Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hơn 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024
    Tin Thế Giới
Ukraine yêu cầu quốc gia châu Á bắt giữ Tổng thống Putin
    Tin Việt Nam
Việt Nam nêu vấn đề hợp tác công nghiệp bán dẫn và AI giữa Mỹ và ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Bão Milton hạ xuống cấp 4, chính phủ Mỹ tiếp tục kêu gọi dân Florida sơ tán
    Văn Nghệ
Phiên đấu giá 'Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Milon tại Hà Nội
    Điện Ảnh
Chính kịch có bị lãng quên?
    Âm Nhạc
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024: Lan tỏa tinh hoa của nghệ thuật múa
    Văn Học
Nobel Hóa học 2024 gọi tên các công trình nghiên cứu protein

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Mơ Hồ Chiến Lược
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Sức mạnh quân sự càng ngày càng tăng cộng với thái độ hung hăng của Trung Cộng đối với Đài Loan và Châu Á Thái Bình Dương đã trở nên thách thức, không riêng gì với các quốc gia láng giềng, mà kể cả Hoa Kỳ. Nhằm cân bằng cán cân quân sự khu vực, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Đài Loan, Phi Luật Tân và Nhật Bản phát triễn chiến lược phòng thủ.


Bạch Ốc hiện đang có những chương trình huấn luyện và trực tiếp giúp đỡ Đài Loan và Phi Luật Tân vũ khí phòng không, cũng như khả năng ngăn chận một cuộc đổ quân của Bắc Kinh trên bờ biển Đài Loan. Ngoài ra, với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Đài Loan đang thành lập một lực lượng phòng thủ nhân dân làm nhiệm vụ hậu phương hỗ trợ cho tiền tuyến một khi có chiến tranh. Mặc trận nhân dân sẽ được tổ chức từ đơn vị nhỏ nhất từ 3 gia đình thành một tổ, tuỳ theo tuổi tác chọn lựa người trưởng toán. Tổ chức nầy sẽ được lớn dần từ 3 gia đình, rồi đến 6 gia đình và tiếp tục tăng lên…

Không riêng Đài Loan, quân đội Mỹ đã chuẩn bị đối phó với kho tên lửa ngày càng mở rộng của Trung Cộng. Số lượng tên lửa nầy tạo nên mối đe doạ cho các căn cứ của Mỹ trong khu vực Okinawa và Nam Hàn. Thậm chí ngay cả các tàu sân bay thuộc Đệ Thất Hạm Đội ở vùng Thái Bình Dương.

Những răn đe từ Bắc Kinh dựa vào vũ khí và sức mạnh quân sự, trong đó kể cả các tàu sân bay hiện đại. Nhưng điều quan tâm chính của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng về việc sử dụng phương tiện công nghệ AI cho tham vọng kiểm soát toàn khu vực Đông Nam Á kể cả đường biển và trên không. Với khả năng quân sự hiện đại gián tiếp cho chúng ta thấy lời đe doạ bằng hành động quân sự nhằm tạo áp lực để Đài Loan không được tuyên bố độc lập, cũng như Biển Đông hoàn toàn thuộc về Trung Cộng. Từ những tham vọng ấy, Washington tiếp tục hợp tác với Đài Loan tăng cường an ninh. Trước đây, có nhiều quan chức Mỹ đề nghị Washington nên chính thức công nhận Đài Loan là quốc gia có chủ quyền và khôi phục trở lại cam kết liên minh để bảo vệ hòn đảo nầy. Nếu đề nghị trên được thông qua chắc chắn hành động răn đe của Bắc Kinh sẽ xuống thang, nhưng tranh chấp sẽ leo thang. Lý do Bắc Kinh cho rằng đề nghị trên không ngoài mục đích Hoa Kỳ sử dụng Đài Loan như một tiền đồn kiềm chế Bắc Kinh.

