Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Quảng Bình: Phát hiện sinh vật lạ tại Phong Nha- Kẻ Bàng
    Tin Thế Giới
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine khó có thể tạo bước đột phá
    Tin Việt Nam
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải
    Tin Cộng Đồng
G7 khởi động sáng kiến an ninh lương thực toàn cầu
    Tin Hoa Kỳ
Bầu cử Mỹ: Người vừa đánh bại ông Trump là ai?
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Quỳnh Kool nói gì khi bị chê phẫu thuật thẩm mỹ quá đà?
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
Đạt 29,9 điểm học bạ mới đỗ vào Học viện Ngân hàng năm 2024

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Pháp khủng hoảng chính trị
Chưa bao giờ nước Pháp lại rơi vào tình cảnh như hiện nay: một số bộ trưởng lại phản đối chính sách của Thủ tướng Manuel Valls. Tất cả đều bắt nguồn từ việc nền kinh tế của xứ Gaulois ngày càng đi xuống.

 



Tổng thống Pháp François Hollande (trái) và Thủ tướng Manuel Valls sau cuộc họp tại Điện Elysée, ngày 24/8

 

Sau những chỉ trích mạnh mẽ của một số bộ trưởng về chính sách kinh tế của chính phủ, ngày 25/8, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã đệ đơn xin giải thể nội các. Tuy nhiên, Tổng thống François Hollande đã đề nghị ông Manuel Valls tiếp tục đứng ra lập nội các mới.

 

Trong những ngày qua, một số bộ trưởng được coi là thuộc cánh tả của đảng Xã hội, như Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg, Bộ trưởng Giáo dục Benoît Hamon, đã công khai chỉ trích mạnh mẽ chính sách kinh tế của Pháp và châu Âu.

 

Cả hai đều yêu cầu Tổng thống Pháp thay đổi đường lối để khôi phục tăng trưởng. Thủ tướng Valls dĩ nhiên không bằng lòng. Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg chủ trương thay đổi hướng đi hiện nay. Ông cũng kêu gọi gây nên một cú sốc trong vùng đồng euro, nơi mà các lãnh đạo vẫn khăng khăng với các chính sách ngăn chặn tăng trưởng và không làm thất nghiệp giảm đi.

 

Theo những người thân cận của Thủ tướng Manuel Valls, các chỉ trích của Bộ trưởng Kinh tế Montebourg là không thể chấp nhận được. Một cố vấn của Văn phòng Thủ tướng nói rằng ông Montebourg đã đi quá giới hạn, “một Bộ trưởng Kinh tế không thể bày tỏ lập trường trong những điều kiện như vậy về đường lối kinh tế của chính phủ và về một đối tác châu Âu, như nước Đức”. Chính vì thế “Thủ tướng đã quyết định phải hành động”, tức là thay đổi nội các.

 

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Le Monde, ngày 23/8, ông Montebourg đã không tán đồng chính sách kinh tế của Tổng thống và Thủ tướng Pháp. Ông nói: “Nước Đức đã rơi vào cái bẫy của chính sách hà khắc mà họ đã áp đặt đối với châu Âu” và theo ông, “đây là chính sách của cánh hữu Đức, ủng hộ Thủ tướng Angela Merkel. Nước Pháp không có thiên hướng chấp nhận những tiên đề tư tưởng của cánh hữu Đức”.

 

Ông Arnaud Montebourg đã có những phát biểu như trên sau khi Đức tuyên bố không chấp nhận lời kêu gọi của Tổng thống Pháp François Hollande là châu Âu cần xem xét lại các chính sách để có thể thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm.

 

Tờ Le Figaro trong bài xã luận tỏ ra rất mỉa mai khi nhìn thấy đây là một phát súng mở một lỗ hổng to trong thành trì của chính quyền. Đây là sự cố hy hữu trong nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp, vì chưa bao giờ có bộ trưởng nổi lên chống chính sách của chính phủ mình như thế. Tờ báo giải thích là Bộ trưởng Kinh tế phải thực hiện chính sách kinh tế của Tổng thống Hollande, muốn thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đồng thời giới hạn thâm thủng ngân sách. Thế nhưng ông Montebourg lại không đồng ý chút nào với quan điểm hạn chế chi tiêu, thâm thủng.

