Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
ASEAN và các đối tác bàn vấn đề Biển Đông, xung đột Nga – Ukraine
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Phát hiện 'kỳ quan thiên nhiên' ở vùng cao Quảng Nam
    Tin Thế Giới
Iran lên danh sách mục tiêu tấn công trả đũa tiếp theo vào Israel
    Tin Việt Nam
Việt Nam ủng hộ tích cực và hiệu quả các nỗ lực của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Myanmar trục xuất hàng chục nghìn người cư trú bất hợp pháp
    Tin Hoa Kỳ
Mỗi hộ gia đình tại Mỹ phải chi thêm 2.500 USD mỗi năm
    Văn Nghệ
NSƯT Tân Nhàn bất ngờ làm Tổng đạo diễn
    Điện Ảnh
Trấn Thành 'vượt mặt' Lý Hải giành giải 'Đạo diễn xuất sắc'
    Âm Nhạc
Diva Hồng Nhung: 'Tôi không còn là ca sĩ nữa'
    Văn Học
Giành 24 Huy chương tại Olympic Toán và Khoa học Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 2 toàn đoàn

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% 'hầu như không đi vào cuộc sống'
Chiều 25/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023'.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ) cho rằng, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại là giải pháp rất quan trọng để giảm giá thành, hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào phục hồi phát triển KTXH. Tuy nhiên, kết quả thực hiện từ đầu chương trình đến hết năm 2023 mới đạt được khoảng 3,05% quy mô chính sách. "Có thể thấy, chính sách này hầu như không đi vào cuộc sống, ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu của Chương trình phục hồi phát triển KTXH đã đề ra", ông đánh giá.

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến chính sách này không đi vào cuộc sống như Đoàn giám sát đã nêu, dư nợ tín dụng đến tháng 12/2021 ở mức 10,4 triệu tỷ đồng, với mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 và năm 2023 khoảng 14%/năm; các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dẫn tới các khoản tín dụng phát sinh thuộc đối tượng của chính sách không lớn.

"Qua thực tiễn cho thấy, nguyên tắc thực hiện chính sách theo Nghị định 31 của Chính phủ chưa phù hợp, chưa rõ ràng. Hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng chưa đầy đủ, rõ ràng, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên dư nợ tín dụng đang ở mức cao, trong khi điều kiện vay vốn được hỗ trợ lãi suất rất chặt chẽ, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh không đảm bảo điều kiện để vay hỗ trợ lãi suất" - ĐBQH Vũ Tuấn Anh phân tích.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp có tâm lý e ngại thanh tra, kiểm tra, kiểm toán như Đoàn giám sát đã nêu, nên khi được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, mặc dù đủ điều kiện cũng không đề nghị được hỗ trợ lãi suất. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm khi đưa ra chính sách tương tự trong giai đoạn tiếp theo.

Trước đó, ĐBQH Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) dẫn phản ánh của cử tri và thực tiễn giám sát của địa phương cho thấy, các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng chính sách xã hội chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn so với nhu cầu thực tế, nhất là chương trình cho vay phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là cho vay nhà ở chính sách xã hội trên địa bàn các tỉnh này.

"Hà Giang còn 27 thôn "trắng" sóng và 155 thôn ở khu vực đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia" - đại biểu nói và đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ số, nhất là những vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quyết liệt triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương xuống địa phương; tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác...

ĐBQH Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đánh giá, thời điểm ban hành Nghị quyết 43 đã chậm so với thế giới một nhịp, khi đó thế giới bắt đầu thu hồi gói phục hồi. "Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng vậy, hình như luôn có một bước chậm. Chúng ta vẫn đang tiếp tục chính sách tài khóa mở rộng, nhưng quốc tế đã có hướng áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt. Vậy Việt Nam nằm ở đâu trong nền kinh tế thế giới?", đại biểu cho rằng, để chính sách của Việt Nam hiệu quả hơn, chúng ta nên đặt mình vào tình hình chung của thế giới.

Phát biểu giải trình thêm tại phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng chia sẻ rằng, bối cảnh thực hiện Nghị quyết 43, kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước, khó khăn của thị trường bất động sản, xung đột địa chính trị...

