Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện hang động núi lửa mới tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
    Tin Thế Giới
Giải pháp thay thế cho tư cách thành viên NATO của Ukraine
    Tin Việt Nam
Thủ tướng đề nghị WEF tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới tại TP.HCM
    Tin Cộng Đồng
Cháy khách sạn khiến 66 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden để lại cho Tổng thống Donald Trump bức thư 'truyền cảm hứng'
    Văn Nghệ
Bộ Văn hóa vinh danh 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Anh trai say hi'
    Điện Ảnh
Nam diễn viên Vbiz khiến vợ nhập viện hai lần sau khi cưới, nghe lý do mới bất ngờ
    Âm Nhạc
MC Anh Tuấn gây sốt
    Văn Học
Địa phương có nhiều học sinh giỏi quốc gia nhất năm 2025

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Giáo sư Junichi Iwatsuki đánh giá cao văn hóa coi trọng tình người của Việt Nam
Kể lại những trải nghiệm văn hóa Việt Nam ấn tượng nhất trong thời gian sống ở Việt Nam, Giáo sư Junichi Iwatsuki, chuyên ngành Ngôn ngữ xã hội học, Đại học Tokyo về văn hóa Việt Nam, chia sẻ người Việt coi trọng tình người và đặt mối quan hệ tình cảm giữa con người với nhau cao hơn tất cả.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nhật Bản về văn hóa Việt Nam, Giáo sư Iwatsukia khẳng định từ xưa và trong cả thời đại hiện nay, việc Việt Nam vẫn coi trọng mối quan hệ con người hơn lợi ích kinh tế là một đặc điểm nổi bật. Ví dụ, việc xưng và hô bằng tên đã giúp mối quan hệ giữa mọi người gần gũi nhau hơn, so sánh mối quan hệ con người với mối quan hệ huyết thống, có tác dụng tăng cường, tạo ra cảm giác cả xã hội giống như một gia đình. Ông cho biết ở Nhật Bản cũng có quan niệm coi trọng tình người, nhưng trong thời đại hiện đại với tốc độ đô thị hóa cao, xu hướng ưu tiên lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích cá nhân đang trở nên mạnh mẽ.

Giáo sư Iwatsuki kể lại khi đi du học ở Việt Nam, ông được chủ nhà đối xử như người thân trong gia đình, giúp ông hiểu sâu sắc lối sống và văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam, dù ở thành phố hay nông thôn, không bao giờ quên ơn nghĩa, chăm sóc người già và người yếu đuối, coi trọng những tập quán theo mùa và lối sống trí tuệ được truyền lại từ tổ tiên. Cách sống như vậy của người Việt đã khiến ông cảm thấy thật mới lạ và cảm động sâu sắc.

Bàn về những giá trị truyền thống, cốt lõi của văn hóa Việt Nam, Giáo sư Iwatsuki cho biết bản chất của văn hóa và con người Việt Nam nằm ở cách họ nhìn nhận mối quan hệ giữa con người với nhau. Cần lưu ý rằng việc quá coi trọng mối quan hệ giữa con người với nhau có thể dẫn đến tác hại của chủ nghĩa gia đình trị, nhưng trong số những sức mạnh khác nhau thống nhất xã hội Việt Nam, mạnh nhất là lối sống mà mỗi cá nhân cố gắng tự quyết định hành động của mình thông qua mạng lưới các mối quan hệ mà họ đã gắn kết trong đó. Ông tin rằng đây là nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ xã hội Việt Nam.

Nhắc đến bài phát biểu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, Giáo sư Iwatsuki nhận định khái niệm “văn hóa” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến là “Tri thức, kiến thức khoa học. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh”. Giáo sư nhắc lại lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Xây dựng và phát triển văn hóa có nghĩa là xây dựng những con người có nhân cách, lối sống đẹp, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh'.

