Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Iran lên danh sách mục tiêu tấn công trả đũa tiếp theo vào Israel
    Tin Việt Nam
Việt Nam ủng hộ tích cực và hiệu quả các nỗ lực của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
Giành 24 Huy chương tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Tưởng nhớ anh Trần Gia Phước, bào đệ Giáo sư Trần Gia Phụng
Anh Trần Gia Phước từ trần ngày 17 tháng 5 năm 2023 tại Würzburg, Đức Quốc, hưởng thọ 70 tuổi. Anh là con trai của thầy Trần Gia Thoại, cựu giáo sư trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng. Anh cũng là em út của thầy Trần Gia Phụng, cựu giáo sư các trường Phan Thanh Giản và Phan Châu Trinh Đà Nẵng, hiện đang định cư ở Toronto, Canada.

Anh Trần Gia Phước, quê quán Duy Xuyên, Quảng Nam, sinh năm 1953 tại Đà Nẵng. Anh là một trong những học sinh tốt nghiệp trung học xuất sắc nhất Việt Nam. Anh học tại trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12. Anh thi đậu Tú Tài 1 hạng Ưu năm 1969 và Tú Tài 2 hạng Ưu năm 1970.




Du học và chức vụ giáo sư đại học tại Đức

Anh Trần Gia Phước đến Đức vào tháng 12 năm 1970. Anh theo học ngành kỹ thuật điện (electrical engineering) tại Viện Đại Học Stuttgart và tốt nghiệp kỹ
sư năm 1977. Kế đó, anh làm kỹ sư về "Thiết kế phần mềm của các hệ thống chuyển mạch SPC kỹ thuật số" (Software design of digital SPC switching systems) tại Standard Elektrik Lorenz (SEL, nay là Alcatel-Lucent) cho đến năm 1979.

Sau đó, anh trở thành phụ tá nghiên cứu (research assistant) tại Viện Đại Học Siegen, nơi anh hoàn thành luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Paul Kühn vào năm 1982. Chủ đề luận án tiến sĩ của anh là “Mô hình hóa và phân tích các vấn đề quá tải trong hệ thống chuyển mạch điện thoại do điện toán điều khiển” (Modelling and analysis of overload problems in computer-controlled telephone switching systems). Cho đến ngày nay, kết quả luận án tiến sĩ của anh vẫn được sử dụng trong việc quản lý năng lượng của các “máy chủ trung tâm dữ liệu Internet” (data center servers) hoặc trong các mạng lưới điện thoại di động.

Từ năm 1983 đến năm 1986, anh là trưởng nhóm nghiên cứu (research group leader) tại Viện Đại Học Stuttgart. Trong thời gian này, anh học văn bằng hậu tiến sĩ (postdoctoral qualification) có tên là Habilitation (Chứng chỉ “Kỹ năng” hay “Luận án Giáo sư”). Đối với Hoa Kỳ, văn bằng tiến sĩ (PhD) được xem là học vị cao nhất. Tuy nhiên, văn bằng Habilitation ở một số nước châu u, đặc biệt là Đức, được xem là cao hơn bằng tiến sĩ. Theo truyền thống ở Đức, Habilitation là một bằng cấp chính thức cần thiết để trở thành giáo sư đại học (Professor).

Từ năm 1986 đến 1988, anh làm việc tại Trung Tâm Nghiên cứu của IBM ở Rüschlikon, Zurich, Thụy sĩ để tiến hành nghiên cứu về “kiến trúc và đánh giá hiệu suất của các hệ thống truyền thông” (architecture and performance evaluation of communication systems). Anh hoàn thành văn bằng Habilitation vào năm 1988 với luận án về "Phân tích dựa trên thời gian gián-đoạn của các mô hình lý-thuyết lưu-lượng truy cập trong các hệ thống Điện Toán và Truyền Thông" (Discrete-Time Analysis of Traffic Theoretical Models in Computer and Communication Systems").