Sau khi có Nghị quyết 43, Chính phủ đã giao NHNN chủ trì, phối hợp các bộ, ngành để xây dựng và tham mưu trình Nghị định số 31. "Chưa có một chương trình nào mà NHNN dành nhiều thời gian và công sức để tổ chức triển khai như vậy. Nhiều hội nghị được tổ chức, yêu cầu đến từng chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai tại các địa phương...", Thống đốc thông tin.

Lý giải nguyên nhân kết quả thực hiện chính sách đạt thấp, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngay từ đầu đã xác định đây là chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, tức là có khả năng trả nợ vay, không phải là chính sách để giải quyết cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế còn khó khăn. "Vốn cho vay của chương trình là vốn của các tổ chức tín dụng huy động của người dân. Chỉ có phần hỗ trợ lãi suất 2% là nguồn từ ngân sách Nhà nước. Các tổ chức tín dụng phải thực hiện cho vay theo các quy định của pháp luật hiện hành và bảo đảm khả năng thu hồi được nợ. Do đó việc giải ngân nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào quyết định của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng", Thống đốc NHNN cho hay.
DanQuyen.com (Theo cand.com.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc thúc đẩy đồng nhân dân tệ trong thanh toán xuyên biên giới (06-10-2024)
    Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới muốn giúp TP.HCM phát triển nguồn nhân lực (05-10-2024)
    Các doanh nghiệp Việt đối diện với phòng vệ thương mại ngày càng khắt khe hơn (30-09-2024)
    Cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp sau bão lũ (28-09-2024)
    Giá tiêu hôm nay 29/9/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, giá trong nước nhiều khả năng tăng nóng trở lại (28-09-2024)
    Mỹ, Nhật, Nga chia sẻ 'bí kíp' chuyển đổi công nghiệp với TP. HCM (28-09-2024)
    Nem Việt Nam sản xuất thành công trên dây chuyền công nghệ Pháp (28-09-2024)
    Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (25-09-2024)
    Đồng USD sắp 'bay hơi' toàn bộ mức tăng từ đầu năm 2024 tới nay (25-09-2024)
    Thủ tướng giải đáp hàng loạt câu hỏi 'nóng' về phát triển kinh tế (25-09-2024)
    Bà Nguyễn Phương Hằng ngồi 'ghế nóng' Công ty Đại Nam (24-09-2024)
    Tỷ phú qua đời để lại 140 nghìn tỷ, hơn chục năm con cháu vẫn không được thừa kế (24-09-2024)
    Thế Giới Di Động tiếp tục đóng bớt cửa hàng nhưng doanh số vẫn không giảm (23-09-2024)
    Khả năng thị trường có thể giảm điểm (23-09-2024)
    Giá vàng hôm nay 23/9/2024: Giá vàng 'cưỡi sóng', không gì có thể ngăn cản, thị trường tươi sáng nhưng vẫn nên 'đứng ngoài' (22-09-2024)
    Giá vàng hôm nay 22/9/2024: Giá vàng tăng ngỡ ngàng, 'không có gì là mãi mãi', cảnh giác với tín hiệu chốt lời, người mua vàng trong nước lãi to (21-09-2024)
    Doanh nghiệp mang 8.000 sản phẩm xanh đến Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (21-09-2024)
    Giá tiêu hôm nay 22/9/2024: Thị trường diễn biến trái chiều, xuất hiện tín hiệu vui cho ngành hồ tiêu Việt Nam (21-09-2024)
    Nghiên cứu gói lãi suất 0 đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị bão lũ (21-09-2024)
    TP.HCM tạm áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế (21-09-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhiều công ty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực điện tử tại Việt Nam (23-05-2024)
    Giá xăng tăng nhẹ từ chiều ngày 23/5 (23-05-2024)
    Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nỗ lực tăng thu ngân sách nhưng không ảnh hưởng đến 'sức khỏe' và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (23-05-2024)
    Bất ngờ về lượng vàng rất lớn vừa trúng đấu thầu (23-05-2024)
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Bánh Trôi Nước


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 155927185.