Theo Giáo sư Iwatsuki, điều đáng mừng là Việt Nam đang đạt được tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi thành một xã hội, nơi người dân có thể sống một cuộc sống đầy đủ. Trong xu thế này, chúng ta cần nghĩ đến tiếp theo là làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với hài hòa xã hội. Câu hỏi đặt ra là mỗi cá nhân cần có lối sống như thế nào. Đây là vấn đề chung mà tất cả các quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế đều phải đối mặt và chưa có quốc gia nào đạt được mục tiêu này thành công hoàn toàn, Vì vậy, ông cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là một nhà lãnh đạo đảng cầm quyền, đã đặt mục tiêu như vậy là điều tất yếu.

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu nhiệm vụ mới là xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và hoàn thiện thị trường văn hóa với định hướng phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Từ góc độ quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản hiện nay, Giáo sư Iwatsuki cho rằng trách nhiệm mà Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu ở mỗi công dân Việt Nam là phải hoàn thiện bản thân dựa trên văn hóa, tức là luân lý và đạo đức. Mỗi nền văn hóa có những đặc trưng riêng, có nghĩa là không thể đo lường sự vượt trội hay kém cỏi dựa trên những tiêu chí cụ thể.

Giáo sư khẳng định việc giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ với văn hóa của người dân Việt Nam, tức là nhận thức về đạo đức và luân lý. Theo Giáo sư Iwatsuki, hiện nay, nhận thức về văn hóa Nhật Bản dưới góc nhìn của “người nước ngoài”, trong đó có người Việt Nam, đang có sự thay đổi lớn. Khi giới trẻ Việt nhắc đến “văn hóa Nhật Bản”, họ nghĩ ngay đến manga, anime hơn là cắm hoa hay trà đạo. Giáo sư chia sẻ, cá nhân ông thuộc nhóm ít xem manga hay anime, nhưng nếu không biết nhiều về manga và anime, ông cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với người nước ngoài. Đây là một sự thay đổi lớn đối với Nhật Bản.

Manga và anime Nhật Bản ban đầu là một “văn hóa nhóm”, được tạo ra bởi những người ở bên lề xã hội, đặc biệt là giới trẻ, và mới được xã hội thừa nhận chưa lâu. Vì vậy, có nhiều tác phẩm dám miêu tả những chủ đề đi chệch khỏi luân lý và đạo đức, chẳng hạn như bạo lực và biểu hiện tình dục. Các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục ở Nhật Bản về cách các tác phẩm như vậy nên được công bố và chấp nhận như thế nào, hoặc ngược lại, việc xuất bản chúng nên bị hạn chế như thế nào. Đặc biệt, để đối phó với những vấn đề mới như sự phổ biến của Internet và thúc đẩy bình đẳng giới, nhiều thử nghiệm khác nhau đang lần lượt xuất hiện nhằm hạn chế những cách diễn đạt đã được chấp nhận trong quá khứ hoặc để tạo ra những tác phẩm mới về những chủ đề chưa được đề cập trước đó, gây khó khăn cho việc đạt được sự đồng thuận.