Năm 1988, anh được Viện Đại Học Würzburg mời làm giáo sư đại học giảng dạy về “Mạng truyền thông” (Communication Networks) tại Viện Nghiên cứu Khoa Học Điện Toán (Institute of Computer Science). Sau đây là các chức vụ và thời gian làm việc của anh Trần Gia Phước tại Viện Đại Học Würzburg.

Giáo Sư bộ môn Khoa học Điện Toán (1988 - tháng 9, 2018)
(Professor of Computer Science)

Khoa Trưởng Phân Khoa Toán và Khoa học Điện Toán (2007 - 2009)
(Dean of the Faculty of Mathematics and Computer Science)

Phó Chủ tịch Hội đồng Viện Đại Học (Tháng 10, 2015 - tháng 9, 2018)
(Vice President of the University Board)

Đặc trách các vấn đề liên quan đến quốc tế, công nghệ thông tin, cựu sinh viên và quan hệ công chúng Giáo Sư “Danh Dự” (Tháng 10, 2018 - 17 tháng 5, 2023
(Professor Emeritus - một danh hiệu được trao cho giáo sư đã nghỉ hưu)

Năm 2015, anh Trần Gia Phước được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Viện Đại Học Würzburg trong ba năm cho đến 2018. Ở vị trí Phó Chủ tịch, anh chịu trách nhiệm về quốc tế hóa, cựu sinh viên, công nghệ thông tin và quan hệ công chúng, anh đồng thời liên tục phát triển các lĩnh vực nói trên với tinh thần làm việc hết sức tận tuỵ. Vì điều này, anh đã được trao quyền “công dân danh dự” của Viện Đại Học (University’s honorary citizenship) tại lễ kỷ niệm thành lập Viện Đại Học Würzburg vào năm 2020.



Kể từ năm 1988 cho đến lúc về hưu vào tháng 9, 2018, anh đã hướng dẫn 46 sinh viên làm luận án tíến sĩ và 6 sinh viên làm luận án Habilitation. Trong số sinh viên này có 12 giáo sư đại học hiện đang giảng dạy tại Viện Đại Học Würzburg.

Mới đây, Viện Đại Học Würzburg đã đánh giá như sau về sự đóng góp của anh Trần Gia Phước với 30 năm làm việc tại Viện Đại Học này trong 1 Phân ưu dưới đây của Viện Đại Học Würzburg:
“Thành quả làm việc cùng với tinh thần quả cảm, cải tiến và tầm nhìn xa rộng của Giáo Sư Trần Gia Phước đã có ảnh hưởng lâu dài đến sự thành đạt của Viện Nghiên cứu Khoa Học Điện Toán (Institute of Computer Science) và Viện Đại Học Würzburg vì Giáo Sư đã đưa những tiến bộ đáng kể của khoa học điện toán vào công việc nghiên cứu và giảng dạy tại Viện Đại Học Würzburg. Với tư cách là Khoa Trưởng Phân Khoa, Giáo Sư Trần Gia Phước đã điều hành hiệu quả Phân Khoa Toán và Khoa Học Điện Toán từ năm 2007 đến 2009.

Giáo Sư Trần Gia Phước là một nhà khoa học xuất sắc và nổi tiếng quốc tế. Với tầm nhìn toàn diện, thấu đáo và uy tín của mình, Giáo Sư đã truyền cảm hứng và hướng dẫn nhiều sinh viên thành công trên hành trình nghề nghiệp của họ. Giáo Sư đã góp phần đáng kể vào việc bổ nhiệm nhiều nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Khoa Học Điện Toán.

Giáo Sư Trần Gia Phước đã truyền niềm đam mê về việc nghiên cứu Khoa Học Điện Toán và đặc biệt là “mạng truyền thông” cũng như đánh giá hiệu suất của “mạng truyền thông” cho các thế hệ khoa học gia và sinh viên. Là một người cố vấn, Giáo Sư là hình mẫu cho nhiều người trên mọi lĩnh vực – là một nhà khoa học kiệt xuất, là đồng nghiệp, là phó chủ tịch, là khoa trưởng … nhưng trên hết là tư cách một con người!”.

