hài lòng khi ông Tập nói Biển Đông là 'tài sản' của Trung Quốc (05-09-2019)
    'Các diễn biến nghiêm trọng' tại Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực (04-09-2019)
    Nhật Bản lập đội cảnh sát đặc nhiệm bảo vệ đảo bị Trung Quốc tranh chấp (02-09-2019)
    Nhiều nước đồng thanh, Trung Quốc lạc điệu về Unclos (31-08-2019)
    Thương chiến đang ‘căng’, tàu chiến Mỹ lại thách thức Trung Quốc ở Biển Đông (29-08-2019)
    Kỳ vọng cam kết của Úc ở Biển Đông (23-08-2019)
    Mỹ muốn hợp tác với Ấn Độ duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông (18-08-2019)
    Việt Nam, Singapore ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên UNCLOS (15-08-2019)
    Tổng thống Duterte tuyên bố không chấp nhận Trung Quốc sở hữu Biển Đông (09-08-2019)
    Bộ Ngoại giao: Tàu khảo sát Trung Quốc rút khỏi thềm lục địa, EEZ Việt Nam hôm 7-8 (08-08-2019)
    Việt Nam rất 'thẳng thắn và chân thành' về chuyện Biển Đông ở AMM-52 (03-08-2019)
    Một số ngoại trưởng tại cuộc họp ASEAN lo ngại về sự cố ở Biển Đông (31-07-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 150047407.