Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Tại sao xe tăng M1 Abrams của Mỹ sẽ không sớm xuất hiện tại Ukraine?
Mới đây, Mỹ là quốc gia đầu tiên trong NATO đồng ý viện trợ 31 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) M1 Abrams cho Ukraine để 'khởi động' cho việc sẽ có hàng loạt quốc gia phương Tây khác viện trợ dòng MBT hiện đại không kém là Leopard-2 do Đức sản xuất tới quốc gia đông Âu này.

Tuy nhiên, dù đã có tuyên bố chính thức, nhưng những động thái mới nhất của giới chức quân đội Mỹ cho thấy, M1 Abrams cũng như các điều khoản viện trợ sẽ không sớm có mặt tại Ukraine, chí ít trong vài tháng tới.

Hiện đại đi liền với hậu cần phức tạp

Theo nhiều nguồn tin, phiên bản xe tăng Abrams được viện trợ cho Ukraine sẽ là biến thể M1A2 SEP, tương tự như phiên bản Mỹ xuất khẩu cho Iraq. Trong quá trình sử dụng, Quân đội Iraq đã không ít lần phàn nàn về dòng xe tăng hiện đại, nhưng "khó chiều” này.

Không chỉ tiêu tốn nhiều nhiên liệu xăng máy bay chuyên biệt khi hoạt động do trang bị động cơ turbin khí, xe tăng Abrams còn tỏ ra dễ trục trặc trong điều kiện hoạt động khắc nghiệt. Chính vì lý do này, Iraq sau đó đã lựa chọn xe tăng T-90 của Nga trong hoạt động quân sự chống lại các tay súng IS.

Xét về mặt kỹ thuật, M1 Abrams là mẫu tăng thiết kế từ thời chiến tranh Lạnh dành cho chiến tranh tổng lực với chiến tuyến được phận định rõ ràng. Nó sẽ là mũi nhọn của các mũi tiến công thiết giáp thọc sâu với sự hỗ trợ tối đa về hậu cần và hỏa lực hải-lục-không quân. Trong thực tế chiến đấu, các đoàn xe tăng Abrams thường đi gần các đoàn hậu cần, tiếp vận do “nhu cầu” cực lớn về nhiên liệu và bảo trì. Điểm yếu này từng bộc lộ trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Khi mũi thọc sâu của Mỹ và liên quân tiến sâu vào lãnh thổ Iraq khiến hệ thống tiếp vận bị trải dài. Các hoạt động đột kích phá hoại của quân đội Iraq đã khiến mũi tấn công bằng xe tăng Abrams bị đình trệ. Chỉ khi vấn đề hậu cần được giải quyết, hướng tấn công của Mỹ mới được tiếp tục.

Như vậy có thể dễ dàng so sánh, với điều kiện tác chiến của Ukraine hiện tại, việc duy trì một xe tăng như Abrams liệu có khả thi? Quân đội Ukraine chắc chắn không có khả năng đảm bảo hậu cần như Mỹ, trong khi đó Kiev cũng không có khả năng bảo vệ không phận hoặc giành ưu thế vượt trội trên không như Mỹ. Việc xuất hiện các đoàn tiếp vận quy mô đảm bảo cho hoạt động của các xe tăng Abrams trên chiến trường sẽ trở thành “mồi ngon” cho Không quân-vũ trụ và pháo binh Nga. Hình thái chiến tranh tại Ukraine không giống như các cuộc chiến do Mỹ từng thực hiện trên khắp thế giới. Nga là một siêu cường quân sự với năng lực vũ khí và trang bị vượt trội.

Một vấn đề khác cần đặt ra là xe tăng Abrams được thiết thế theo chuẩn NATO và phương thức tác chiến binh chủng hợp thành. Phương thức này hoàn toàn khác biệt so với quy chuẩn của Quân đội Ukraine hiện tại. Các kíp xe tăng Ukraine chắc chắn sẽ mất nhiều tháng làm quen với phương tiện chiến đấu và phương thức chiến đấu khác hệ này. Điều này không đơn thuần là bắn được viên đạn ra khỏi nòng hay điều khiển được chiếc xe chạy trên chiến trường, mà còn là các kỹ thuật xử lý tình huống, cũng như hiệp đồng tác chiến với các đơn vị khác trên chiến trường qua hệ thống kết nối và chỉ huy hợp nhất.