Viện Đại Học Würzburg

Viện Đại Học Würzburg (còn gọi Julius Maximilian của Würzburg) là một Viện Đại Học nghiên cứu công lập ở Würzburg, Đức. Đây là một trong những Viện Đại Học lâu đời nhất ở Đức, được thành lập vào năm 1402. Trong niên khóa 2022/2023, Viện Đại Học Würzburg có 26787 sinh viên, 4600 nhân viên, 470 giáo sư.

Viện Đại Học Würzburg là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu ở Đức, theo bảng xếp hạng của các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế cũng như ủy ban chuyên gia quốc tế. Ở cấp độ quốc tế, Viện Đại Học Würzburg được xếp hạng trong nhóm các tổ chức học thuật hàng đầu ở nhiều ngành khoa học bao gồm sinh học, y học, vật lý và tâm lý học.

Nhiều học giả và nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có 14 người đoạt giải Nobel, đã tiến hành nghiên cứu và giảng dạy tại Viện Đại Học Würzburg. Nổi bật nhất là Wilhelm Conrad Röntgen và Harald zur Hausen. Ông Röntgen sinh ngày 27 tháng 3 năm 1845 tại Lennep (Remscheid). Röntgen làm Giáo sư tại Viện Đại Học Würzburg từ 1888 đến 1900.Röntgen được trao giải Nobel Vật lý đầu tiên vào năm 1901 vì khám phá ra Quang tuyến X (X-rays) vào năm 1895 tại Học Viện Vật lý của Viện Đại Học Würzburg. Röntgen ăn và ngủ trong phòng thí nghiệm khi nghiên cứu nhiều tính chất của các tia mới mà ông tạm gọi là Quang tuyến X, sử dụng ký hiệu toán học ("X") cho một thứ chưa biết. Khoảng sáu tuần sau khi Quang tuyến X được phát hiện, ông Röntgen đã chụp một bức ảnh bằng Quang tuyến X bàn tay của vợ ông là Anna Bertha. Khi nhìn thấy bức ảnh này, bà Anna sợ quá và thốt lên "Tôi đã nhìn thấy cái chết của mình!".

Röntgen đã tặng phần thưởng 50.000 krona Thụy Điển từ giải Nobel của ông cho hoạt động nghiên cứu tại Viện Đại Học Würzburg. Giống như Marie và Pierre Curie, Röntgen từ chối nhận bằng sáng chế liên quan đến việc ông khám phá ra Quang tuyến X, vì ông muốn toàn xã hội được hưởng lợi từ những ứng dụng thực tế của hiện tượng này. Vì lý do đạo đức, Röntgen đã không tìm kiếm bằng sáng chế cho những khám phá của mình, giữ quan điểm rằng việc khám phá Quang tuyến X phải được công bố rộng rãi miễn phí. Sau đó, với tình trạng lạm phát sau Thế chiến thứ nhất, Röntgen rơi vào tình trạng phá sản, trải qua những năm cuối đời tại quê nhà ở Weilheim, gần Munich. Röntgen qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1923 do ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, Harald zur Hausen được trao giải Nobel Y học 2008 nhờ khám phá ra virus gây ung thư cổ tử cung. Hausen, trước đó đã tốt nghiệp tiến sĩ, đến Viện Đại Học Würzburg để làm luận án Giáo sư (Habilitation) từ 1969 đến 1972.



Viện Đại Học Würzburg đã được xếp hạng trên toàn cầu và quốc gia trong một số bảng xếp hạng đại học sau đây. Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS (QS World University Rankings) liệt kê Viện Đại Học Würzburg ở vị trí 440 trên toàn cầu và thứ 23 ở Đức. Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education (Times Higher Education World University Rankings), Viện Đại Học Würzburg đứng thứ 175 trên thế giới và thứ 17 ở Đức. Trong Bảng xếp hạng Thế giới ARWU (ARWU World Rankings), Viện Đại Học Würzburg nằm trong phạm vi 201-300 trên toàn cầu và trong phạm vi 10-19 ở Đức.

