Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Ưu tiên các ngành kinh tế xanh hơn, hiệu quả hơn khai thác khoáng sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Khuyến khích đầu tư các dự án khai thác, chế biến sâu

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 12 quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các nhóm/loại khoáng sản khác nhau, được thực hiện trong những năm qua, đã đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản đến phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vệ sinh thái. Đồng thời, các quy hoạch này đã phân tích đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng các loại khoáng sản.

Tuy nhiên, công tác chế biến khoáng sản kim loại chưa thực hiện được theo các quy hoạch đã phê duyệt trước đó với tỉ lệ thực hiện thấp (khai thác bauxite đạt 33%, titan 25%, chì-kẽm 27%, sắt 30%, cromit và mangan 0%...).

Trong khi đó, theo dự báo, nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trong nước tăng trung bình 6,5%/năm theo tốc độ phát triển kinh tế và dự báo nhu cầu khoáng sản kim loại trên thế giới. Xu hướng tăng về nhu cầu và giá các kim loại cơ bản, kim loại hiếm, nguyên liệu khoáng khác phục vụ công nghệ điện tử, pin năng lượng… có nguy cơ thiếu hụt.

Do đó, việc xây dựng Quy hoạch nhằm thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả lợi ích kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.

Trong đó, đặc biệt ưu tiên và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư các dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản chiến lược có quy mô lớn, sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu quả và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo nguồn khoáng sản dự trữ quốc gia.

Việc sử dụng khoáng sản phải đảm bảo cân đối hài hòa giữa xuất-nhập khẩu, đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định…

Dự kiến, tổng số vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản trong giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn 2030-2050 khoảng gần 661.000 tỷ đồng. Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp thực hiện về pháp luật, chính sách; tài chính, đầu tư; khoa học-công nghệ và môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; đào tạo, tăng cường năng lực; hợp tác quốc tế; đáp ứng nguồn nhân lực; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch…

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà phản biện đánh giá cao nội dung dự thảo Quy hoạch được xây dựng công phu với khối lượng công việc lớn, bám sát các nội dung, nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ bản, dự thảo Quy hoạch đảm bảo tuân thủ quy trình lập, trình tự thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch; thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông qua sau khi Bộ Công Thương tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung theo các ý kiến góp ý.

Một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản pháp lý, tiêu chuẩn mới nhất, bổ sung định hướng về đánh giá tác động môi trường và cải tạo phục hồi môi trường của các dự án phục hồi thăm dò; quản lý chặt chẽ các biện pháp cải tạo môi trường đối với từng loại hình khoáng sản, công nghệ khai thác áp dụng; xem xét đến các mục tiêu tăng trưởng sản lượng alumin; cân nhắc giữ lại các quy định về công suất tối thiểu của dự án đầu tư chế biến quặng titan…

Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị làm rõ định hướng sử dụng đất, cải tạo môi trường sau khi khai thác quặng boxit, titan…; ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác và chế biến nhằm tận thu và nâng cao hiệu quả tài nguyên khoáng sản…

Bảo vệ, lưu giữ các mỏ khoáng sản cho thế hệ mai sau

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những ý kiến phản biện, đề xuất tâm huyết và nhấn mạnh một số vấn đề cần lưu ý đối với Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch.

Cụ thể, Quy hoạch đã tổng hợp, thu thập dữ liệu các quy hoạch đã, đang triển khai để đánh giá quy mô, trữ lượng khoáng sản, nhưng cần tiếp tục bổ sung các số liệu, bảo đảm chính xác, tin cậy.

Quy hoạch cần chú ý hơn nữa tới yêu cầu về công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản để đánh giá kỹ hơn trữ lượng, quy mô khoáng sản, nhất là những tài nguyên, khoáng sản đi kèm.

Để giải quyết bài toán kinh tế và môi trường, Phó Thủ tướng cho rằng phải cân nhắc hoạt động khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường và phát triển các ngành kinh tế xanh khác.

"Đối với những mỏ khoáng sản có thể bảo vệ, lưu giữ được, không bị hủy hoại bởi các hoạt động kinh tế khác thì phải để dành cho thế hệ mai sau. Không khai thác khoáng sản nếu phá vỡ cảnh quan hoặc ở những nơi có thể phát triển các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, thân thiện hơn, xanh hơn, không hy sinh lợi ích người dân", Phó Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh "hoạt động khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên, cảnh quan, theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp".

Tập trung tìm kiếm, quy hoạch khoáng sản chiến lược, đất hiếm

Phó Thủ tướng đồng tình đối với định hướng trong Quy hoạch liên quan đến thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bauxite, titan, đất hiếm, crômit, niken) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao, như: Điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực đầu tư các dự án chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

"Đây là vấn đề có tính chiến lược, nhất là khi các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo, thiết bị, máy móc tích trữ năng lượng. Vì vậy, cần phải có quy hoạch riêng đối với các loại tài nguyên khoáng sản chiến lược, hiếm, vật liệu năng lượng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các quy hoạch về địa chất, khoáng sản

Phân tích thực trạng các bãi thải đất, đá từ hoạt động khai thác mỏ, Phó Thủ tướng gợi mở hướng sử dụng đất, đá thải làm vật liệu san lấp thông thường; nghiên cứu, đánh giá kỹ tầng đất sau khi khai thác các mỏ quặng lộ thiên để có phương án hoàn thổ phù hợp, hiệu quả hơn so với hiện nay.

