Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc
    Tin Thế Giới
Chiêu mộ công dân Cuba cho xung đột ở Ukraine
    Tin Việt Nam
Trao Kỷ niệm chương Vì hòa bình, hữu nghị tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nổ súng ở Trung tâm thương mại Siam Paragorn (Bangkok), hàng trăm người bỏ chạy
    Tin Hoa Kỳ
Ngăn chính phủ đóng cửa, Tổng thống Biden gấp rút làm điều này
    Văn Nghệ
'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu?
    Điện Ảnh
Hiệu trưởng Dumbledore của 'Harry Potter' qua đời
    Âm Nhạc
HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay!
    Văn Học
Lớp học tiếng Anh cho trẻ em khó khăn tại chùa Diệu Pháp

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Campuchia xem xét miễn cách ly với người nhập cảnh đã tiêm mũi tăng cường
Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế Campuchia đang xem xét khả năng áp dụng quy định tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 để miễn cách ly đối với người nhập cảnh.

Quy định này nhằm đảm bảo thành công của chiến dịch miễn dịch cộng đồng tại Campuchia.

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, báo Khmer Times của Campuchia dẫn lời người phát ngôn của Bộ Y tế nước này Hok Kimcheng ngày 12/1 cho biết bộ này đang tính toán áp dụng thêm điều kiện miễn cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh từ các nước khác vào Campuchia, theo đó mọi trường hợp nhập cảnh đều phải tiêm mũi tăng cường sau thời gian tối đa 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ hai.

Quan chức trên cho biết Campuchia hiện có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 ở mức cao và tiến sát mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong nước, do đó cần giám sát chặt khả năng lây lan từ người nhập cảnh. Bên cạnh đó, do biến thể Omicron có khả năng lây lan rất nhanh nên việc Campuchia yêu cầu người nhập cảnh phải có giấy chứng nhận tiêm mũi tăng cường là cần thiết. Tuy nhiên, quy định mới nói trên sẽ gặp khó khăn trong tương lai gần vì một số quốc gia chưa có lộ trình tiêm mũi tăng cường.

Trong khi đó, nhằm thúc giục người dân ở thủ đô nhanh chóng đi tiêm mũi tăng cường, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã áp dụng các điều kiện chặt chẽ hơn đối với người đến cơ quan công quyền hoặc các cơ sở kinh doanh.

Cụ thể, ngày 11/1, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đã ra chỉ thị yêu cầu xuất trình thẻ tiêm phòng COVID-19 tại các điểm đến, đồng thời cấm những người chưa tiêm mũi tăng cường trong vòng 6 tháng sau mũi thứ hai được vào các điểm kinh doanh ăn uống, dịch vụ giải trí. Cùng với đó, chính quyền thủ đô Phnom Penh cũng siết chặt kiểm tra và phạt tiền đối với người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng với mức phạt từ 50-250 USD.

Trong khi đó, tại Indonesia, phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu tăng tốc độ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Đỏ Trắng do nước này tự nghiên cứu và bào chế nhằm đẩy nhanh việc tiêm chủng tăng cường trong nước.

Theo ông Widodo, mũi tiêm tăng cường được cung cấp miễn phí cho mọi người dân Indonesia tại các cơ sở y tế thuộc sở hữu của nhà nước. Hiện tại Cơ quan thực phẩm và dược phẩm của nước này (BPOM) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của các hãng dược phẩm Sinovac, Pfizer, AstraZeneca, Moderna và Zifivax để tiêm mũi tăng cường cho những người trên 18 tuổi đã tiêm mũi thứ hai cách đây hơn sáu tháng, trong đó ưu tiên người già và người bị suy giảm khả năng miễn dịch.

Tuyên bố trên của Tổng thống Widodo được đưa ra sau khi Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin đề xuất một lộ trình sản xuất và sử dụng vaccine ngừa COVID-19 nội địa tại một cuộc họp diễn ra vào ngày 13/1 với sự tham dự của một số bộ trưởng và đại diện nhà sản xuất vaccine Đỏ Trắng, theo đó loại vaccine này tiêm cho người trưởng thành sẽ ra mắt chậm nhất là vào tháng 3/2022, và vaccine cho trẻ em là trước tháng 6/2022 và hạn ra mắt vaccine để tiêm mũi tăng cường là tháng 8/2022.

Trước mắt, chương trình tiêm chủng có thể được tiếp tục bằng các loại vaccine nhập khẩu và tiêm tăng cường bằng vaccine nội địa. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng đang nỗ lực để vaccine nội địa đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn dự trữ trong nước để có thể kịp thời ứng phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Trước đó, ngày 12/1, Indonesia đã triển khai chương trình tiêm đại trà mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh quốc gia có dân số lớn thứ 4 trên thế giới này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất trong gần 3 tháng qua do biến thể Omicron lây lan nhanh.