Viện Đại Học Würzburg nổi tiếng do sự hình thành các trung tâm nghiên cứu liên ngành như Trung tâm nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm (thành lập vào năm 1993), Trung tâm Y sinh Thực nghiệm Rudolf Virchow (thành lập năm 2002), Trung tâm nghiên cứu Wilhelm Conrad Röntgen (thành lập năm 2006), Trung tâm nghiên cứu Suy tim (2010), Trung tâm nghiên cứu Ung thư (2011), Trung tâm Sức khỏe Tâm thần (2016) và Trung tâm nghiên cứu “Liệu pháp Miễn dịch” Immunotherapy)(2016).

Thành tựu nghiên cứu nổi bật

Anh Trần Gia Phước là một nhà khoa học xuất sắc. Anh đóng vai trò hàng đầu trong cộng đồng nghiên cứu tại Đức và quốc tế vì có nhiều nghiên cứu nổi bật. Trọng tâm nghiên cứu của anh chuyên về cấu trúc, “mô hình hóa” (modelling) và đánh giá hiệu suất của các “mạng truyền thông” (performance evaluation of communication networks). Với những khám phá kỹ thuật điện toán vượt ra ngoài lãnh vực Internet hiện tại (the current Internet landscape), anh đã tạo ra tiếng vang trong lãnh vực nghiên cứu về “Internet của tương lai” (the Internet of the future) ở Đức và quốc tế. Nghiên cứu của anh Trần Gia Phước liên quan đến những phát triển công nghệ (technologies) và mô hình (paradigms) trong tương lai, có thể làm thay đổi cơ bản cách thức và phương tiện kết nối mạng và giao tiếp của nhân loại. Một trong những dự án quan trọng và thách thức nhất của anh là điều phối dự án BMBF G-Lab (German-Lab), nhằm cung cấp một nền tảng thử nghiệm và các nghiên cứu về bảo mật (security), độ tin cậy và chất lượng trên Internet của tương lai. Từ năm 2008 đến 2012, tổng cộng có 29 tổ chức của các viện đại học, trung tâm nghiên cứu và công ty tại Đức đã hợp tác trong dự án G-Lab.



Ngoài ra, nghiên cứu của anh tập trung vào việc lập kế hoạch và tối ưu hóa mạng truyền thông (planning and optimization of communication networks), quản lý mạng và tài nguyên (network and resource management), đặc biệt là mạng di động, mô hình hóa động lực học và điều khiển mạng (modeling of network dynamics and control), chất lượng dịch vụ (quality of service) trong mạng truyền thông, đặc biệt là chất lượng trải nghiệm của người sử dụng mạng truyền thông, các kỹ thuật của phần mềm và “mạng có thể lập trình” (techniques of software and programmable networks), “ảo hóa mạng” (network virtualization) và “nguồn lực cộng đồng” (crowdsourcing). Crowdsourcing liên quan đến việc thu thập công việc, thông tin hoặc ý kiến từ nhiều người gửi dữ liệu qua Internet, mạng “xã hội” (social media) và ứng dụng điện thoại “thông minh” (smartphone apps).

Với thành tựu khoa học nói trên, anh Trần Gia Phước đã nhận được nhiều giải thưởng nổi tiếng sau đây : Anh đã được trao Giải thưởng Fred W. Ellersick năm 2013 cho bài viết hay nhất trong ba năm qua của Hiệp hội Truyền thông IEEE (IEEE Communications Society) về đóng góp vào việc “mô hình hóa chất lượng trải nghiệm” trong các mạng truyền thông (modeling the quality of experience in communication networks). Vào năm 2016, anh đã nhận được Giải thưởng Robert Piloty cho những thành tựu đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học điện toán, đặc biệt là trong lĩnh vực Internet của tương lai.



Cũng trong năm 2016, anh Trần Gia Phước đã nhận được Giải thưởng “trọn đời” Arne Jensen (Arne Jensen Lifetime Award) vì những đóng góp to lớn của anh cho lý thuyết “lưu lượng” trong các mạng truyền thông (traffic theory in ommunication networks) của anh đối với tổ chức và cộng đồng của Đại hội “Giao thông” Điện thoại Quốc tế (International Teletraffic Congress) (ITC).