Bắc Kinh, Đài Bắc và Washington, cả 3 đều đặt mình vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đài Bắc dựa vào Washington để tự vệ và Bắc Kinh dò dẫm khả năng của Đài Bắc cùng những hứa hẹn đảm bảo của Washington một khi Trung Cộng đi đến quyết định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Tuy nhiên để trấn an cùng Bắc Kinh một số quan chức cao cấp của Hoa Kỳ đã xác nhận nhiều lần rằng Washington sẽ không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan. Nhưng đối với Trung Cộng lập luận “Thống Nhất Hoà Bình” như một số lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra vẫn là ưu tiên hàng đầu, nghĩa là phương pháp cưỡng chế qua hình thức ngoại giao và áp lực kinh tế cô lập Đài Loan. Biết được mưu đồ của Bắc Kinh, lãnh đạo Đài Bắc mở rộng mặt trận ngoại giao từ chính trị đến kinh tế và cả thương trường, kể cả chiến lược vận động chính quyền cũng như Quốc Hội Hoa Kỳ chống lại chủ trương “Thống Nhất Hoà Bình” của Bắc Kinh.

Vào năm 1993 khi Bắc Kinh đưa ra đề nghị “một quốc gia hai chế độ” trong sách trắng bao gồm việc cho phép hòn đảo nầy có quyền quyết định về hành chánh và lập pháp riêng, cơ quan tư pháp độc lập được quyền xét xử, đồng thời thành lập đảng chính trị, kiểm soát quân sự và tài chánh. Đổi lại Bắc Kinh sẽ không thành lập căn cứ quân sự hoặc cơ quan hành chánh trên lãnh thổ Đài Loan. Thế nhưng những gì ghi trong sách trắng 1993 đã biến mất vào năm 2000. Những bảo đảm trên đã huỷ bỏ vào năm 2022. Đối với cụm từ “ Một quốc gia hai chế độ” đã hoàn toàn khai tử giống như trường hợp Hồng Kông. Ngược lại Bắc Kinh đã có những hoạt động quân sự gây lên sức ép với chính quyền Đài Bắc.

Đối với Đài Loan, hiện nay Bác sĩ Lại Thành Đức hiện là đương kim Chủ tịch đảng Dân Chủ Tiến Bộ, đảng nầy có truyền thống theo đuổi con đường độc lập, nay đổi tên từ Cộng Hoà Đài Loan sang Trung Hoa Dân Quốc. Trên danh nghĩa Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia độc lập, nhà nước có chủ quyền, gián tiếp không thoả hiệp với cộng sản Trung Quốc, phủ nhận thoả ước 1992 giữa Bắc Kinh và Quốc Dân Đảng. Trung Hoa Dân Quốc sử dụng từ ngữ Đài Loan chứ không phải Đài Bắc Trung Hoa, đồng thời cho phép dạy lịch sử Đài Loan tách khỏi lịch sử Trung Quốc ở các trường tiểu học và trung học. Trong kỳ tranh cử Tổng thống, ông Lại Thành Đức đã tuyên bố tham vọng của đảng ông có một tổng thống đương nhiệm của Đài Loan ‘vào Nhà Trắng”. Ngụ ý rằng mục tiêu của ông là nâng cấp quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ. Điều nầy đã khiến Bắc Kinh lên cơn thịnh nộ và yêu cầu Hoa Thịnh Đốn cần làm rõ vấn đề.

