Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Phương Tây ứng phó ra sao trước sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Nga?
Trong bối cảnh xung đột quân sự ở Ukraine, người ta lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân lớn hơn lúc nào hết. Phương Tây đã nỗ lực tránh can dự trực tiếp vào xung đột này, đồng thời theo dõi sát sao mọi động tĩnh của lực lượng hạt nhân Nga.

Joe Cirincione - một chuyên gia về vũ khí hạt nhân từng làm Chủ tịch Quỹ Ploughshares, nói: “Vũ khí hạt nhân không giống các vũ khí khác… Và đó mới chỉ là phần nổ, chưa nói đến tác động về nhiệt và phóng xạ được tạo ra từ vụ nổ”.

Hiện nay Nga và Mỹ gộp lại sở hữu 90% kho vũ khí hạt nhân chiến lược toàn thế giới. Trong đó, kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn được đánh giá ưu thế hơn của Mỹ.

Rất ít khả năng Nga sẽ sử dụng các vũ khí hạt nhân mạnh nhất của mình để giải quyết “mọi khúc mắc” với Ukraine. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhất trí rằng khả năng cao hơn là Moscow sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân có sức công phá hạn chế hơn để đạt các mục tiêu cụ thể trên chiến trường. Nhưng cũng chính các chuyên gia đó cảnh báo, một khi vũ khí hạt nhân được kích nổ trên chiến trường, việc kiểm soát những điều xảy ra sau đó là điều khó khăn.

Hans Kristensen - Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ nói: “Một khi nói đến hạt nhân, mọi thứ đều không thể dự đoán được. Do vậy, khi bom hạt nhân đã nổ thì không rõ mọi chuyện sau đó sẽ tiến xa đến đâu”.

Kho vũ khí hạt nhân Nga lớn cỡ nào?

Câu hỏi này rất khó trả lời.

Vũ khí hạt nhân thường được chia thành 2 nhóm: vũ khí chiến lược - đầu đạn hạt nhân gắn trên các tên lửa tầm xa có thể vượt đại dương và đe dọa các đối thủ, và vũ khí chiến thuật - có năng lực giới hạn và phục vụ mục tiêu giới hạn.

Mỹ nắm tương đối rõ vũ khí chiến lược của Nga, bởi lẽ hai nước được yêu cầu tiết lộ thông tin này theo các điều khoản của New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí vẫn còn tồn tại. Vũ khí chiến lược của Nga lại chia làm loại triển khai trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và bom phóng từ oanh tạc cơ.

Nhưng khi nói đến vũ khí chiến thuật, cộng đồng tình báo Mỹ chỉ có thể đưa ra sự ước đoán. Các cơ quan khác nhau của Mỹ sẽ đưa ra các ước tính khác nhau. Con số chung dao động từ 1.000 đến 2.000 vũ khí chiến thuật, các vũ khí này có thể phóng từ bệ phóng mặt đất, chiến hạm và máy bay nhưng chưa được triển khai sẵn.

Sau khi nghiên cứu thận trọng, Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ ước tính số vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Nga có là 1.912 đơn vị. Tuy nhiên, liên đoàn này cũng cảnh báo rằng con số này có thể bao gồm các vũ khí đã cho nghỉ hưu.

Các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga

Nga sở hữu nhiều loại vũ khí hạt nhân chiến thuật khác nhau. Một số được thiết kế cho sử dụng trong hải quân, một số để lực lượng không quân sử dụng, và số còn lại dành cho lục quân.

Sức công phá sẽ khác biệt tùy theo mục đích. Chẳng hạn, một boong-ke sẽ cần loại vũ khí mạnh để xuyên thủng, trong khi mục tiêu là máy bay chiến đấu thì không cần vũ khí mạnh đến vậy để hạ gục.

Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ tin rằng Nga có khoảng 500 vũ khí hạt nhân chiến thuật thuộc về không quân, các đầu đạt hạt nhân này có thể nằm trong bom trọng trường hoặc tên lửa hành trình không đối đất. Các máy bay mà Nga dùng để ném các loại bom này là oanh tạc cơ Tu-22 hoặc cường kích hiện đại Su-34.