“Mạng viễn thông” (telecommunications network) gồm có “phần cứng” (hardware) đắt tiền (“đường trục” (trunks), “thiết bị chuyển mạch” (switches) …) với chức năng mang “lưu lượng viễn thông” (telecommunications traffic) bao gồm các cuộc gọi điện thoại, “gói dữ liệu” (data packets) ... “Phần cứng” của “Mạng viễn thông” là cố định nhưng “lưu lượng viễn thông” được thiết kế với đặc tính ngẫu nhiên. Nghĩa là, thời điểm các cuộc gọi điện thoại được tạo ra là không thể đoán trước được, và tương tự, khoảng thời gian các cuộc gọi điện thoại sẽ kéo dài bao lâu cũng không thể biết trước. Tuy nhiên, các nhà thiết kế “Mạng viễn thông” phải quyết định cung cấp bao nhiêu “tài nguyên” (resources) của hệ thống viễn thông để đáp ứng nhu cầu ngẫu nhiên này của “lưu lượng viễn thông”. Nếu các nguồn lực được cung cấp quá ít thì chất lượng của dịch vụ sẽ ở mức thấp (ví dụ: quá nhiều cuộc gọi điện thoại sẽ bị mất do các “tài nguyên” cần thiết của hệ thống viễn thông bị thiếu, không có sẵn khi cần); nhưng, nếu nguồn lực được cung cấp quá nhiều thì chi phí sẽ quá cao. “Lý thuyết lưu lượng truy cập” (Teletraffic theory) liên quan đến việc phân tích toán học của các mô hình của các hệ thống viễn thông (mathematical analysis of models of telecommunications systems) và sự liên hệ giữa việc cung cấp nguồn lực, nhu cầu ngẫu nhiên và chất lượng dịch vụ của hệ thống viễn thông. “Kỹ thuật viễn thông” (Teletraffic engineering) đề cập đến nghệ thuật và khoa học của việc áp dụng lý thuyết này vào việc thiết
kế các hệ thống viễn thông. “Lý thuyết lưu lượng truy cập” còn áp dụng trong lĩnh vực Internet. Các công trình nghiên cứu của anh Trần Gia Phước tập trung vào “lưu lượng viễn thông”.

Giải thưởng “trọn đời” Arne Jensen (The Arne Jensen Lifetime Award) được thành lập để tưởng nhớ Arne Jensen, người sáng lập “Đại hội Lưu Lượng Truy Cập từ xa Quốc Tế” (ITC) (International Teletraffic Congress (ITC)) và Chủ tịch “Hội đồng Tư Vấn Quốc Tế” (IAC) ( International Advisory Council) từ khi thành lập vào năm 1955 cho đến năm 1991. Giải thưởng được trao tại ITC cho một cá nhân đã có đóng góp đặc biệt cho việc lập mô hình, kiểm soát và thực hiện giao thông cũng như cống hiến cho cộng đồng truy cập internet từ xa (traffic modeling, control and performance, and dedication to the teletraffic community).

Anh Phước còn hoạt động tích cực trong nhiều dự án kỹ nghệ. Anh là giám đốc và điều phối viên sáng lập của Trung tâm “Tối ưu hóa Mạng” (Center for Network Optimization) (CNO) với Nortel từ năm 1997 đến năm 2000. Anh đã đồng sáng lập một số công ty điện toán quốc tế, trong đó có Tập đoàn Infosim (Đức), trụ sở chính tại Würzburg. Anh làm giám đốc Infosim từ 1999 đến 2002. Anh là thành viên Ban cố vấn của Infosim, chuyên về các sản phẩm và dịch vụ quản lý mạng IP. Anh đồng thời là sáng lập và thành viên Hội đồng quản trị của Weblabcenter Inc. (Dallas, Texas), chuyên về công nghệ cung cấp dịch vụ cộng đồng.

