Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Việt Nam đã thông báo với các nước liên quan về nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực Giữa Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng
    Tin Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự yêu mến đặc biệt của cả người Việt Nam và quốc tế
    Tin Cộng Đồng
Tai nạn máy bay tại Nepal: Phi công sống sót thần kỳ
    Tin Hoa Kỳ
FBI điều tra nghi vấn không phải viên đạn sượt vào tai ông Trump
    Văn Nghệ
Son Ye Jin hiếm hoi tiết lộ về cuộc sống sau khi kết hôn, sinh con với Hyun Bin
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Đàm Vĩnh Hưng bị cấm diễn toàn diện
    Văn Học
Người đàn ông Nhật Bản chọn Việt Nam học thạc sĩ, nhận bằng ở tuổi 63

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
C919: Máy bay phản lực chở khách đầu tiên của Trung Quốc có đủ sức cạnh tranh?
COMAC C919 - chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, vừa thực hiện chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài, khi tới tham dự Triển lãm hàng không Singapore vào ngày 18/2. Tuy nhiên, việc nó có đủ sức cạnh tranh trên 'bầu trời quốc tế' hay không sẽ là một dấu hỏi lớn.

Thêm một cột mốc cho C919

Được xem như câu trả lời của Bắc Kinh đối với dòng máy bay Boeing 737 của Mỹ và dòng Airbus A320 của châu Âu, C919 do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất nhắm đến việc đáp ứng thị trường hàng không nội địa đang bùng nổ của Trung Quốc và chinh phục thị trường châu Á đầy triển vọng.

Hồi tháng 5 năm ngoái, C919 đã có chuyến bay chuyến bay thương mại đầu tiên, khi chiếc máy bay số hiệu MU9191 của China Eastern Airlines cất cánh từ Thượng Hải đã đáp xuống Bắc Kinh. Sau đó, vào tháng 12 năm ngoái, C919 cũng có chuyến bay thương mại đầu tiên ra ngoài đại lục, tới Hồng Kông (TQ).

Và bây giờ, triển lãm hàng không lớn nhất châu Á tổ chức tại Singapore sẽ chứng kiến dấu mốc mới: C919 có chuyến bay đầu tiên ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. COMAC là một trong hai nhà sản xuất máy bay thương mại trình diễn máy bay của họ ngoài khơi bờ biển Singapore tại buổi xem trước vào Chủ nhật cho triển lãm hàng không này (hãng còn lại là Airbus).

COMAC có hai sản phẩm chở khách: máy bay phản lực khu vực ARJ21 và máy bay chở khách thân hẹp hai động cơ C919 lớn hơn với 158-192 chỗ ngồi. Trong đó, C919 được cho là sẽ cạnh tranh với các mẫu Airbus A320neo và Boeing 737 MAX 8 vốn đang thống trị phân khúc máy bay phản lực thân hẹp nói riêng cũng như cả thị trường hàng không dân dụng thế giới nói chung.

Nỗ lực tìm sự thừa nhận

Việc mang C919 tới Singapore là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao dấu ấn của C919 và COMAC trên bình diện quốc tế.

Trong bối cảnh Airbus và Boeing đang nỗ lực tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu về máy bay mới, và Boeing còn phải vật lộn với một loạt khủng hoảng, ngành hàng không đang chờ xem COMAC định vị mình như một giải pháp thay thế khả thi như thế nào.

COMAC sẽ đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ trong 3 tới 5 năm tới để mở rộng năng lực sản xuất C919. Cơ quan hàng không Trung Quốc cho biết rằng trong năm nay, họ sẽ nỗ lực để giành được xác nhận của Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA) cho C919, một quá trình bắt đầu vào năm 2018.

Nhiều chuyên gia trong ngành từng cảnh báo rằng việc chỉ có 4 chiếc C919 đang hoạt động ở Trung Quốc và việc máy bay chỉ được chứng nhận bởi các cơ quan quản lý nội địa cũng như việc sản xuất phải dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế, đang là những thách thức rất lớn cho COMAC.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nguồn cung trên toàn ngành hàng không đang đem lại động lực và hy vọng cho COMAC. Adam Cowburn, chuyên gia của công ty tư vấn hàng không Alton cho biết: “Chúng tôi cũng nhận thấy xu hướng ngày càng tăng khi khách hàng đưa tùy chọn C919 vào đánh giá đội bay của họ”.