Vaccine Đỏ Trắng là sản phẩm của nỗ lực sản xuất vaccine độc lập của Indonesia với 6 tổ chức tham gia gồm Viện sinh học phân tử Eijkman (EIMB), Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Đại học Indonesia, Viện Công nghệ Bandung, Đại học Gadjah Mada, Đại học Padjadjaran và Đại học Airlangga (Unair).
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chiêu mộ công dân Cuba cho xung đột ở Ukraine (03-10-2023)
    Ukraine liên tiếp tấn công Crưm, Hạm đội Biển Đen của Nga thay đổi hoạt động (03-10-2023)
    Dự định huấn luyện binh sĩ cho Ukraine, Anh bị Nga ra cảnh báo 'gắt' (01-10-2023)
    Các nước trong khu vực nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Israel khiến Iran 'nóng mặt' (01-10-2023)
    Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức (01-10-2023)
    Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á (01-10-2023)
    Phản ứng của chính giới CH Séc đối với kết quả cuộc bầu cử ở Slovakia (01-10-2023)
    Đảng Công nhân người Kurd nhận trách nhiệm vụ đánh bom khủng bố ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ (01-10-2023)
    Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi với Đức (01-10-2023)
    Tổng thống Nga gặp cựu chỉ huy Wagner bàn về xung đột ở Ukraine (29-09-2023)
    Quân đội Ukraine tiến công rầm rộ trên các mặt trận (29-09-2023)
    Hạ viện Mỹ bác dự luật viện trợ 300 triệu USD cho Ukraine (29-09-2023)
    Mỹ và đồng minh lên tiếng việc Triều Tiên đưa chính sách hạt nhân vào hiến pháp (28-09-2023)
    Nga triển khai làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái vào Ukraine (28-09-2023)
    Quân đội Nga nhận lô tiêm kích Su-57 và Su-35S mới (28-09-2023)
    Tổng thư ký NATO gặp tổng thống Ukraine, chuẩn bị 'bơm' vũ khí cho Kiev? (28-09-2023)
    Tình hình Ukraine: Kiev khẳng định sắp có 'tin tốt lành' từ Zaporizhzhia, 10.000 lính đầu hàng trước Nga, Mỹ và Anh tham gia vụ tấn công Crimea? (27-09-2023)
    Nga rất xem trọng đồng minh này! (27-09-2023)
    Triều Tiên trục xuất binh sĩ quân đội Hoa Kỳ vì 'xâm nhập bất hợp pháp' (27-09-2023)
    Ngoại trưởng Nga cởi mở trong việc trao trả lại 4 vùng Moscow sáp nhập cho Ukraine? (27-09-2023)

Các bài viết cũ:
    Australia thu hẹp đối tượng cách ly vì thiếu lao động (13-01-2022)
    Hành động bí ẩn của Mỹ khi Triều Tiên phóng tên lửa (12-01-2022)
    Đối thoại Nga-NATO: Điểm khởi đầu hay bế tắc? (12-01-2022)
    Trung Quốc phong tỏa thành phố 5 triệu dân do biến thể Omicron (12-01-2022)
    Hong Kong (Trung Quốc) siết chặt quy định phòng chống dịch COVID-19 (12-01-2022)
    Thái Lan: Tổng LSQ Việt Nam đưa đồng bào về quê đón Tết bằng đường bộ (12-01-2022)
    Điểm nóng xung đột châu Phi: Nga và Trung Quốc chung hành động (12-01-2022)
    Chuyên gia cảnh báo nguy cơ hư hại cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực (12-01-2022)
    Hàn Quốc tạm ngừng du lịch đến Khu phi quân sự biên giới liên Triều (12-01-2022)
    Máy bay chiến đấu lao vào núi, phi công Hàn Quốc thiệt mạng (11-01-2022)
    Italy nêu bật ưu tiên duy trì mở cửa trường học và tiêm vaccine ngừa COVID-19 (11-01-2022)
    Nhật Bản gia hạn lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh đến cuối tháng 2 (11-01-2022)
    Indonesia hỗ trợ y tế từ xa đối với các ca nhiễm biến thể Omicron (11-01-2022)
    Trung Quốc tiếp tục phong tỏa thành phố 5,5 triệu dân vì 2 ca nhiễm Omicron (11-01-2022)
    Điện Kremlin đánh giá đối thoại Nga-Mỹ ở Geneva là bước khởi đầu tích cực (11-01-2022)
    Lượng khí phát thải gây hiệu nhà kính tăng lên mức kỷ lục trong 2021 (10-01-2022)
    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh dương tính với COVID-19 (10-01-2022)
    Dịch COVID-19: Thái Lan phát miễn phí 1 triệu bộ xét nghiệm nhanh (10-01-2022)
    Đại sứ Afghanistan tại Trung Quốc gửi tâm thư (10-01-2022)
    NATO cảnh báo Nga, tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraina (10-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bên Sông


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 149188538.