Nhờ danh tiếng xuất sắc của mình, anh Phước thường được Tổ chức Nghiên cứu Đức (German Research Foundation) (DFG), Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (German Federal Ministry of Education and Research) (BMBF) và các dự án do Châu u tài trợ bổ nhiệm làm cố vấn. Bộ Ngoại giao Bavaria (Bavarian State Ministry) đã bổ nhiệm anh làm thành viên hội đồng chuyên gia về công nghệ truyền thông. Trong sự nghiệp của mình, anh đã viết hơn 200 bài báo khoa học các hội nghị và tạp chí lớn, và hơn 20 bằng sáng chế. Anh đã xuất bản 7 cuốn sách, trong đó có cuốn sách về "Mô hình hóa hiệu suất và phân tích mạng truyền thông" (Performance Modeling and Analysis of Communication Networks) vào năm 2021. Sau khi về hưu, anh tiếp tục nghệ thuật lập mô hình ở một lĩnh vực khác – vẽ Tranh “sơn dầu” (canvas).

Mạng lưới quốc tế

Mạng lưới kết nối quốc tế (International networking) trong nghiên cứu và giảng dạy là một trong những nguyên tắc điều hành của anh tại Viện Đại Học Würzburg. Anh đã biến Viện Đại Học này trở thành trung tâm nghiên cứu dẫn đầu trong lĩnh vực mạng truyền thông. Anh đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế khác nhau thu hút các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đến Würzburg. Tại những hội nghị nói trên, các chuyên gia không chỉ đến để thảo luận nghiên cứu khoa học mà còn chú trọng vào mạng lưới kết nối cá nhân, có sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau trong bầu không khí thân thiện, thoải mái. Trong những năm 2006-2012, các buổi hội thảo EuroView đã đưa các chuyên gia Internet từ khắp nơi trên thế giới đến Viện Đại Học Würzburg. Thêm vào đó, anh Phước đã tổ chức Hội thảo Chuyên gia ITC năm 2002 và 2008, và ITC 28 tại Würzburg.



Điểm nổi bật là hội nghị ITC lần thứ 28 vào năm 2016, đây là hội nghị quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực “khoa học & thực hành mạng” (networking science & practice) kể từ năm 1955. Cho đến ngày nay, bữa tiệc ban đêm tại hội nghị này ở hội trường Garden Hall của Cung điện Residenz được nhiều người nhớ đến không chỉ bởi vì chương trình hội nghị cao cấp với sự tham dự của các chuyên gia nghiên cứu quốc tế từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt là vì anh Phước đã khởi xướng một buổi hòa nhạc với hai người trong số những nhà khoa học tham gia hội nghị, tạo nên bầu không khí âm nhạc ấm cúng, thoải mái cho bữa tiệc. Cung điện Residenz từng là nơi ở của các “hoàng tử-giám mục” (prince-bishops) quyền lực của Würzburg trong thời kỳ "Khai sáng" (Enlightenment) và được biết đến với thiết kế nghệ thuật xa hoa và kiến trúc Baroque.

Anh Trần Gia Phước cũng tham gia trong việc giảng dạy quốc tế. Năm 2006, anh được bổ nhiệm làm giáo sư “thỉnh giảng” tại Viện Đại Học Canterbury ở Christchurch, New Zealand và Viện Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology) ở Melbourne, Australia. Người nào gặp trực tiếp anh Phước đều ngay lập tức bị mê hoặc bởi sự nhiệt tình và lôi cuốn của anh. Anh Phước, với năng khiếu trong việc “mô hình hóa” (modelling) thật là dễ dàng các mối quan hệ phức tạp và hệ thống truyền thông (complex interrelationships and communication systems) để giải quyết một vấn đề nghiên cứu nào đó, đã truyền cảm hứng cho nhiều người nói chuyện với anh. Do đó, anh luôn là diễn giả được đón tiếp trọng thể tại các hội nghị và hội thảo chuyên đề trên toàn thế giới. Các sinh viên của anh cũng nhanh chóng bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình của anh. Anh luôn luôn chuẩn bị kĩ lưỡng cho các khóa học của mình, bao gồm các lĩnh vực truyền tải thông tin, mạng Điện Toán và hệ thống truyền thông (information transmission, computer networks and communication systems), cũng như đánh giá hiệu suất của các hệ thống "phân tán" (performance evaluation of distributed systems). Anh là người có khả năng nhìn xa để giới thiệu một bài giảng về các "mạng lưới thần kinh" (neural networks) và các ứng dụng của các mạng lưới này vào những năm 1990, lúc đó lãnh vực "trí tuệ nhân tạo" (artificial intelligence) vẫn còn trong thời kỳ sơ khai.