Có hai chiếc C919 đã được giao vào năm 2023 và công ty tư vấn hàng không IBA dự báo 7 đến 10 chiếc C919 có thể được giao vào năm 2024.

Mike Yeomans, nhà phân tích của IBA, cho biết: “Với việc các dòng máy bay hẹp của Airbus và Boeing thuộc dòng A320neo và 737 MAX đã được bán hết trong hầu hết thập kỷ này, C919 có cơ hội lớn để giành thị phần, đặc biệt là ở thị trường nội địa”.

Ông nói thêm: “Những thách thức trước mắt đối với COMAC là xoay quanh việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu địa phương và chứng nhận để thâm nhập thị trường quốc tế”.

Tham vọng “ngoại giao hàng không”

Nếu chinh phục được các khách hàng nước ngoài, C919 có thể trở thành một át chủ bài trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, giống như cách Douglas DC-3 từng ghi dấu trong chính sách ngoại giao hàng không của cựu Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt.

Với hai động cơ cánh quạt, những chiếc DC-3 có tầm bay xa và chỗ ngồi được xem là thoải mái hàng đầu vào thời điểm đó. Nhờ vậy, DC-3 có thể khai thác các chuyến bay chở khách mà không cần dựa vào việc vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm để duy trì lợi nhuận.

Tổng thống Roosevelt đã tích cực sử dụng DC-3 như một công cụ giá trị để tăng cường quan hệ đối ngoại của Mỹ. Thông qua những chiếc máy bay này, ông giới thiệu công nghệ hàng không của Mỹ và cũng tặng DC-3 cho các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược, trong đó đáng chú ý là tặng cho Vua Abdul Aziz của Ả Rập Xê Út năm 1945.

Chỉ 6 năm sau, vào năm 1951, Mỹ và Ả Rập Xê Út đã ký “Thỏa thuận hỗ trợ phòng thủ chung” để chính thức củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. DC-3 cũng đánh dấu sự ra đời của Saudia, hãng hàng không quốc gia của Ả Rập Xê Út.

Bây giờ, C919 cũng có có tiềm năng tương tự đối với Trung Quốc. C919 sẽ mang tính biểu tượng cho bước đột phá của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không quốc tế và khả năng công nghệ của nước này, đồng thời có thể giúp Bắc Kinh tăng cường quan hệ ngoại giao, thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu như cái cách DC-3 đóng góp vào chính sách đối ngoại của Mỹ.

Theo các nhà phân tích về thị trường hàng không, dù không thể cạnh tranh sòng phẳng với bộ đôi Boeing-Airbus song máy bay của COMAC có thể chinh phục các thị trường Iran, Nga và Triều Tiên, những nước đang chịu lệnh cấm vận của phương Tây. C919 cũng có thể chen chân vào các thị trường mới nổi như Indonesia, Kenya hay Ethiopia.

