Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin
    Tin Việt Nam
Việt Nam nêu vấn đề hợp tác công nghiệp bán dẫn và AI giữa Mỹ và ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
Phiên đấu giá 'Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Milon tại Hà Nội
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich (Munich Security),Tổng thống Joe Biden đã phát biểu:” Chúng tôi đã chuẩn bị tái đàm phán với P5+1 về chương trình hạt nhân của Iran”. Lời tuyên bố trên là khởi đầu cho sự hồi sinh hiệp ước 2015 dưới thời kỳ Obama-Biden.


Lời tuyên bố trên không tạo ra sự bất ngờ đối với giới quan sát chính trị Hoa Kỳ, về chiến lược hạn chế vũ khí tên lửa và nguyên tử đối với Cộng Hoà Hồi Giáo Iran trong chủ thuyết Biden. Điều mà giới chức thuộc đảng Cộng Hoà Hoa Kỳ cùng một số lãnh đạo thuộc Dân Chủ, muốn thấy Iran phải tuân thủ không được vượt qua quá mức cho phép làm giàu Uranium, trước khi dỡ bỏ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ. Song song cùng phát biểu của Tổng Thống Joe Biden, giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao đã nói cùng báo chí rằng Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đề nghị của khối EU kiểm tra các cuộc thảo luận bên trong JCPOA (The Joint Comprehensive Plan of Action) trong đó có cả vấn đề Iran. Đặc biệt Hoa Kỳ đưa ra quan điểm LHQ phải áp dụng lệnh trừng phạt Iran, nhưng ngưng biện pháp hạn chế đi lại đối với các nhà ngoại giao như trường hợp Nga và Trung Quốc.

Đứng trước nhu cầu của đất nước, người dân Iran hy vọng chính quyền Biden sẽ giải toả hay giảm bớt lệnh cấm vận áp dụng cho Iran dưới thời Donald Trump. Tuy nhiên, hiện nay Bạch Ốc vẫn còn đang phân vân chưa có một quyết định chính thức, do bởi Lực lượng Dân quân người Shiite ở Iraq tấn công tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Erbil do Iran hỗ trợ. Điều nầy đã được xác định bởi Ngoại trưởng Antony Blinken qua lời tuyên bố Iran phải chịu trách nhiệm về việc hậu thuẫn cho Dân quân Iraq.

Một nấc thang khác của Iran là cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế phát hiện sản lượng Uranium-kim loại của Iran đã vượt qua giới hạn ấn định của JCPOA. Cùng lúc ấy Tehran đe doạ sẽ cắt giảm đoàn thanh tra định kỳ do tổ chức IAEA. Đã thế, mặc cho lời đe doạ hay cảnh cáo của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Javad Zarif của Iran yêu cầu giảm nhẹ lệnh trừng phạt như một điều kiện đầu tiên để hai bên có thể đàm phán. Điều kiện trên của Iran lại được Tổng thống vừa đắc cử Ebrahim Raisi tuyên bố một cách mang nặng tính thách thức với chính quyền Biden, rằng: ” ông (Raisi) khẳng định sẽ không gặp Tổng thống Biden đàm phán chương trình hạt nhân. Và Hoa Kỳ có nghĩa vụ huỷ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt áp bức chống lại Iran”. Trong quá khứ Tổng Thống Donald Trump vô hiệu hoá thoả thuận được ký kết vào năm 2015 giữa Tổng thống Obama và chính quyền Tehran.

Kể từ ngày nhận chức đến nay, chủ thuyết Biden là chú trọng đến việc trở lại hoạt động bình thường với khối NATO, chương trình tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, hàn gắn những đổ vở với các nước Âu châu vốn dĩ bị rạn nức do Tổng Thống Trump gây nên, trong đó phương án tham gia thoả thuận hạt nhân với Iran nằm trong “Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung”đã được triển khai. Tuy nhiên, với Chương Trình Hành Động trên, các nhà chính sách đặt ra câu hỏi: Liệu rằng quyết định trên của Tổng Thống Biden là nhu cầu cần thiết ở giai đoạn nầy? Nhất là vấn đề vũ khí hạt nhân với Iran. Chính vì câu hỏi trên chúng ta nhận thấy giả thuyết cởi trói cấm vận cho Iran là tạo nên cơ hội để họ tiếp tục phát triển tên lửa và hạt nhân. Giống như trường hợp Trung Quốc, Hoa Kỳ hay chính xác hơn chính Nixon và Kissinger là tác nhân đã tạo ra cho Bắc Kinh cơ hội phát triển từ kinh tế đến quân sự. Như thế khi Iran làm chủ kho vũ khí hạt nhân Trung Đông sẽ về đâu? và Saudi Arabia và Do Thái sẽ hành xử ra sao một khi Iran mạnh? Do đó, khi chính quyền Trump rút khỏi JCPOA vào năm 2018 các nước Âu châu hụt hẫng nên vùng vẫy duy trì thoả ước hạt nhân với sự hỗ trợ từ Moscow và Bắc Kinh. Tuy thế, điều nầy vẫn không thành công. Vào tháng 1/2020 Tehran tuyên bố họ sẽ không tôn trọng giới hạn của JCPOA đối với chương trình hạt nhân của mình, vì người Âu châu là những kẻ đã không tuân thủ theo các điều khoản đã được ấn định, do động cơ Hoa Kỳ thúc đẩy.