Anh Phước có danh tiếng quốc tế rất lớn, anh hoạt động tích cực trong một số dự án nghiên cứu ở Đức và u Châu. Anh Phước là thành viên của Mạng Lưới “Xuất Sắc” (Networks of Excellence) cho Internet Tương Lai (Future Internet) EuroNGI, EuroFGI, EuroNF. Hơn nữa, anh đã làm việc tại các dự án quan trọng như CELTIC-Projects 100-GET(100 Gbit/s Carrier-Grade Ethernet Transport Technologies - Công nghệ truyền tải Ethernet 100 Gbit/s), SASER (Safe and Secure European Routing - Lộ trình internet an toàn và bảo mật u Châu) và SENDATE (Secure Networking for a Data Center Cloud in Europe - Mạng an toàn cho trung tâm dữ liệu “Đám mây” ở Châu u); các dự án do EU tài trợ SmoothIT (Simple Economic anagement Approaches of Overlay Traffic in Heterogeneous Internet Topologies - Các phương pháp quản lý kinh tế đơn giản đối với lưu lượng truy cập Mạng “lớp phủ” trong các cấu trúc liên kết Internet không đồng nhất), SmartenIT (Socially-aware Management of New Overlay Application Traffic combined with Energy Efficiency in the Internet - Quản lý nhận thức xã hội về lưu lượng ứng dụng “lớp phủ” mới kết hợp với hiệu quả năng lượng trên Internet) và INPUT (In-Network programmability for Next Generation Personal Cloud Service Support - Khả năng lập trình trong mạng để hỗ trợ dịch vụ “Đám mây” cá nhân thế hệ tiếp theo); hoặc ACROSS (Autonomous Control for a Reliable Internet of Services - Kiểm soát tự động cho Internet dịch vụ đáng tin cậy). Mạng “lớp phủ” (Overlay network) là mạng ảo được xây dựng trên cơ sở hạ tầng Mạng/lớp Mạng “bên dưới” (Underlay network).

Hơn thế nữa, hoạt động nghiên cứu của anh Phước còn chú trọng vào việc phân tích hiệu suất của các chủ đề chính sau đây: Ứng dụng Internet & Điện thoại “thông minh” trong tương lai; “Mô hình hóa” QoE & Quản lý tài nguyên (QoE Modeling & Resource Management); Mạng được xác định bằng phần mềm & Mạng “đám mây” (Software Defined Networking & Cloud Networks); Động lực & Kiểm soát Mạng (Network Dynamics & Control); “Nguồn lực cộng đồng” (Crowdsourcing).

Với sự ra đi của anh Trần Gia Phước, chúng ta đã mất đi một chuyên gia khoa học Việt Nam xuất sắc làm rạng danh Đà Nẵng và Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tại Đức.

