Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
EU chờ đợi gì trong mùa Đông này sau khi 'quay lưng' với khí đốt Nga?
Thị trường năng lượng EU đối mặt với tình trạng hỗn loạn do cắt đứt quan hệ với khí đốt của Nga và đang hy vọng mùa Đông ấm áp sẽ tránh được giá khí đốt cao kỷ lục như năm ngoái.

Các nước châu Âu cần một mùa Đông ôn hòa hơn để tránh giá khí đốt kỷ lục năm ngoái khi EU bước vào mùa đông thứ hai không có khí đốt tự nhiên của Nga, theo bình luận của hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu mới đây.

EU đã phải sử dụng đến các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt tiền để thay thế khí đốt của Nga, và theo John Roberts, chuyên gia an ninh năng lượng từ tổ chức nghiên cứu Methinks có trụ sở tại Anh, giá khí đốt trong mùa đông này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.

Ông Roberts nêu rõ một mùa Đông ôn hòa như năm ngoái “rất quan trọng” đối với các nước EU.

Do nhiệt độ quá cao, việc bảo trì nhà máy khí đốt và gần đây nhất là hoạt động công nghiệp tại các cơ sở LNG quan trọng ở Australia, thị trường khí đốt của châu Âu gần đây đã trải qua những biến động thất thường.

Sự khó lường của thị trường như vậy phát sinh do một số cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu bằng sự mất ổn định cung cầu sau đại dịch COVID-19 và ngày càng sâu sắc hơn với nỗi lo về nguồn cung do xung đột Nga - Ukraine gây ra.

Nga đã quyết định dừng nguồn cung khí đốt qua các đường ống, ngoại trừ một đường ống ở Ukraine, để phản ứng với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch của nước này từ phương Tây và một vụ nổ đã làm hư hại đường ống Nord Stream 1, nhà cung cấp khí đốt chính của Nga cho Đức.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, giá khí đốt vốn đã cao đã tăng đến mức vượt quá 300 euro mỗi megawatt giờ vào tháng 8 năm ngoái, lập mức cao kỷ lục mới.

Nhiệt độ thấp, không xảy ra tình trạng mất điện đáng kể trong suốt mùa Đông năm ngoái và các sáng kiến của EU nhằm cắt giảm mức tiêu thụ khí đốt đã làm giảm quỹ đạo tăng giá. Giá đã giảm mạnh xuống còn 35 euro mỗi megawatt giờ vào tháng 8 năm nay trước khi giảm xuống mức thấp nhất là 31 euro vào tháng 9 năm nay.

Trên thị trường giao dịch khí đốt tự nhiên TTF Hà Lan, giá khí đốt mỗi megawatt giờ trong hợp đồng tương lai tháng 10 đạt 39,6 euro mỗi megawatt giờ vào ngày 20/9.

"Năm ngoái, trong nửa đầu năm, lượng khí đốt từ Nga đã chảy vào EU đủ để lấp đầy phần lớn các cơ sở lưu trữ của mình. Nguồn cung của chúng tôi đã tăng lên khi các dự án LNG mới và nâng cấp được đưa vào hoạt động, và chúng tôi được hỗ trợ bởi nhu cầu tương đối thấp từ các thị trường Viễn Đông và châu Á - Thái Bình Dương vì các thị trường này vẫn chưa hồi phục sau đại dịch COVID-19”, chuyên gia Roberts cho biết.

Tuy nhiên, ông Roberts lưu ý tình hình năm nay đã khác với nhiều bất ổn vì không có khí đốt của Nga và tương đối ít LNG mới được đưa vào sử dụng do thị trường châu Á - Thái Bình Dương vừa phục hồi. Ông nói: “Đây là một mùa đông quan trọng và nếu châu Âu vượt qua mùa đông này, mọi thứ sẽ tốt hơn kể từ đó”.

EU vẫn mua khí đốt của Nga nhưng dưới dạng LNG

Do sự phụ thuộc đáng kể vào khí đốt của Nga, các quốc gia EU, trước đây đã trừng phạt dầu và than của Nga nhưng bỏ qua khí đốt tự nhiên, đã cam kết cấm tất cả nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Họ cũng tăng nhập khẩu LNG lên 60% nhằm bù đắp lượng khí đốt bị mất từ Nga. Năm ngoái, Mỹ cung cấp 44% tổng lượng nhập khẩu LNG cho EU, tiếp theo là Nga ở mức 17% và Qatar ở mức 13%.

Bày tỏ sự bất bình với việc EU ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung cấp LNG của Nga, Kadri Simson, ủy viên năng lượng của EU, kêu gọi "tất cả các công ty và các quốc gia thành viên thực hiện phần việc của mình" để giảm xuất khẩu LNG từ Nga sang EU, vốn trong tháng qua lên tới 12,4 tỷ mét khối.

Ủy viên EU Simson tái khẳng định rằng không có vấn đề gì về nguồn cung cấp khí đốt cho khối trong năm nay, đồng thời nói rằng "vị thế của châu Âu tốt hơn nhiều so với những gì bất kỳ ai có thể dự đoán".

Tuy nhiên, bà Simson cảnh báo các quốc gia thành viên phải thận trọng trong trường hợp mùa Đông khắc nghiệt, sự cố ngừng hoạt động hạt nhân ngoài dự kiến hoặc nguồn cung cấp thủy điện hạn chế có thể gây bất ổn thị trường.

Bà nói thêm: “Tất cả những điều này có thể dẫn đến việc sử dụng khí đốt nhiều hơn để sản xuất điện ở châu Âu. Tuy nhiên, hiện tại, triển vọng tốt hơn nhiều so với năm ngoái và có vẻ ổn định”.

