Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Nga ký thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Iran
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Tìm thấy thi thể người phụ nữ gốc Việt mất tích trên Núi Đen
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Những vấn đề đau đầu phía sau dịch Ebola
Các chuyên gia cho rằng, chính sự nghèo khổ đã làm bùng phát virut Ebola ở châu Phi. Cộng với tình trạng vệ sinh y tế tồi tàn, cuộc sống nghèo khổ ở châu Phi đã góp phần đẩy nhanh tốc độ lây lan dịch Ebola.

 


Được phát hiện lần đầu từ năm 1976 tại một khu làng nhỏ của Congo nằm bên dòng sông Ebola, virut Ebola đến nay đã nhiều lần xuất hiện trở lại ở nhiều nước châu Phi và đã làm thiệt mạng khoảng 1.300 người ở các nước như Cộng hoà dân chủ Congo, Sudan, Gabon và Uganda. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng đợt bùng phát trở lại lần này từ hồi tháng Giêng năm nay, virut Ebola đã làm hơn 1.000 thiệt mạng, 1.800 bệnh nhân bị nhiễm virut, tỷ lệ tử vong lên tới 60%. 4 nước liên quan chính trong đợt dịch này là Guinéee, Sierra Leone, Liberia và Nigeria.

 


Tình trạng nghèo đói ở châu Phi dẫn đến việc không kiểm soát được Ebola?

 

Gần 40 năm sau khi phát hiện ra virut Ebola, đến nay thế giới vẫn chưa có vaccin hay cách điều trị nào hữu hiệu. Ông Pierre Mendiharat thuộc Tổ chức Y sĩ không biên giới (MSF) giải thích, “đó là bởi vì chỉ có số lượng rất nhỏ người mắc bệnh Ebola, chưa đủ tạo thành thị trường cho các hãng dược phẩm tư nhân đổ tiền vào nghiên cứu”. Mỗi khi dập được dịch xong là không có ai nghĩ đến đầu tư nghiên cứu điều trị hay vaccin nữa, và cứ như thế, theo chuyên gia của MSF này, những đợt dịch sắp tới sẽ còn bùng phát trở lại ở những nước nghèo. Hãng dược phẩm lớn của Anh GSK hiện vẫn trong quá trình nghiên cứu và vaccin phòng Ebola có lẽ chỉ có thể có được sớm nhất vào năm 2015. Trong khi đó, mức độ lan tràn nguy hiểm của dịch Ebola đang đòi hỏi thế giới phải hành động gấp.

 

Vấn đề này đang làm dấy lên tranh luận phức tạp về hiệu quả và tính vô hại của những phương pháp điều trị mà hiện tại mới chỉ được áp dụng cho 3 bệnh nhân xuất thân từ những nước giàu có gồm 2 nhân viên hoạt động nhân đạo người Mỹ bị nhiễm bệnh tại Liberia và 1 là linh mục người Tây Ban Nha. Vấn đề là chỉ có những người bệnh ở những nước giàu có mới có thể được điều trị, thử nghiệm chống virut Ebola?

 

Đừng để dịch Ebola thể hiện sự bất bình đẳng trong thế giới chúng ta, giữa những nước giàu có được trang bị đầy đủ để ngăn chặn virut lây lan và những nước có hệ thống vệ sinh y tế tồi tàn. Hy vọng dịch Ebola còn là dịp để thể hiện tình đoàn kết quốc tế có hiệu quả vì những người dân bị đe doạ nhất, cho dù đó là những người dân ở xứ sở xa xôi.

 

WHO xếp Kenya vào khu vực có nguy cơ cao về loại virut Ebola chết người. Chưa có trường hợp nào được báo cáo ở đây, nhưng cơ quan y tế cho biết, vai trò của Kenya là một đầu mối chuyển tiếp chính khiến cho đất nước Đông Phi này dễ bị tổn thương hơn với căn bệnh này. Đến nay, đất nước này vẫn miễn trừ với Ebola, mặc dù mối lo virut xâm nhập đất nước vẫn đang rất cao.

 

---------------------------------

 

Ebola không lây lan một cách dễ dàng như cách mà virut cảm lạnh hay virut cúm đã lây truyền. Nó chỉ có thể lây lan được theo con đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu. Các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với nó bằng việc chăm sóc cho người thân nhiễm bệnh hoặc xử lý một cơ thể nhiễm bệnh như là một phần của tục lệ mai táng. Mọi người sẽ không truyền bệnh cho tới khi họ có triệu chứng. Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho tới 21 ngày sau khi phơi nhiễm.

 

“Mọi người không nên sợ tiếp xúc bình thường trên xe buýt, tàu điện ngầm hoặc trên máy bay” GS.TS. Robert Black thuộc Trường đại học Johns Hopkins cho biết.

 

Ngăn chặn Ebola bằng cách tìm và cô lập tất cả bệnh nhân có thể nhiễm bệnh, theo dõi những người mà họ đã tiếp xúc và đảm bảo các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn một cách chặt chẽ trong khi chăm sóc bệnh nhân. Mỗi vụ dịch Ebola trong quá khứ đều đã được kiểm soát.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chờ thi xong mới đi khám dù bụng to dần, nữ sinh 15 tuổi phát hiện mắc ung thư (21-06-2024)
    Vụ học sinh đau bụng nhập viện ở Gia Lai: Sức khỏe đã ổn định và xuất viện (17-06-2024)
    Biến thể KP.2 của virus SARS-CoV-2 đang chiếm ưu thế tại Thái Lan (16-06-2024)
    Từ 1-7-2024, liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi (10-06-2024)
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Những lưu ý khi sử dụng huyết áp kế điện tử (14-08-2014)
    Lịch sử dịch bệnh Ebola hay câu chuyện kinh hoàng về 'Vùng đất chết' (12-08-2014)
    5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu protein (11-08-2014)
    Quan niệm ăn uống sai lầm với người bệnh gan (07-08-2014)
    Những điều cần biết về dịch bệnh Ebola (05-08-2014)
    Dinh dưỡng cho xương khớp (31-07-2014)
    Thuốc nào điều trị bệnh eczema hiệu quả? (28-07-2014)
    Đối phó với chứng đau nhức xương khớp (16-07-2014)
    Viêm đại tràng mãn tính nên ăn uống như thế nào? (14-07-2014)
    Cách xử lý cấp tốc khi bị ngộ độc thực phẩm (10-07-2014)
    Ung thư tinh hoàn: Điều trị sớm, hiệu quả cao (03-07-2014)
    Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi (28-06-2014)
    Thói quen cho trái tim khỏe (20-06-2014)
    5 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết (17-06-2014)
    Những sai lầm trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường (15-06-2014)
    Cải thiện chứng thâm quầng mắt (11-06-2014)
    Lý do cà chua có tác dụng giảm nguy cơ ung thư thận (09-06-2014)
    Viêm mũi dị ứng: Phòng ngừa và điều trị thế nào? (04-06-2014)
    Cách giảm Stress mà không cần thuốc (02-06-2014)
    Yoga cười: Thần dược cho sức khỏe (28-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153773868.