Dương Hồ Nam, cựu học sinh Phan Thanh Giản Đà Nẵng Kỹ sư Canh nông (Viện Đại Học Cần Thơ), Master of Information Technology (Swinburne University, Australia)
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp (02-10-2024)
    Ngăn chặn bẫy thú trong các khu bảo tồn rừng ở Quảng Trị (30-09-2024)
    Hai con đập lớn ở Thái Lan vỡ bờ do mưa lớn, cảnh báo nước tràn gây ra lũ lụt mạnh (26-09-2024)
    Trẻ em bị lạm dụng tình dục trực tuyến - Những con số đáng báo động tại ASEAN (23-09-2024)
    Tiếp nhận 100.000 USD Trung Quốc hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 (23-09-2024)
    Đã phân bổ 1.035 tỷ đồng hỗ trợ địa phương chịu thiệt hại do bão số 3 (23-09-2024)
    Khuyến cáo khẩn cấp với công dân Việt Nam tại Li-băng (23-09-2024)
    Hiệu trưởng Trường Marie Curie nhận 'nuôi' trẻ em Làng Nủ tới năm 18 tuổi (17-09-2024)
    Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD để khắc phục hậu quả bão số 3 (16-09-2024)
    Doanh nghiệp Trung Quốc ủng hộ 3,8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3 (16-09-2024)
    Chuyển tiếp lô hàng cứu trợ thiên tai của Nhật Bản trị giá hàng tỷ đồng lên Yên Bái (15-09-2024)
    Người Hàn Quốc 'điên cuồng' du lịch dịp Tết Trung thu (14-09-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (12-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Hoa Kỳ hỗ trợ 1 triệu USD để Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão YAGI (11-09-2024)
    Úc hỗ trợ Việt Nam 3 triệu đô la Úc, lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đã đến Hà Nội (11-09-2024)
    Đài Truyền Hình Việt Nam kêu gọi ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai (11-09-2024)
    Người Việt Nam tại Nhật Bản ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (11-09-2024)
    Hong Kong (Trung Quốc) cho học sinh nghỉ học, hoãn gần 40 chuyến bay đề phòng bão Yagi (05-09-2024)
    Thuế độc thân có thể khiến nhiều người châu Âu cảm thấy bị cô lập và kỳ thị? (02-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Giao tranh ở Myanmar lan rộng, hàng nghìn người lánh nạn sang Ấn Độ (13-11-2023)
    Sập đường hầm ở Ấn Độ khiến ít nhất 40 công nhân mắc kẹt (12-11-2023)
    APEC 2023: 'Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người' (11-11-2023)
    Xung đột giữa Hamas và Israel: Cộng đồng người Việt vẫn an toàn (11-11-2023)
    Xung đột Hamas - Israel: WHO thông báo 20 bệnh viện tại Dải Gaza ngừng hoạt động (10-11-2023)
    Những con số cho thấy Dải Gaza là nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em (08-11-2023)
    WHO: Khoảng 160 nhân viên y tế đã tử vong khi làm nhiệm vụ tại Dải Gaza (07-11-2023)
    Thủ đô New Delhi lưu thông phương tiện theo biển số chẵn, lẻ để hạn chế ô nhiễm (06-11-2023)
    61 người Việt được giải cứu khỏi các tụ điểm sòng bạc lừa đảo ở Myanmar (26-10-2023)
    Thủ tướng Thái Lan kêu gọi toàn bộ lao động nước này sớm rời Israel (23-10-2023)
    Nghi vấn số người thiệt mạng trong vụ tấn công bệnh viện tại Gaza (19-10-2023)
    Hàng loạt sân bay của Pháp phải sơ tán sau khi nhận đe dọa (18-10-2023)
    Bộ Ngoại giao khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Israel (15-10-2023)
    Tuần hành rầm rộ ở nhiều nước ủng hộ người Palestine (13-10-2023)
    Cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Afghanistan khắc phục hậu quả động đất (10-10-2023)
    Xu hướng bỏ hộ chiếu giấy trong thủ tục xuất nhập cảnh (10-10-2023)
    Động đất độ lớn 6,7 tại Papua New Guinea, chưa có báo cáo thương vong (07-10-2023)
    Sập mỏ vàng ở Myanmar và chìm tàu tại Ấn Độ (06-10-2023)
    Du khách Việt mệt lả tháo chạy khỏi vụ xả súng giữa trung tâm Bangkok (04-10-2023)
    Nổ súng ở Trung tâm thương mại Siam Paragorn (Bangkok), hàng trăm người bỏ chạy (03-10-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155926656.