Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
'Bỏ quên' thương mại, Mỹ đang nhường 'át chủ bài' về tay Trung Quốc
Với việc 'bỏ quên' thương mại trong chiến lược an ninh quốc gia và xu hướng bảo hộ ngày càng tăng trong quá trình hoạch định chính sách trong nước, Mỹ rõ ràng có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Theo trang mạng aspistrategist.org.au, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mất khá nhiều thời gian để đưa ra chiến lược an ninh quốc gia, và chiến lược này cuối cùng đã được công bố vào tháng 10/2022. Chiến lược nêu rõ, Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh duy nhất của Mỹ, âm mưu định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để làm như vậy”.

Thương mại - Công cụ bị thiếu trong chiến lược mới của Mỹ

Trong số tất cả các công cụ mà Mỹ có thể triển khai trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc mới này, một công cụ quan trọng đang bị thiếu trong chiến lược mới của Washington, đó là thương mại. Trung Quốc trỗi dậy được là nhờ đã thành công trên con đường trở thành một cường quốc thương mại.

Các chính quyền trước đây của Mỹ hiểu rằng, thương mại là chìa khóa cho sự thống trị toàn cầu của Mỹ. Chẳng hạn, chiến lược an ninh quốc gia năm 2015 của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã vạch ra một chương trình nghị sự thương mại đầy tham vọng, được thiết kế để đưa Mỹ trở thành “trung tâm của khu vực thương mại tự do chiếm 2/3 nền kinh tế toàn cầu”.

Chính quyền của ông Obama sau đó đã đàm phán một hiệp định thương mại với 11 quốc gia khác ở vành đai Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, và một Hiệp định đầu tư xuyên Đại Tây Dương. Nhưng cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đều bị người kế nhiệm của ông Obama là Tổng thống Donald Trump hủy bỏ.

Chiến lược của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden nêu rõ rằng “sự thịnh vượng của nước Mỹ dựa vào một hệ thống kinh tế quốc tế và thương mại công bằng và cởi mở”. Tuy nhiên, chiến lược này tránh dùng từ “tự do” khi đề cập thương mại, và không đưa ra kết luận chính sách nào từ quan sát quan trọng này.

Thay vào đó, nó nhấn mạnh các biện pháp “ngoài thương mại”, với nhiều tham chiếu đến các nỗ lực của Hội đồng Công nghệ và Thương mại Liên minh châu Âu-Mỹ và nhóm Bộ tứ gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng thông qua các biện pháp kiểm soát đầu tư và công nghệ chặt chẽ hơn.

Đây chắc chắn là những mối quan tâm quan trọng. Tuy nhiên, những biện pháp như vậy không thể thay thế cho một chính sách mạnh mẽ hướng tới mở cửa thị trường toàn cầu cho thương mại và đầu tư. Kinh nghiệm gần đây cho thấy tại sao việc theo đuổi các hiệp định thương mại mới vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Hàn Quốc chỉ mới hình thành được hơn 1 thập niên, nhưng nó đã thúc đẩy thương mại song phương lên hơn 50%, mang lại lợi ích sâu rộng cho cả hai bên. Đồng thời, thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã giảm khoảng 15% kể từ khi Anh rời EU (Brexit), đặc biệt là với những tác động có hại rõ ràng đối với nền kinh tế của nước này.

Mặc dù không có thuế quan mới, song nhiều quy tắc, quy định và tiêu chuẩn hiện phải được điều chỉnh. Các hiệp định thương mại tự do thường được coi là điều hiển nhiên. Nhưng như những ví dụ này cho thấy, chúng rất quan trọng.

Chương trình nghị sự thương mại mạnh mẽ của Bắc Kinh

Mặc dù Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân thủ các cam kết của mình trong các hiệp định thương mại, nhưng điều đó không ngăn cản nước này làm sâu sắc thêm các mối quan hệ thương mại.

Trung Quốc hiện là nền kinh tế thành viên lớn nhất của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng đã nộp đơn xin tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, không có Mỹ), mà tiền thân của hiệp định này là TPP.

Do đó, không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của chương trình nghị sự thương mại mạnh mẽ của Trung Quốc.

Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng các mối quan hệ thương mại và kinh tế và chắc chắn rằng những điều này cũng củng cố quyền lực chính trị của nước này.

Sự khác biệt giữa quỹ đạo thương mại của Trung Quốc và Mỹ rất rõ ràng. Trong số 193 quốc gia trên thế giới, chỉ có 20 quốc gia coi Mỹ - vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới - là đối tác thương mại số 1 của họ.

Danh sách này bao gồm Canada, Mexico và nhiều nền kinh tế nhỏ ở Caribbean và Trung Mỹ, nhưng không có một quốc gia châu Á hay châu Phi nào.

Ngược lại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của EU, và phần còn lại của thế giới ngày càng bị chia rẽ giữa 2 cường quốc thương mại này. Ngoài việc có ảnh hưởng ở phần lớn khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc còn rất quan trọng ở châu Phi và đang mở rộng ảnh hưởng đáng kể vào Mỹ Latinh.