 

Le Figaro cho rằng tranh luận trên các chủ đề này không là điều cấm kỵ, nhưng khi một Bộ trưởng Kinh tế bày tỏ công khai bất đồng về đường lối của Tổng thống, điều này đặt ra hai vấn đề: Trước tiên là tính rõ ràng của chính sách nhà nước Pháp, và thứ hai là vấn đề uy tín. Ai còn có thể tin tưởng vào một đất nước với món nợ cao ngút và không muốn đặt ưu tiên cho việc giảm thâm thủng ngân sách? Tờ báo kết luận: cho dù hệ quả chính trị như thế nào chăng nữa, ông Hollande phải chấm dứt tình trạng lộn xộn này.

 

Báo Libération cũng cho rằng sự kiện một bộ trưởng kinh tế đánh giá chính sách kinh tế của chính phủ là tồi tệ, thì đó quả là một điều bất thường.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine khó có thể tạo bước đột phá (16-06-2024)
    Tiết lộ số nước không ký tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine (16-06-2024)
    Trung Quốc tăng tốc giải quyết khủng hoảng bất động sản (16-06-2024)
    Phương Tây tính cách hợp pháp buộc Moscow phải 'trả giá', quyết đưa tài sản Nga cho Ukraine vay bằng cách này (15-06-2024)
    Tàu chiến Mỹ-Nga cùng hiện diện, Cuba chỉ trích 'khách không mời' (15-06-2024)
    Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh (15-06-2024)
    Đức: Tấn công bằng dao tại một bữa tiệc mừng khai mạc EURO 2024 (15-06-2024)
    Tổng thống Ukraine đến Thụy Sĩ, bước vào thử thách lớn (15-06-2024)
    Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16 (14-06-2024)
    Thêm tàu chiến đến Cuba sau tàu chiến Nga, tàu ngầm Mỹ (14-06-2024)
    Nối gót Mỹ, Nhật Bản sẽ tung 'đòn trừng phạt chưa từng có' với Trung Quốc, chuyên gia cảnh báo sẽ có 'trả đũa' (14-06-2024)
    NATO đặt sở chỉ huy bộ binh mới tại Phần Lan (14-06-2024)
    Đức thu giữ lượng cocaine lớn kỷ lục (14-06-2024)
    Kiev xác nhận điều hiếm thấy, NATO ra điều kiện kết nạp Ukraine (13-06-2024)
    Hội nghị G7 khai mạc tại Italia, ra một loạt tuyên bố đáng chú ý (13-06-2024)
    Sau tuyên bố chấn động châu Âu của Tổng thống Pháp, lãnh đạo NATO gửi thông điệp (13-06-2024)
    Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU (13-06-2024)
    Thái Lan tìm biện pháp đưa đất nước trở thành trung tâm du lịch toàn cầu (13-06-2024)
    Phó Tổng thống Malawi và 9 người khác thiệt mạng trong vụ máy bay rơi (11-06-2024)
    Hezbollah tiếp tục tập kích tên lửa dữ dội sang Israel (11-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Mệt mỏi cho Thủ tướng Prayuth (26-08-2014)
    Tiến trình hòa bình Trung Đông: Vì ai nên nỗi? (K1) (26-08-2014)
    Syria lạnh lùng cảnh báo Mỹ (26-08-2014)
    "Lẳng lơ" với Mỹ Nhật, Ấn Độ vẫn cần Nga (26-08-2014)
    “Nhà nước Hồi giáo” kiếm tiền như thế nào? (26-08-2014)
    Ấn Độ đọ súng Pakistan: Trung Quốc tăng cường áp sát (25-08-2014)
    Bức thư cảm động nhà báo James Foley gửi cha mẹ (25-08-2014)
    Bước chuyển trong chính sách đối ngoại Đức (25-08-2014)
    Ấn Độ chứng minh sự "ấm nồng" với Nhật Bản (25-08-2014)
    Khủng hoảng Ukraine: Tổng thống Putin nắm “át chủ bài”? (25-08-2014)
    Canada cấm cửa phóng viên Trung Quốc vì có hành vi hung hăng (24-08-2014)
    Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau (24-08-2014)
    Trung Quốc có đủ can đảm buông Triều Tiên? (24-08-2014)
    Sai lầm chiến lược của phương Tây ở Ukraina (24-08-2014)
    Ấn Độ ráo riết phòng thủ trước Trung Quốc (23-08-2014)
    Mỹ “kết thân” với cựu thù để tấn công tổ chức khủng bố? (23-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K3): Tương lai khó đoán (23-08-2014)
    Vì sao khủng bố dùng công dân Anh để hành quyết nhà báo Mỹ? (23-08-2014)
    Vì sao Tổng thống Ukraine giải tán Quốc hội? (22-08-2014)
    Ám ảnh chiến tranh lạnh (K2): Diễn biến nguy hiểm (22-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153605537.