Nhưng trước khi có thể vươn tới những cái đích ấy, C919 cần giải quyết những lo ngại về độ an toàn, độ tin cậy để có được chứng nhận của các cơ quan an toàn hàng không thế giới, phải chứng minh được hiệu suất khai thác và đảm bảo giá cạnh tranh hơn A320neo hay 737 MAX.
DanQuyen.com (Theo congluan.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga bác bỏ thông tin cho rằng nền kinh tế nước này phát triển quá nóng (26-07-2024)
    Tàu cao tốc Pháp tê liệt vì bị phá hoại ngay trước khai mạc Olympic Paris (26-07-2024)
    Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga bị bắt (26-07-2024)
    Moscow lên tiếng về kế hoạch hậu cần quân sự của Washington tại Biển Đen (26-07-2024)
    Ông Zelensky: Ukraine tự sản xuất tên lửa tầm xa để tấn công Nga (25-07-2024)
    Hàng chục huấn luyện viên nước ngoài bỏ mạng ở Ukraine, Đức ra điều kiện với Nga (25-07-2024)
    Cảnh tượng từ sân bay Anh khiến cả thế giới bị sốc (25-07-2024)
    Đòn giáng trả của Hungary vào Kiev (24-07-2024)
    Phản ứng bất ngờ của Điện Kremlin trước đề xuất đàm phán hòa bình của Ukraine (24-07-2024)
    Tổng tư lệnh Ukraine nói về khả năng lật ngược thế cờ trước Nga (24-07-2024)
    Sau Nga, đây là nước tiếp theo Triều Tiên tuyên bố tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực (24-07-2024)
    Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang (23-07-2024)
    Nhật Bản lần đầu áp đặt trừng phạt người Israel định cư ở Bờ Tây (23-07-2024)
    Nga phản ứng trước khả năng bà Harris trở thành ứng viên tổng thống (22-07-2024)
    Hải quân Iran trục vớt thành công tàu khu trục Sahand (21-07-2024)
    Hé lộ kế hoạch hòa bình Ukraine của ông Trump (21-07-2024)
    Chiến đấu cơ Nga lao lên chặn cặp 'pháo đài bay' B-52H Mỹ gần không phận (21-07-2024)
    Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc bị thẩm vấn (21-07-2024)
    Ngăn xe chở bệnh nhân về gặp gia đình lần cuối, tài xế ở Trung Quốc gây phẫn nộ (21-07-2024)
    Chuyến tàu khách đầu tiên kết nối hai thủ đô Lào - Thái Lan (20-07-2024)

Các bài viết cũ:
    Cuộc đua đánh chặn tên lửa Mỹ - Nga: Phía sau vũ khí đặc biệt, 'ranh ma' của Washington và câu trả lời của Moscow (16-02-2024)
    Nhật Bản tháo dỡ tượng nhân vật hoạt hình khổng lồ biết cử động (16-02-2024)
    Phó thủ tướng Trần Hồng Hà điện đàm với Phó thủ tướng Liên bang Nga (16-02-2024)
    Mỹ thừa nhận Ukraine sắp mất thị trấn Avdiivka ở miền Đông (16-02-2024)
    Truyền thông Nga: Ông Alexey Navalny tử vong trong tù (16-02-2024)
    Nga và Trung Quốc bất đồng với Mỹ và Anh về các cuộc tấn công Houthi (15-02-2024)
    Ông Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin nói 'thích ông Biden hơn' (15-02-2024)
    Nga-Ukraine sẽ quay lại bàn đàm phán nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ? (15-02-2024)
    Ukraine rút bớt quân ở Avdiivka, hứng chịu đợt tấn công tên lửa mới (15-02-2024)
    Xung đột ở Ukraine có thể kết thúc bất ngờ với phương Tây? (15-02-2024)
    Ukraine đánh chìm tàu chiến Nga, Moscow tập kích cứ điểm của Kiev (14-02-2024)
    Tân Tổng tư lệnh Ukraine: Phương Tây phải giúp đỡ Kiev vì họ đã 'chi ra' điều quý giá nhất (14-02-2024)
    Tổng thống Putin ký sắc lệnh trừng phạt người tung tin giả về quân đội Nga (14-02-2024)
    Bầu cử Indonesia: Ứng cử viên Prabowo có khả năng giành chiến thắng (14-02-2024)
    Tổng tư lệnh Ukraine thăm tiền tuyến, Nga nêu điều kiện đàm phán (14-02-2024)
    Ông Putin trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ: Nga không có ý định tấn công thành viên NATO (09-02-2024)
    Đại sứ Belarus: Tết là thời điểm nạp năng lượng tích cực cho cả năm (09-02-2024)
    Nét đẹp văn hóa gửi thiệp Năm mới ở Nhật Bản (09-02-2024)
    Báo Mỹ tiết lộ 'thủ phạm' bắn hạ máy bay Il-76 của Nga (09-02-2024)
    Tổng thống Putin nhắc lại chuyện NATO từ chối Nga gia nhập liên minh quân sự (09-02-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 154273027.