"Quy hoạch cũng cần tính đến năng lực cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công nghệ khai thác, chế biến. Các cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát kỹ, trao đổi với địa phương khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác trên địa bàn", Phó Thủ tướng lưu ý.

Trong tổ chức, thực hiện Quy hoạch, Bộ TN&MT, Bộ Công Thương phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa, dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế, giải quyết bài toán cung-cầu của thị trường, "gắn điều tra với quy hoạch và nhu cầu của thị trường" nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Trao đổi về một số kiến nghị, đề xuất cụ thể của các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu Quy hoạch phải có hướng dẫn, tiêu chí cụ thể triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội mà không ảnh hưởng đến các mỏ khoáng sản dự trữ lâu dài; thực hiện khai thác theo hình thức "cuốn chiếu" để trả lại diện tích thực hiện các hoạt động kinh tế khác;

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch cần tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ; xây dựng cơ sở dữ liệu của Quy hoạch, cập nhập thường xuyên, kết nối, chia sẻ với các quy hoạch liên quan trong quá trình triển khai, phục vụ công tác quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, bảo vệ cảnh quan, môi trường;…
DanQuyen.com (Theo baochinhphu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam sắp có thêm loại hình chợ mới (26-07-2024)
    Hậu quả từ cuộc khủng hoảng lao động tại Samsung (24-07-2024)
    NHNN: Có người đặt mua vàng nhưng không đến lấy (23-07-2024)
    Bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, Cường Đô la có vai trò gì ở Quốc Cường Gia Lai? (22-07-2024)
    Xu hướng bỏ việc văn phòng làm việc chân tay ở người trẻ Trung Quốc (22-07-2024)
    Con trai chủ ngân hàng giàu nhất thế giới chấm dứt tranh chấp thừa kế (22-07-2024)
    Lượng xuất khẩu lúa mỳ của Nga đạt kỷ lục trong lịch sử hiện đại (20-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 21/7/2024: Giá vàng SJC gây sốc, cách xa thế giới; thị trường rung chuyển ấn tượng, chuyên gia thận trọng, sẽ bán tháo chốt lời (20-07-2024)
    TTC Land sẵn sàng cho chu kỳ phục hồi mới (14-07-2024)
    Tỷ giá sẽ giảm dần vào cuối năm (14-07-2024)
    Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn (14-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 14/7/2024: Giá vàng tăng vọt, ngưỡng cao nhất mọi thời đại đang rất gần; vàng nhẫn bứt tốc, lần đầu bỏ SJC lại phía sau (13-07-2024)
    5 định hướng để doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (12-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 12/7/2024, thị trường xuất hiện điều hiếm thấy, giao dịch thực tế ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp áp lực lớn (11-07-2024)
    Vì sao nhiều quốc gia kiểm soát chặt thị trường vàng? (08-07-2024)
    Foxconn 'đổ' 551 triệu USD vào hai dự án tại Quảng Ninh (06-07-2024)
    Giá vàng hôm nay 7/7/2024: Giá vàng tăng mạnh, tín hiệu 'đèn xanh' khắp nơi, vàng nhẫn vọt tăng, SJC thu hẹp khoảng cách với thế giới (06-07-2024)
    Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt 40 tỷ USD (06-07-2024)
    Kết nối đầu tư cho doanh nghiệp (05-07-2024)
    Giá tiêu hôm nay 6/7/2024, bị chi phối từ nhiều yếu tố, thị trường ngày càng khó đoán, tiêu Việt đang có lợi thế (05-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga-EU quyết 'cạn tình' về năng lượng, thế giới bất ngờ gặp may? (01-03-2023)
    Giá dầu tăng sau động thái tích cực của Trung Quốc (01-03-2023)
    Trung Nam Land nợ thuế hơn 445 tỷ đồng (01-03-2023)
    Bước tiến mới của Bitcoin (28-02-2023)
    Trung Quốc xây dựng hai nhà máy điện than mỗi tuần (28-02-2023)
    'Có thương nhân phân phối xăng dầu không kho, không vốn, không cửa hàng' (28-02-2023)
    Kinh tế Việt Nam: Nửa đầu năm 2023 tiếp tục khó, nửa cuối năm tươi sáng hơn (28-02-2023)
    Giá gas giảm 16.000 đồng/bình 12 kg (28-02-2023)
    Mexico giảm thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập từ Việt Nam (28-02-2023)
    Nga vẫn là nhà cung cấp than lớn nhất của Đức (27-02-2023)
    Trung Quốc nhập khẩu 1,66 triệu thùng dầu từ Nga ngay đầu năm 2023 (27-02-2023)
    Kinh tế Ukraine: Ngành nông nghiệp được 'cứu', quan chức tự tin, 47% doanh nghiệp khôi phục hoàn toàn (27-02-2023)
    Tỷ phú Warren Buffett nói về cơ hội hiếm có để đặt cược dài hạn vào kinh tế Mỹ (27-02-2023)
    Đồng USD đã đạt đỉnh? (27-02-2023)
    'Ông lớn' ngành thép nói gì trước thông tin 'chỉ làm được ốc vít biển số' (27-02-2023)
    Dự kiến miễn kiểm định lần đầu với ô tô mới từ 1/7/2023 (26-02-2023)
    Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (26-02-2023)
    Nokia lần đầu tiên thay đổi logo sau 60 năm (26-02-2023)
    Fed có thể phải đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái để chiến thắng lạm phát (26-02-2023)
    IMF tiết lộ điều 'hoàn toàn đáng kinh ngạc' về kinh tế Ukraine (22-02-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154272440.