Cho đến trước ngày bầu cử Tổng thống, quốc hội Iran đã thông qua đạo luật chỉ đạo cho cơ quan hạt nhân quốc gia thuộc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử (AEOI, Automatic Exchange of Infomation) giảm thiểu chiến dịch giảm leo thang hạt nhân. Nhưng mặt khác tiếp tục tăng lên sản xuất Uranium trên 28% giống như những gì sử dụng cho vũ khí hạt nhân. Tổ chức AEOI sẽ thiết kế thêm một lò phản ứng 40 Megawatt. Rõ ràng quốc hội Iran đã kích hoạt cho cuộc khủng hoảng hạt nhân giống như thời kỳ trước JCPOA. Thêm nữa một tân Tổng thống chính quyền mới dưới lãnh đạo của ông đạo quá khích Ebrahim Raisi không nhượng bộ lại tỏ ra thách thức. Ngoài ra cái chết của lãnh đạo chương trình hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh đã tăng thêm cường độ trả thù. Từ những mối thù “trăm năm” của người Iran đối với Âu châu, đặc biệt Mỹ, Do Thái và Saudi, cho dù thoả ước nào đi nữa thì Iran thời hậu Mohammad Reza Shah Pahlavi vẫn khó hoà đồng cùng cộng đồng Tây phương.

Trước đây trong một bài viết cho CNN Tổng thống Joe Biden đã mô tả chính sách của mình là:” cam kết không thay đổi về mục tiêu không cho Iran sỡ hữu vũ khí hạt nhân”. Sau đó ông đề nghị Tehran” một con đường ngoại giao tin cậy” để 2 bên thương thảo gồm các điều khoản đơn giản, nếu “ Iran quay trở lại tuân thủ nghiêm ngặt thoả thuận hạt nhân”. Và, “Hoa Kỳ sẽ trở lại như điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo”. Tuy nhiên, đến nay khi Tom Friedman hỏi Tổng Thống lời đề nghị trên có còn hiệu lực nữa không? Tổng Thống đã trả lời:” Nó sẽ khó khăn” nhưng “vâng”.

Tuân thủ thoả thuận hạt nhân duy nhất đòi hỏi trong chủ thuyết Biden là một thiếu sót lớn lao. Trong khi đó chính quyền quá khích Iran còn vi phạm nhân quyền, hỗ trợ khủng bố, hậu thuẫn ở Syria và Iraq cùng Yemen, đã không đề cập như một trong những điều kiện để đàm phán trở lại thoả ước 2015. Tiến xa hơn Iran tiếp tục phóng tên lửa và gửi vũ khí cho Hezbollah ở Syria, Lebanon, Lực lượng Dân quân Shiite ở Iraq và Houthis ở Yemen. Họ tiếp tục giam giữ công dân Mỹ… Có lẽ vì những điều kiện “không điều kiện” nên Tổng Thống Ebrahim Raisi tuyên bố sẽ không gặp Tổng Thống Biden trong vấn đề hạt nhân, và Hoa Kỳ phải giải toả lệnh cấm vận.

Đó là những thách thức trước mặt đối với Hoa Kỳ trước manh nha hạt nhân của Iran qua lời tuyên bố cường điệu không tương nhượng của họ. Từ đó, trong cuộc tiếp kiến tân Tổng thống Do Thái Reuven Rivlin tại phòng Bầu Dục, Tổng thống Biden đã tái khẳng định tình hữu nghị giữa Do Thái và Hoa Kỳ vững như bàn thạch và Hoa Kỳ xác định Iran sẽ không thể sỡ hữu vũ khí hạt nhân trong thời điểm của Joe Biden (On my Watch). Đổi lại Reuven Rivlin tuyên bố rằng Do Thái không có một đồng minh nào lớn mạnh và tin tưởng hơn như Hoa Kỳ.

Tất cả những lời tuyên bố trên từ Tổng thống Joe Biden cho đến Tổng thống Do Thái Reuven Rivlin và ngay cả Iran Ebrahim Raisi chỉ là những chuyển động trong hiện tượng chính trị, vì tự nó còn tuỳ thuộc vào yếu tố Nga- Trung, kể cả tình hình Trung Đông. Do đó, ngày mai ra sao chúng ta chờ đợi…/.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)

Các bài viết cũ:
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
    Trục Quay Chiến Lược (02-02-2021)
    Chính sách đối ngoại của Joe Biden; nếu trúng cử. (21-10-2020)
    Liên Minh Á Châu (12-09-2020)
    Trung cộng trước cơn thịnh nộ của Hoa kỳ (09-08-2020)
    Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ). (05-07-2020)
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155995912.