Điều kiện địa hình cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng xuất hiện của xe tăng Abrams tại Ukraine. Với kiểu địa hình bình nguyên vốn rất lầy lội khi chuyển từ mùa Đông sang Xuân, hệ thống giao thông cầu cống đã bị phá hủy do chiến tranh, cỗ xe tăng nặng tới gần 70 tấn của Mỹ liệu có thể cơ động và hoạt động tốt như những chiếc xe tăng chỉ nặng chưa tới 50 tấn của Nga vốn được thiết kế tối ưu cho địa hình này.

Như vậy, riêng về hậu cần đã có quá nhiều vấn đề để Mỹ và Ukraine cần giải quyết trước khi đưa cỗ xe tăng hạng nặng vượt đại dương.

Những nhận định trên hoàn toàn phù hợp với tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley rằng xe tăng Abrams quá phức tạp và không phù hợp với khả năng kinh tế của Ukraine hiện tại.

Nguy cơ lộ bí mật quân sự

Cần nhấn mạnh rằng, xe tăng Abrams hiện vẫn là phương tiện chiến đấu chủ lực nằm trong trang bị Quân đội Mỹ. Nó mang nhiều công nghệ liên quan tới khả năng bảo vệ, hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cơ động mà Washington và Lầu Năm góc không hề muốn lọt vào tay nước Nga.

Nếu tham chiến tại Ukraine, đối thủ của xe tăng Abrams không phải là các quốc gia nhỏ yếu, mà là quân đội Nga vốn sở hữu đầy đủ các loại vũ khí đủ khả năng bắn hạ hoặc vô hiệu hóa xe tăng Mỹ.

Với một chiến trường da báo như Ukraine, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Thực tế đã chứng minh, Quân đội Nga từng mất phiên bản hiện đại hóa xe tăng T-90M trên chiến trường. Và điều gì xảy sẽ xảy ra nếu một xe tăng Abrams rơi vào tay quân đội Nga.

Nó sẽ được đưa về hậu phương mổ xẻ, nghiên cứu công nghệ để tìm cách khắc chế. Đặc biệt là những công nghệ liên quan tới hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống chỉ huy chiến trường hợp nhất vốn là tiêu chuẩn không chỉ của Quân đội Mỹ, mà còn phù hợp với hệ thống chiến đấu chung của NATO.

Không phải ngẫu nhiên, những xe tăng Abrams viện trợ cho Ukraine không lấy trực tiếp từ kho dự trữ của Quân đội Mỹ, mà là thông qua hợp đồng riêng với nhà thầu quân sự. Lầu năm góc chắc chắn đã phải tính tới kịch bản lộ lọt bí mật quân sự trong tình huống xấu nhất. Việc này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới tiến độ bàn giao xe cho phía Ukraine.

Mỹ không muốn là quốc gia đầu tiên cung cấp MBT cho Ukraine

Từ khi xảy ra xung đột quân sự Nga – Ukraine, giữa Mỹ và Đức, luôn tồn tại những bất đồng về vấn đề viện trợ cho Ukraine. Washington đã nhiều lần thúc giục Đức viện trợ xe tăng Leopard-2 cho Ukraine, nhưng phía Đức lại muốn Mỹ tiên phong trong việc viện trợ xe tăng Ukraine.

Mỹ khuyến khích các đồng minh cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, nhưng lại không đi đầu trong việc cung cấp xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất với lý do dòng xe tăng này vận hành phức tạp, sử dụng tốn kém.

Truyền thông Mỹ dẫn lời ông Seth Jones, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn của Washington đánh giá, một số nhân vật trong chính quyền Tổng thống Joe Biden không tán thành việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Mỹ cho Ukraine do lo ngại hành động này sẽ khiến Nga trả đũa.

Về vấn đề này, chuyên gia Alexander Bartosh, thành viên của Học viện Khoa học Quân sự Nga, nhận định, Mỹ muốn các nước châu Âu gửi xe tăng đến chiến trường Ukraine nhằm tiêu hao kho vũ khí của châu Âu, đặc biệt khi đối đầu với Nga, xe tăng Leopard-2 của châu Âu khó có khả năng giành phần thắng. Thực tế này sẽ làm gia tăng giá trị của xe tăng Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế và khả năng xuất khẩu chúng cho các quân đội các quốc gia châu Âu.