Nga cũng có thể dùng hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander phóng từ mặt đất để phóng đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Iskander có thể là phương tiện phóng hạt nhân ưa thích của Nga. Kristensen thuộc Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ giải thích: “Đơn giản là vì hệ thống này đáng tin cậy nhất, có cơ hội cao nhất đánh trúng mục tiêu. Tên lửa này không thể bị bắn hạ”.

Sức công phá và mức độ hủy diệt của vũ khí hạt nhân

Sức công phá của vũ khí hạt nhân được đo bằng đương lượng nổ TNT. Bộ Năng lượng Mỹ ước tính rằng các quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki có sức công phá tương ứng là 15 và 21 kiloton, với đương lượng nổ là 15.000 tấn và 21.000 tấn thuốc nổ cực mạnh TNT.

Các vũ khí hạt nhân chiến lược hiện đại có sức mạnh khổng lồ. Các quả bom tiêu chuẩn có sức công phá 500 kiloton, 800 kiloton và thậm chí 1 megaton (tương đương 1 triệu tấn TNT). Nga giữ kỷ lục về vũ khí mạnh nhất từng phát nổ: Năm 1961 Nga (khi ấy là Liên Xô) thử nghiệm một quả bom có sức công phá ít nhất là 50 megaton, mang biệt danh “Bom Sa hoàng”, nghĩa là “vua của các loại bom”.

Các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có sức công phá từ 10 đến 100 kiloton, nên các bom chiến thuật loại trung bình hiện nay vẫn có tiềm năng hủy diệt lớn hơn các bom từng sử dụng ở Hiroshima và Nagasaki.

Ngoài ra, Nga và Mỹ còn có các vũ khí hạt nhân mini với sức công phá dưới 1 kiloton. Nhưng ngay cả các trái bom với sức công phá 0,3 kiloton cũng có sức nổ tương đương vụ nổ cảng Beirut năm 2020.

Nếu số kiloton càng lớn thì sức công phá càng lớn, còn các yếu tố khác có thể ngang hàng nhau. Nhưng trên thực tế các yếu tố khác thường không ngang hàng. Địa hình có thể là một nhân tố gây ảnh hưởng. Nếu có đồi núi trong khu vực của vụ nổ, chúng sẽ chặn một phần hiệu ứng phóng xạ từ vụ nổ. Nếu vụ nổ xảy ra trong lòng đất, bản thân đất sẽ hấp thụ một phần năng lượng từ vụ nổ. Việc vũ khí hạt nhân bị kích nổ trên bề mặt hay ở phía trên bề mặt cũng tạo ra sự khác biệt lớn.

Ứng phó với tình huống bị tấn công hạt nhân

Ngoài sức công phá trực tiếp từ vụ nổ, còn có vấn đề phóng xạ, rác phóng xạ và yếu tố nhiễm độc dài hạn.

Nhưng theo Kristensen, vẫn có cách để tránh tác động từ vụ nổ nếu người dân trong khu vực nổ biết cách ẩn nấp hợp lý (tuy nhiên phương tiện để ẩn nấp có thể không có sẵn trong vùng chiến sự).

Kristensen tư vấn: “Nếu xuống tầng hầm, ở đó trong 3-4 ngày mà không bật hệ thống thông gió thì sau đó phóng xạ nặng sẽ biến mất, và bạn có thể ra ngoài. Nhưng mặc dù mọi người có thể đễ thở hơn vào lúc này, họ vẫn sẽ phải bảo đảm nguồn cung nước và thực phẩm không bị gián đoạn”.

Về lý thuyết, việc phóng vũ khí hạt nhân có thể được thực hiện sau vài phút từ khi có lệnh ban ra. Tuy nhiên với vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga, mọi thứ có thể lâu hơn.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được cất trữ tại một số cơ sở trên lãnh thổ Nga. Muốn sử dụng số vũ khí này thì trước tiên phải đưa chúng ra khỏi kho rồi vận chuyển đến vị trí phóng. Theo các chuyên gia, quá trình này mất nhiều ngày. Và các hoạt động đó có thể bị các cơ quan tình báo của Mỹ và châu Âu nhận ra. Các cơ quan này sẽ theo dõi các động thái như huy động các đơn vị quân sự mà vốn ít hoạt động, sự gia tăng hiện diện của các lực lượng chiến lược, và các xe tải hoặc tàu hỏa có dấu hiệu di chuyển về phía Ukraine từ các vị trí mà giới chức phương Tây biết chắc là có vũ khí hạt nhân cất trữ.