Điều đáng chú ý là hiện có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có thương mại với Trung Quốc, gấp đôi so với thương mại với Mỹ.

Với việc “bỏ quên” thương mại trong chiến lược an ninh quốc gia và xu hướng bảo hộ ngày càng tăng trong quá trình hoạch định chính sách trong nước, Mỹ rõ ràng có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Mặc dù EU có thể và nên ủng hộ các mối quan hệ thương mại toàn cầu sâu rộng và cởi mở hơn, nhưng việc Mỹ vắng mặt trong những nỗ lực này có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm thế thượng phong. Điều đó sẽ dẫn đến sự phân nhánh địa chính trị rõ ràng trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo Mỹ nên chăng xem xét lại lập trường hiện tại trước khi quá muộn?
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng (26-07-2024)
    Tàu cao tốc Pháp tê liệt vì bị phá hoại ngay trước khai mạc Olympic Paris (26-07-2024)
    Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bị bắt (26-07-2024)
    Moscow lên tiếng về kế hoạch hậu cần quân sự của Washington tại Biển Đen (26-07-2024)
    Ông Zelensky: Ukraine tự sản xuất tên lửa tầm xa để tấn công Nga (25-07-2024)
    Hàng chục huấn luyện viên nước ngoài bỏ mạng ở Ukraine, Đức ra điều kiện với Nga (25-07-2024)
    Cảnh tượng từ sân bay Anh khiến cả thế giới bị sốc (25-07-2024)
    Đòn giáng trả của Hungary vào Kiev (24-07-2024)
    Phản ứng bất ngờ của Điện Kremlin trước đề xuất đàm phán hòa bình của Ukraine (24-07-2024)
    Tổng tư lệnh Ukraine nói về khả năng lật ngược thế cờ trước Nga (24-07-2024)
    Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực (24-07-2024)
    Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang (23-07-2024)
    Nhật Bản lần đầu áp đặt trừng phạt người Israel định cư ở Bờ Tây (23-07-2024)
    Nga phản ứng trước khả năng bà Harris trở thành ứng viên tổng thống (22-07-2024)
    Hải quân Iran trục vớt thành công tàu khu trục Sahand (21-07-2024)
    Hé lộ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump (21-07-2024)
    Chiến đấu cơ Nga lao lên chặn cặp 'pháo đài bay' B-52H Mỹ gần không phận (21-07-2024)
    Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn (21-07-2024)
    Ngăn xe chở bệnh nhân về gặp gia đình lần cuối, tài xế ở Trung Quốc gây phẫn nộ (21-07-2024)
    Chuyến tàu khách đầu tiên kết nối hai thủ đô Lào - Thái Lan (20-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Ukraine đoán Nga huy động thêm quân, rộ tin NATO cạn vũ khí vì viện trợ Kiev (27-11-2022)
    Ukraine kích hoạt báo động không kích (27-11-2022)
    Chiến tranh Thế giới thứ ba và liên minh nào có khả năng được hình thành? (27-11-2022)
    NATO tập trận lớn tại hành lang chiến lược sát biên giới Nga (26-11-2022)
    Phương Tây ứng phó ra sao trước sức mạnh hủy diệt của kho vũ khí hạt nhân Nga? (26-11-2022)
    Trung Quốc đưa tàu trang bị súng đại bác lớn nhất đi vào lãnh hải Nhật (26-11-2022)
    Ông Putin nói về yếu tố ngăn xung đột Ukraine xảy ra, Nga bị nghi đã cạn kiệt tên lửa (26-11-2022)
    Tổng thống Nga Putin tiết lộ điều ông tiếc nuối về Donbass (26-11-2022)
    Ông Tokayev tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Kazakhstan (26-11-2022)
    Nga quyết dồn Ukraine bằng tập kích tên lửa quy mô lớn? (24-11-2022)
    Moscow: Hành động tra tấn tù binh Nga của Ukraine vi phạm Công ước Geneva (24-11-2022)
    Mũi đất Kinburn, nước cờ tiếp theo của Ukraine sau khi Nga rút khỏi Kherson (24-11-2022)
    Tổng thống Belarus cảnh báo Ukraine về nguy cơ 'bị phá hủy hoàn toàn' (24-11-2022)
    Tình báo Mỹ muốn chiêu mộ người Nga, Mátxcơva lên tiếng (24-11-2022)
    Châu Âu chậm trừng phạt Nga, Ukraine chỉ trích (23-11-2022)
    Các chính trị gia Nga nói gì về khả năng Ukraine tấn công giành lại Crimea? (23-11-2022)
    Thổ Nhĩ Kỳ ném bom gần 500 mục tiêu ở Syria và Iraq (23-11-2022)
    Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine? (23-11-2022)
    Ukraine lo lắng về Elon Musk (22-11-2022)
    Trực thăng quân sự Iraq gặp nạn ở phía Bắc Baghdad (22-11-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154264268.