Như vậy, rất khó có khả năng xe tăng Abrams sớm xuất hiện tại Ukraine trong tương lai gần, thậm chí cho tới khi cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu này kết thúc.
DanQuyen.com (Theo qdnd.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng (26-07-2024)
    Tàu cao tốc Pháp tê liệt vì bị phá hoại ngay trước khai mạc Olympic Paris (26-07-2024)
    Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bị bắt (26-07-2024)
    Moscow lên tiếng về kế hoạch hậu cần quân sự của Washington tại Biển Đen (26-07-2024)
    Ông Zelensky: Ukraine tự sản xuất tên lửa tầm xa để tấn công Nga (25-07-2024)
    Hàng chục huấn luyện viên nước ngoài bỏ mạng ở Ukraine, Đức ra điều kiện với Nga (25-07-2024)
    Cảnh tượng từ sân bay Anh khiến cả thế giới bị sốc (25-07-2024)
    Đòn giáng trả của Hungary vào Kiev (24-07-2024)
    Phản ứng bất ngờ của Điện Kremlin trước đề xuất đàm phán hòa bình của Ukraine (24-07-2024)
    Tổng tư lệnh Ukraine nói về khả năng lật ngược thế cờ trước Nga (24-07-2024)
    Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực (24-07-2024)
    Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang (23-07-2024)
    Nhật Bản lần đầu áp đặt trừng phạt người Israel định cư ở Bờ Tây (23-07-2024)
    Nga phản ứng trước khả năng bà Harris trở thành ứng viên tổng thống (22-07-2024)
    Hải quân Iran trục vớt thành công tàu khu trục Sahand (21-07-2024)
    Hé lộ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump (21-07-2024)
    Chiến đấu cơ Nga lao lên chặn cặp 'pháo đài bay' B-52H Mỹ gần không phận (21-07-2024)
    Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn (21-07-2024)
    Ngăn xe chở bệnh nhân về gặp gia đình lần cuối, tài xế ở Trung Quốc gây phẫn nộ (21-07-2024)
    Chuyến tàu khách đầu tiên kết nối hai thủ đô Lào - Thái Lan (20-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Thổ Nhĩ Kỳ không phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Phần Lan, Thụy Điển (31-01-2023)
    Amniyat - cơ quan đặc biệt của Al-Shabaab (31-01-2023)
    Xung đột Nga-Ukraine: Moscow nói Mỹ hưởng lợi, Thủ tướng Đức nỗ lực ở Nam Mỹ vì Kiev (30-01-2023)
    Mỹ phản ứng về bế tắc cản trở Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO (30-01-2023)
    Nga không cho Nhật Bản đánh cá trên quần đảo tranh chấp (30-01-2023)
    Tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho phép người độc thân có con hợp pháp (30-01-2023)
    Phát biểu mới nhất của Tổng thống Nga Putin về chiến dịch quân sự ở Ukraine (28-01-2023)
    Dư luận khu vực lo ngại căng thẳng Israel – Palestine leo thang nghiêm trọng (28-01-2023)
    TT Biden đi 'nước cờ cao': Cắt 'chân rết' của Trung Quốc trong cuộc đua sản xuất chip (28-01-2023)
    Tổng thống Zelensky: Nếu xe tăng Mỹ đến chậm, tình hình sẽ quá trễ cho Ukraine (28-01-2023)
    Nga tấn công tổ hợp công nghiệp quốc phòng và hệ thống vận tải của Ukraine (28-01-2023)
    Đổi viện trợ kinh tế lấy hòa bình: Hàn Quốc có tạo được đột phá với Triều Tiên? (28-01-2023)
    Mỹ, Liên minh châu Âu thảo luận về mức trần giá dầu thô của Nga (27-01-2023)
    Quân đội Mỹ, Hàn Quốc ký tuyên bố nhằm siết quan hệ, Washington sẽ cam kết bảo vệ Seoul (27-01-2023)
    Thúc đẩy cải cách hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (27-01-2023)
    Khủng hoảng Ukraine: Động thái mới của Mỹ, Nhật Bản (27-01-2023)
    Chiến cơ Trung Quốc vào vùng nhận diện phòng không chồng lấn với Hàn Quốc (27-01-2023)
    Nga: Tên lửa Kh-31PD có thể thắng trong cuộc so găng với hệ thống Patriot của Mỹ (27-01-2023)
    Tài khoản Facebook và Instagram của cựu Tổng thống Trump sẽ được khôi phục (26-01-2023)
    Thủ tướng Campuchia tuyên bố không hỗ trợ quân sự cho Ukraine (26-01-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154263560.