Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Đâu là những cú sốc có thể đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2023?
Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy 'những cú sốc bất lợi hơn nữa' có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái vào năm 2023, trong đó các quốc gia nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương.

Liệu các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có đủ sức chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát? Dù lạm phát đã chậm lại kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu vào tháng 2/2020 nhưng đã nhanh chóng gia tăng và đạt mức 10% trong năm 2022 do tác động từ các chương trình kích thích kinh tế của các chính phủ, cú sốc hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine…

Lạm phát

Chi phí đi vay tăng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ đã góp phần vào sự sụt giảm đáng kinh ngạc về giá trị của cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu trong năm 2022. Theo dữ liệu của Bloomberg, thị trường nợ đã bị tắc nghẽn, với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm trung bình ở Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) tăng từ 0,7% lên 3%.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, các dấu hiệu cho thấy lạm phát sắp đạt đỉnh đã trở nên rõ ràng hơn. Việc giảm bớt áp lực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, giá năng lượng và lương thực giảm và nhu cầu sụt giảm trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh đã khiến giá cả ở một số nền kinh tế lớn chậm lại.

Lạm phát ở Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới giảm xuống 7,1% trong tháng 11, mức thấp nhất trong gần một năm, trong khi giá cả ở khu vực đồng Euro giảm lần đầu tiên sau 17 tháng.

Tuy nhiên, ngay sau khi nỗi lo lạm phát bắt đầu lắng xuống thì các nhà đầu tư lo lắng về suy thoái kinh tế, càng trở nên trầm trọng hơn do chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ.

Suy thoái kinh tế

Tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng 1/3 nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ suy giảm trong năm nay, với châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đồng loạt tăng trưởng chậm lại.

Trong báo cáo tóm tắt của Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hôm 3/1 cho thấy “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái vào năm 2023, trong đó các quốc gia nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương.

Theo WB, ngay cả khi không có một cuộc khủng hoảng nào khác, tăng trưởng toàn cầu trong năm nay “dự kiến sẽ giảm tốc mạnh, phản ánh sự thắt chặt chính sách đồng bộ nhằm kiềm chế lạm phát rất cao, điều kiện tài chính xấu đi và sự gián đoạn liên tục do cuộc xung đột Ukraine”.

Một số nhà đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ buộc phải bắt đầu cắt giảm lãi suất do mức độ nghiêm trọng của suy thoái và tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường.

Các nhà giao dịch trái phiếu đang định giá khả năng lãi suất thấp hơn đáng kể ở Mỹ trong nửa cuối năm 2023, bất chấp những đề xuất từ Fed rằng cơ quan này vẫn chưa kết thúc chiến dịch tăng lãi suất.

Dù vậy, những bằng chứng cho thấy một cuộc suy thoái toàn diện sắp xảy ra càng rõ ràng thì áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải nhượng bộ càng lớn.

Năm ngoái, thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt là rất rõ ràng, chi phí đi vay đã tăng mạnh sau khi cú sốc lạm phát bị đánh giá thấp. Năm nay, suy thoái trên diện rộng càng gia tăng áp lực lên các ngân hàng trung ương, các nhiệm vụ, mục tiêu vì thế ngày càng trở nên khó khăn, thách thức.

Tăng trưởng suy yếu

Nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại trở thành thách thức lớn nhất hiện nay đối với kinh tế thế giới và thị trường toàn cầu.

Cuộc khảo sát mới nhất của Ngân hàng Bank of America (BoA) cho thấy, 90% số người được hỏi dự báo giá cả sẽ giảm trong vòng 12 tháng tới, trong khi đó có 68% tin rằng, suy thoái kinh tế toàn cầu có khả năng xảy ra.

Tăng trưởng yếu không có nghĩa là lạm phát sẽ không đáng lo. Lạm phát cơ bản - không bao gồm giá năng lượng và lương thực vẫn đang ở mức cao. Chính lạm phát cơ bản - đặc biệt là giá dịch vụ, chịu ảnh hưởng của tăng trưởng tiền lương - đang ngày càng khó chế ngự và cần phải thắt chặt hơn nữa để kiểm soát giá cả.

Không thể không nhắc đến tăng trưởng tiền lương của Mỹ - một trong những chỉ số kinh tế toàn cầu quan trọng khác. Nếu mức tăng trưởng này không chậm lại thì lạm phát cơ bản sẽ vẫn ở mức cao và Fed sẽ có rất ít sự lựa chọn ngoài việc tiếp tục giữ chính sách cực kỳ chặt chẽ. Điều này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như bất động sản và công nghệ.