Kristensen cho biết, khi các cơ quan tình báo Mỹ còn im hơi lặng tiếng thì khả năng Nga tấn công hạt nhân vào Ukraine là rất thấp./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng (26-07-2024)
    Tàu cao tốc Pháp tê liệt vì bị phá hoại ngay trước khai mạc Olympic Paris (26-07-2024)
    Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bị bắt (26-07-2024)
    Moscow lên tiếng về kế hoạch hậu cần quân sự của Washington tại Biển Đen (26-07-2024)
    Ông Zelensky: Ukraine tự sản xuất tên lửa tầm xa để tấn công Nga (25-07-2024)
    Hàng chục huấn luyện viên nước ngoài bỏ mạng ở Ukraine, Đức ra điều kiện với Nga (25-07-2024)
    Cảnh tượng từ sân bay Anh khiến cả thế giới bị sốc (25-07-2024)
    Đòn giáng trả của Hungary vào Kiev (24-07-2024)
    Phản ứng bất ngờ của Điện Kremlin trước đề xuất đàm phán hòa bình của Ukraine (24-07-2024)
    Tổng tư lệnh Ukraine nói về khả năng lật ngược thế cờ trước Nga (24-07-2024)
    Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực (24-07-2024)
    Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang (23-07-2024)
    Nhật Bản lần đầu áp đặt trừng phạt người Israel định cư ở Bờ Tây (23-07-2024)
    Nga phản ứng trước khả năng bà Harris trở thành ứng viên tổng thống (22-07-2024)
    Hải quân Iran trục vớt thành công tàu khu trục Sahand (21-07-2024)
    Hé lộ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump (21-07-2024)
    Chiến đấu cơ Nga lao lên chặn cặp 'pháo đài bay' B-52H Mỹ gần không phận (21-07-2024)
    Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn (21-07-2024)
    Ngăn xe chở bệnh nhân về gặp gia đình lần cuối, tài xế ở Trung Quốc gây phẫn nộ (21-07-2024)
    Chuyến tàu khách đầu tiên kết nối hai thủ đô Lào - Thái Lan (20-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc đưa tàu trang bị súng đại bác lớn nhất đi vào lãnh hải Nhật (26-11-2022)
    Ông Putin nói về yếu tố ngăn xung đột Ukraine xảy ra, Nga bị nghi đã cạn kiệt tên lửa (26-11-2022)
    Tổng thống Nga Putin tiết lộ điều ông tiếc nuối về Donbass (26-11-2022)
    Ông Tokayev tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Kazakhstan (26-11-2022)
    Nga quyết dồn Ukraine bằng tập kích tên lửa quy mô lớn? (24-11-2022)
    Moscow: Hành động tra tấn tù binh Nga của Ukraine vi phạm Công ước Geneva (24-11-2022)
    Mũi đất Kinburn, nước cờ tiếp theo của Ukraine sau khi Nga rút khỏi Kherson (24-11-2022)
    Tổng thống Belarus cảnh báo Ukraine về nguy cơ 'bị phá hủy hoàn toàn' (24-11-2022)
    Tình báo Mỹ muốn chiêu mộ người Nga, Mátxcơva lên tiếng (24-11-2022)
    Châu Âu chậm trừng phạt Nga, Ukraine chỉ trích (23-11-2022)
    Các chính trị gia Nga nói gì về khả năng Ukraine tấn công giành lại Crimea? (23-11-2022)
    Thổ Nhĩ Kỳ ném bom gần 500 mục tiêu ở Syria và Iraq (23-11-2022)
    Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine? (23-11-2022)
    Ukraine lo lắng về Elon Musk (22-11-2022)
    Trực thăng quân sự Iraq gặp nạn ở phía Bắc Baghdad (22-11-2022)
    Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản xin từ chức sau bê bối về tiền tài trợ (20-11-2022)
    Nga sắp đưa thêm hệ thống tên lửa 'bất khả xâm phạm' vào trực chiến (20-11-2022)
    Phương Tây thuyết phục Kiev đàm phán với Moscow, còi báo động hú khắp Ukraine (20-11-2022)
    Đức cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Nga và NATO (20-11-2022)
    Trung Quốc sẵn sàng tổ chức cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung - Mỹ (20-11-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154266118.