Tình trạng này ở Nhật Bản có thể tóm tắt là việc người Nhật cố gắng vừa thử vừa sửa để làm cho xã hội trở nên văn hóa hơn. Giáo sư Iwatsukia gợi ý Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng kinh nghiệm xây dựng văn hóa tại Nhật Bản làm một cơ sở nhận định.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cháy khách sạn khiến 66 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ (21-01-2025)
    Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 (15-01-2025)
    Việt Nam chia buồn với Hoa Kỳ về các vụ cháy rừng ở Los Angeles (14-01-2025)
    Diễn viên Trung Quốc kể lại trải nghiệm kinh hoàng khi bị bắt cóc ở Thái Lan (08-01-2025)
    Tiêu thụ xăng E5RON92 ngày càng giảm (07-01-2025)
    Động đất tại Tây Tạng: Nâng cấp độ ứng phó khẩn cấp lên mức 2 (07-01-2025)
    Hàn Quốc: Xuất hiện email tự nhận gây ra thảm kịch máy bay Jeju Air, dọa tiếp tục đánh bom (06-01-2025)
    Thời tiết cực đoan tại châu Âu và Mỹ có thể gây sự cố hàng không (05-01-2025)
    Gia đình nạn nhân vụ rơi máy bay Jeju Air không yêu cầu gia hạn thời gian quốc tang (05-01-2025)
    Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp do ô nhiễm dầu tràn ở Biển Đen (05-01-2025)
    Dân tộc vươn mình - Chim bay về Tổ (01-01-2025)
    Pháo hoa ở thành phố lớn đầu tiên trên thế giới đón năm mới 2025 (31-12-2024)
    Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Khởi động điều tra quốc tế, gấp rút nhận dạng nạn nhân (31-12-2024)
    Hàn Quốc tuyên bố quốc tang 7 ngày sau vụ tai nạn máy bay (29-12-2024)
    Vụ máy bay chở gần 70 người rơi: Tổng thống Azerbaijan nói 'bị trúng hỏa lực từ đất Nga' (29-12-2024)
    Tai nạn máy bay ở Hàn Quốc: Người may mắn sống sót nói gì? (29-12-2024)
    Nhân chứng kể lại khoảnh khắc máy bay Hàn Quốc lao vào rào, bốc cháy (29-12-2024)
    150 lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản bị nợ lương (26-12-2024)
    Bão Chido làm 14 người thiệt mạng ở Mayotte, Pháp (15-12-2024)
    Nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Singapore là người Việt Nam (11-12-2024)

Các bài viết cũ:
    Máy bay Boeing rơi bánh (24-01-2024)
    Con nuôi người Lào, Campuchia hạnh phúc khi được trải nghiệm Tết cùng các gia đình Việt (23-01-2024)
    Lở đất ở Trung Quốc: Số người thiệt mạng tăng lên 20 (23-01-2024)
    Lở đất khiến nhiều người bị vùi lấp ở Vân Nam, Trung Quốc (22-01-2024)
    Bốn người sống sót trong vụ rơi máy bay tại Afghanistan (21-01-2024)
    Thái Lan nổ nhà máy pháo hoa, hơn 20 người thiệt mạng (17-01-2024)
    Philippines: Động đất mạnh 5,6 độ làm rung chuyển đảo Mindanao (17-01-2024)
    Nhật Bản: Hai máy bay đâm va trên đường băng (16-01-2024)
    Nhiều sinh viên Việt Nam mất tích tại Úc (13-01-2024)
    Xác minh thông tin 3 người Việt nhập cư trong container ở Ireland (11-01-2024)
    Vụ người di cư trong xe tải đông lạnh ở Ireland: Đại sứ quán Việt Nam tại Anh xúc tiến công tác bảo hộ công dân (11-01-2024)
    Hỏa hoạn gần dinh thự của cựu Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka (08-01-2024)
    Hai phút định mệnh trong vụ máy bay va chạm tại Nhật Bản? (07-01-2024)
    Động đất Nhật Bản: Giải cứu cụ bà mắc kẹt 5 ngày trong ngôi nhà sập (06-01-2024)
    Nhật chạy đua cứu người mắc kẹt, số người thiệt mạng tăng lên (02-01-2024)
    Động đất làm rung chuyển ngoài khơi miền Trung Indonesia (02-01-2024)
    Số người thiệt mạng do động đất vẫn tăng, Nhật hủy nhiều sự kiện quan trọng (02-01-2024)
    Toàn cảnh trận động đất lớn dẫn tới sóng thần ở Nhật Bản trong ngày đầu tiên năm 2024 (01-01-2024)
    Trung Quốc xây dựng 11.000 nhà tạm cho người dân sau động đất (28-12-2023)
    AEON Việt Nam giảm 12 triệu túi ni-lông bằng những sáng kiến 'xanh' (28-12-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Ban Mai Bình Yên


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 158581390.