Mối lo lớn hiện nay là toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là những nền kinh tế dễ bị tổn thương và mắc nợ nhiều - sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn so với dự đoán của thị trường trái phiếu.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua một cú hạ cánh cứng hoặc mềm. Tuy nhiên, ngay cả một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng cũng có thể là một sai lầm nếu các ngân hàng trung ương tạm dừng các chiến dịch tăng lãi suất chỉ để buộc phải tiếp tục thắt chặt nhằm đối phó với áp lực từ các làn sóng lạm phát mới.

Vì vậy, năm nay, việc ngăn chặn suy thoái kinh tế cùng với việc hạ nhiệt lạm phát sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng với chính phủ các nước.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam sắp có thêm loại hình chợ mới (26-07-2024)
    Hậu quả từ cuộc khủng hoảng lao động tại Samsung (24-07-2024)
    NHNN: Có người đặt mua vàng nhưng không đến lấy (23-07-2024)
    Bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, Cường Đô la có vai trò gì ở Quốc Cường Gia Lai? (22-07-2024)
    Xu hướng bỏ việc văn phòng làm việc chân tay ở người trẻ Trung Quốc (22-07-2024)
    Con trai chủ ngân hàng giàu nhất thế giới chấm dứt tranh chấp thừa kế (22-07-2024)
    Lượng xuất khẩu lúa mỳ của Nga đạt kỷ lục trong lịch sử hiện đại (20-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 21/7/2024: Giá vàng SJC gây sốc, cách xa thế giới; thị trường rung chuyển ấn tượng, chuyên gia thận trọng, sẽ bán tháo chốt lời (20-07-2024)
    TTC Land sẵn sàng cho chu kỳ phục hồi mới (14-07-2024)
    Tỷ giá sẽ giảm dần vào cuối năm (14-07-2024)
    Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn (14-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 14/7/2024: Giá vàng tăng vọt, ngưỡng cao nhất mọi thời đại đang rất gần; vàng nhẫn bứt tốc, lần đầu bỏ SJC lại phía sau (13-07-2024)
    5 định hướng để doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (12-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 12/7/2024, thị trường xuất hiện điều hiếm thấy, giao dịch thực tế ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp áp lực lớn (11-07-2024)
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela sụt giảm trong năm 2022 (06-01-2023)
    Hậu đại dịch Covid-19, ngành bán lẻ xa xỉ Trung Quốc 'vào mùa bùng nổ' (06-01-2023)
    Cục Hàng không đề xuất tăng quy mô đội tàu bay của các hãng nội địa (06-01-2023)
    Dell, HP tìm cách dời dây chuyền khỏi Trung Quốc (05-01-2023)
    Giá xăng thế giới lao dốc, trong nước sắp giảm (05-01-2023)
    Lấy lại sự hưng phấn, VN-Index bật tăng trở lại (05-01-2023)
    Khối ngoại tiếp tục mua ròng giúp thị trường chứng khoán tăng điểm (05-01-2023)
    Một tập đoàn Đài Loan (Trung Quốc) thưởng Tết cho nhân viên bằng 52 tháng lương (05-01-2023)
    Fintech trở lại 'mặt đất' (04-01-2023)
    Áp lực lạm phát năm 2023 không lớn (04-01-2023)
    Bamboo Airways bổ nhiệm tân Phó Tổng Giám đốc và ra mắt Công ty Cổ phần Hàng hóa Hàng không Tre Việt (04-01-2023)
    Chỉ số VN-Index có thể hồi phục tới mức nào trong năm 2023? (04-01-2023)
    Giá xăng tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/1 (03-01-2023)
    Kinh tế Anh có nguy cơ suy thoái nặng nề nhất trong Nhóm G7 (03-01-2023)
    Sắp có đợt tăng lãi suất ngân hàng mới? (03-01-2023)
    Chứng khoán tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ (03-01-2023)
    Nhìn lại chính sách thương mại quốc tế trong năm 2022 (02-01-2023)
    Chứng khoán châu Âu khởi động năm 2023 với ngày giao dịch tốt lành (02-01-2023)
    Gần 4.000 tấn hàng hóa qua Cửa khẩu Móng Cái trong 2 ngày đầu Năm mới (02-01-2023)
    Sáng kiến IPEF: Xu hướng liên kết kinh tế mới (02-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154263795.