Về phần Hoa Kỳ, chính quyền Biden thường xuyên nhắc lại họ “không ủng hộ sự độc lập của Đài Loan” và phản đối những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng của cả hai bên. Những tuyên bố này nhất quán với chính sách của Hoa Kỳ về “sự mơ hồ về chiến lược”, trong đó Hoa Kỳ tránh nêu rõ những điều kiện nào họ sẽ can thiệp vào một cuộc xung đột xuyên eo biển, và không bật đèn xanh cho những người ủng hộ độc lập ở Đài Loan hoặc khiêu khích Bắc Kinh nhằm khôi phục cam kết liên minh của Mỹ với Đài Loan. Nhưng độ tin cậy của những tuyên bố đó đã bị nghi ngờ, vì Tổng thống Biden tiếp tục nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ đứng ra bảo vệ Đài Loan nếu bị tấn công vì nước này đã cam kết, mặc dù Hoa Kỳ không có nghĩa vụ chính thức để bảo vệ Đài Loan. Trước đây vào năm 1979 liên minh với Đài Bắc đã huỷ bỏ đổi lại Hoa Kỳ bình thường hoá bang giao với Bắc Kinh. Dưới một góc cạnh khác, mặc dầu Hoa Kỳ không ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên vẫn lập trường bảo vệ khi bị tấn công được khẳng định qua lời tuyên bố như sau của Tiến sĩ Ely S.Ratner, Thứ trưởng Bộ quốc phòng, phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; “ Đài Loan có vị trí quan trọng như một nút chận ở Tây Thái Bình Dương. Nó có vai trò chiến lược không thể thiếu của Hoa Kỳ, do đó sẽ không có bất cứ hình thức thống nhất nào được chấp nhận”.

Đi ngược lại với quan điểm của Tiến sĩ Ely Ratner và chủ trương của Đài Bắc, Bắc Kinh từ lâu vẫn tiếp tục đe doạ họ sẽ áp dụng biện pháp “không hoà bình” nếu Đài Bắc vẫn tiếp tục theo đuổi ly khai vĩnh viễn hoặc tuyên bố độc lập chính thức. Với những động thái tăng cường quân sự và tập trận bằng đạn thật chung quanh eo biển Đài Loan đã dấy lên làn sóng lo ngại rằng Bắc Kinh chuyển từ chính sách ngăn cản mọi hoạt động theo đuổi độc lập sang thống nhất bằng vũ lực. Hành động tập trận của Bắc Kinh đưa đến đề nghị của một số lãnh đạo Hoa Kỳ yêu cầu hành pháp nên chấm dứt thái độ “mơ hồ chiến lược” nâng cấp quan hệ với Đài Bắc từ không chính thức lên chính thức cùng khôi phục trở lại các cam kết quốc phòng như Hoa Kỳ đã từng ký thoả ước 1979. Đề nghị trên được thể hiện qua hành động cứng rắn và thách thức của Washington qua chuyến viếng thăm của bà đương kim (thời điểm ấy) Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chính thức viếng thăm Đài Loan vào tháng 8 năm 2022. Mặc dầu trước đó Bắc Kinh từng hô hào chuẩn bị máy bay chiến đấu bay quanh quần đảo v.v.. Thế nhưng những hù doạ trên đã không ngăn cản được chuyến thăm của người lãnh đạo Lập pháp Hoa Kỳ.

Nói cho cùng, khi Bắc Kinh đưa ra luật vào năm 2005 quyền sử dụng quân đội chống lại Đài Loan nếu Bắc Kinh nhận thấy việc thống nhất hoà bình là không khả thi. Đây chỉ luật áp lực Đài Bắc, trừ khi Washington không còn hổ trợ Đài Loan như những hứa hẹn trước đây và hiện nay. Tuy nhiên, liệu rằng Bắc Kinh có đủ can đảm phiêu lưu sử dụng quân đội tiến chiếm Đài Loan như lời Tập Cận Bình vừa khua môi múa mép mới nhất: thu hồi Đài Loan về với Trung quốc là “một xu hướng không thể cưỡng lại” và “Trung Quốc phải kiên quyết ngăn chận bất kỳ ai muốn tách rời Đài Loan ra khỏi Trung Quốc”./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự khác biệt trong chính sách giữa Trump & Biden-Harris (12-09-2024)
    Động cơ thúc đẩy để bình thường hóa quan hệ Israel và Ả- Rập Xê- Rút (15-08-2024)
    W.E. Du Bois: Tư Tưởng & Hiện Sinh (20-07-2024)
    Trục ác quỷ Nga, Tàu, Bình Nhưỡng và Iran (20-06-2024)
    Bàn tay đẫm máu đằng sau TikTok (25-05-2024)
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Âm Thanh Im Lặng


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155997851.