Theo thông tin tổng hợp từ dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu hôm 21/9, tỷ lệ lấp đầy kho lưu trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã vượt quá 94%. Các nước EU tiêu thụ khoảng 400 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hàng năm và có khả năng lưu trữ khí đốt tự nhiên khoảng 113 tỷ mét khối. Khối lượng khí đốt hiện được lưu trữ ở EU là 109,8 tỷ mét khối.

Brenda Shaffer, Giáo sư tại Trường Sau đại học Hải quân Mỹ, nhận định "sự phá hủy nhu cầu" khí đốt đáng kể ở châu Âu đã gây áp lực khiến giá khí đốt giảm.

"Nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng ở châu Âu đã sụp đổ hoặc chuyển đến những nơi có giá năng lượng rẻ hơn, như Mỹ. Do đó, do hoạt động kinh tế suy giảm nên hiện nay nhu cầu về khí đốt và điện cũng giảm theo. Mặt khác, nhập khẩu LNG của châu Á được dự đoán sẽ tăng mạnh trong vài tháng tới, và vì vậy nhu cầu này cũng sẽ làm tăng giá hàng cung cấp cho châu Âu", Giáo sư Shaffer nêu quan điểm.

Giáo sư Shaffer nhấn mạnh xung đột Nga - Ukraine cũng đã hồi sinh hoạt động vận chuyển khí đốt qua đường ống, đặc biệt là đến châu Âu. Vị chuyên gia này kết luận: “Người tiêu dùng trên toàn thế giới đã hiểu được mối nguy hiểm của việc cạnh tranh nguồn cung LNG, cả về giá cả và an ninh nguồn cung. Thật vô nghĩa khi châu Âu, nơi nằm cạnh nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất thế giới, lại từ bỏ khí đốt qua đường ống và buộc mình phải sử dụng LNG kém an toàn hơn và chi phí cao hơn”.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng (26-07-2024)
    Tàu cao tốc Pháp tê liệt vì bị phá hoại ngay trước khai mạc Olympic Paris (26-07-2024)
    Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bị bắt (26-07-2024)
    Moscow lên tiếng về kế hoạch hậu cần quân sự của Washington tại Biển Đen (26-07-2024)
    Ông Zelensky: Ukraine tự sản xuất tên lửa tầm xa để tấn công Nga (25-07-2024)
    Hàng chục huấn luyện viên nước ngoài bỏ mạng ở Ukraine, Đức ra điều kiện với Nga (25-07-2024)
    Cảnh tượng từ sân bay Anh khiến cả thế giới bị sốc (25-07-2024)
    Đòn giáng trả của Hungary vào Kiev (24-07-2024)
    Phản ứng bất ngờ của Điện Kremlin trước đề xuất đàm phán hòa bình của Ukraine (24-07-2024)
    Tổng tư lệnh Ukraine nói về khả năng lật ngược thế cờ trước Nga (24-07-2024)
    Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực (24-07-2024)
    Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang (23-07-2024)
    Nhật Bản lần đầu áp đặt trừng phạt người Israel định cư ở Bờ Tây (23-07-2024)
    Nga phản ứng trước khả năng bà Harris trở thành ứng viên tổng thống (22-07-2024)
    Hải quân Iran trục vớt thành công tàu khu trục Sahand (21-07-2024)
    Hé lộ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump (21-07-2024)
    Chiến đấu cơ Nga lao lên chặn cặp 'pháo đài bay' B-52H Mỹ gần không phận (21-07-2024)
    Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn (21-07-2024)
    Ngăn xe chở bệnh nhân về gặp gia đình lần cuối, tài xế ở Trung Quốc gây phẫn nộ (21-07-2024)
    Chuyến tàu khách đầu tiên kết nối hai thủ đô Lào - Thái Lan (20-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Tổng thống Ukraine muốn xoa dịu Ba Lan giữa bất đồng về ngũ cốc, vũ khí (25-09-2023)
    Libya bắt giữ 6 quan chức liên quan thảm họa vỡ đập tại Derna (25-09-2023)
    Những 'rạn nứt về ủng hộ Ukraine' bắt đầu nổi lên ở phương Tây? (25-09-2023)
    Nga công bố danh sách các nước 'thân thiện' (25-09-2023)
    Cựu chỉ huy Wagner bị bắt ở Na Uy vì 'nghi định vượt biên về Nga' (23-09-2023)
    Campuchia không cho phép căn cứ quân sự nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ (23-09-2023)
    Anh bí mật họp bàn với Nga về những lo ngại an ninh (23-09-2023)
    Ukraine tuyên bố dội 'mưa' tên lửa xuống căn cứ Nga ở Crimea (21-09-2023)
    Thủ tướng Ba Lan nêu 'tin buồn' với Ukraine (21-09-2023)
    Lũ lụt ở Libya: Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch (21-09-2023)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (20-09-2023)
    Phá đường dây đưa lao động sang Campuchia với 'chỉ tiêu' 3 người/tháng (20-09-2023)
    Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Ba Lan trước thềm bầu cử (20-09-2023)
    Nhà vua Anh Charles III bắt đầu chuyến thăm chính thức Pháp (20-09-2023)
    EU, Đức yêu cầu Ba Lan làm rõ thông tin liên quan vụ bê bối thị thực (20-09-2023)
    Nổ trên tàu chở hàng gần cảng sông Danube (20-09-2023)
    Điều khiến căng thẳng lại 'nóng lên' ở Nagorno-Karabakh (19-09-2023)
    Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không (19-09-2023)
    14 tàu đổ bộ Ukraine bị phá hủy khi đang trên đường tiếp cận Crimea (19-09-2023)
    Trung Quốc điều số máy bay quân sự kỷ lục áp sát đảo Đài Loan (18-09-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154277092.