Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam?
“Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, đến bây giờ ngẫm lại vẫn thấy câu tục ngữ này đúng. Và có lẽ muôn đời đúng. Tuy nhiên, đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

 


 


 


Lười từ nhỏ...

 

So với học sinh bây giờ, phải nói rằng, thế hệ trước, chỉ cần như 7x, 8x, những thế hệ cận kề nhất với giới trẻ bây giờ vất vả hơn nhiều, gian khổ hơn nhiều. Có thể do bối cảnh của đất nước sau khi trải qua chiến tranh với những kẻ thù đều là “đế quốc” như Pháp, Mỹ, do cơ chế bao cấp của nền kinh tế thời bấy giờ buộc người dân sống trong thời đại đó phải vật lộn như vậy, trong đó có thế hệ học sinh, sinh viên. Nhưng mặt khác, chính hoàn cảnh ấy làm cho người ta phải chăm chỉ, phải cố gắng vươn lên với chí tiến thủ gần như tuyệt đối để thoát khỏi cảnh đói nghèo, thoát khỏi “áp bức” từ chính tâm lý của mình.

 

Hồi đó, trước khi đi học hoặc sau khi đi học về, dẫu cơ thể “cường tráng” như cái kẹo mút dở, nhưng học sinh phải tự lo bữa ăn của mình - có khi chỉ là cơm rang (may mà còn có để ăn như vậy), là mì sợi nấu với nước lã đun sôi cho chút cà chua hoặc vội vội vàng vàng nấu bữa cơm trưa hoặc chiều cho cả gia đình và bản thân mình ăn. Mà thời ấy, đâu phải nấu cơm bằng bếp ga, bếp từ như bây giờ, mặc dù ở thủ đô nhưng nhà nào có điều kiện mới nấu bằng bếp dầu nếu không, bằng bếp củi, lá khô nhặt ở ngoài đường về.

 

Nói chung, hoàn cảnh buộc học sinh phải “tự thân vận động” đủ mọi mặt, thậm chí cả kiếm tiền nuôi sống mình. Bởi không ít học sinh sau giờ tan trường về phải chăn nuôi lợn, gà, phải bán hàng rong nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ cùng với gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải bảo đảm việc học tập. Nhưng cũng cần nói thêm, học tập thời đó, không như bây giờ, học sinh được bố mẹ dạy dỗ, dìu dắt cùng với cô giáo từ bé mà chủ yếu là tự học, tự mày mò, nghiên cứu... Vì phụ huynh sống trong thời kỳ kinh tế bao cấp nói thật rằng chú tâm đến việc cơm ăn áo mặc nhiều hơn là con cái học hành do điều kiện sinh hoạt quá eo hẹp nếu như không muốn nói là không đủ.

 

Còn rất nhiều học sinh thành phố, đô thị hiện nay, sướng quá: chẳng phải làm gì, cũng chẳng thiếu thứ gì từ ăn uống đến sách vở, học hành... Lúc nào, cũng được bố mẹ chuẩn bị cho đến tận... “chân răng”, đương nhiên, tùy theo điều kiện của từng gia đình để chăm sóc con cái - nhà nào có điều kiện thì chăm theo kiểu có điều kiện, nhà nào điều kiện ít hơn thì chăm theo kiểu ít điều kiện hơn. Song ai cũng cố gắng hết sức để con cái được đầy đủ nhất, vẹn toàn nhất.

 

Có thể nào hình dung nổi, hiện nhiều học sinh THPT cao lớn hơn cái... “sào” mỗi khi đến bữa ăn vẫn được bố mẹ “cơm bưng nước rót”, ăn sườn, cá vẫn được bố mẹ gỡ sẵn xương bỏ đi như cho trẻ lên 3. Vào năm học, thay vì phải tự chuẩn bị lấy sách vở thì đằng này, bố mẹ vẫn làm cho hết. Nhà không phải quét, áo quần không phải giặt. Giờ nấu ăn, có khi mẹ cứ quần quật trong bếp trong khi con tranh thủ ra quán... chơi game để chờ cơm chín...

 

Giải thích cho hoàn cảnh sống sung sướng, nhàn hạ ấy của lớp trẻ không gì dễ hơn là điều kiện kinh tế đã khác trước: sung túc hơn, đủ đầy hơn, tâm lý của những bậc làm cha mẹ muốn: “con hơn cha”... Thế nhưng, đó chỉ là biện minh cho việc chăm sóc thái quá, nuông chiều con cái của bố mẹ. Trong khi hệ lụy của sự nuông chiều ấy ít nhất là sẽ làm mất đi tính tự lập của trẻ, làm cho trẻ trở nên lười nhác, ỷ lại cho người khác những việc có thể thực hiện trong tầm tay...

 

Và không chỉ bố mẹ, ngay nhà trường cũng “tiếp tay” một cách gián tiếp cho tính lười nhác này khi một lao động nhẹ nhàng nhất, đơn giản nhất là quét lớp mà cũng không buộc học sinh phải làm. Mà tất cả đều một tay bác lao công làm cả. Học sinh chỉ mỗi việc xin tiền bố mẹ để đóng tiền vệ sinh.

 

Thực ra, việc trực nhật lớp không nặng nhọc, mất nhiều thời gian đến nỗi để giải thích: sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian học tập của các em. Nhưng phương thức chọn bác lao công trực nhật thay vì học sinh đã làm cho ý thức lao động của trẻ bị triệt tiêu, ý thức gìn giữ vệ sinh chung cũng không hình thành, tồn tại trong tư duy của trẻ và quan trọng hơn: trẻ không biết trân trọng, quý sức lao động của người khác, coi việc hưởng thụ trên sức lao động của người khác là nghiễm nhiên do không biết giá trị của sức lao động phải bỏ ra...

 

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã từng phát biểu: “Lênin từng nói: Lao động cũng là hình thức giáo dục nhân cách con người”, vậy mà việc không bắt học sinh lao động dưới hình thức trực nhật lớp là việc làm lợi bất cập hại, “thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau”. Tới đây, quy định này sẽ phải xem xét lại và khôi phục để bên cạnh giáo dục ý thức lao động cho học sinh còn thông qua đó, giáo dục những kỹ năng sống khác cho các em”.

 

... Đến lớn

 

Không chỉ con trẻ mà người lớn cũng ngày một lười nhác hơn dưới mọi góc độ. Giờ tan tầm chỉ cần ra các quán nhậu nhẹt là thấy ngay cảnh tượng đã trở thành... chuyện “nhỏ như con thỏ”: người lớn, nhất là đám mày râu ngồi la liệt, kín đặc tới tận đêm hôm khuya khoắt mới về, phó mặc mọi việc ở nhà cho vợ con. Mà khi về đến nhà thì cũng chẳng khác gì những người đã lựa chọn về nhà hơn là đi chè chén sau khi kết thúc ngày làm việc: hoặc là nằm gác chân lên ghế chờ cơm bưng ra tận miệng hoặc là nằm khểnh xem tivi để mặc vợ muốn làm gì thì làm.

 

Còn ở công sở dễ bắt gặp cảnh lười nhác nhất là khi sếp đi vắng hoặc “ăn cắp” được chút thời gian của cơ quan. Những lúc đó, nếu trên màn hình máy tính không là các trò game online từ êm ái đến bạo lực thì cũng là những phim ướt át Hàn Quốc, là chít chát, lên facebook tán gẫu với bạn bè. Công khai nữa thì “lượn”, “đánh võng” ngoài đường phố rồi cà phê cà pháo... Ai hơi đâu “tự kỷ” ngồi một chỗ để làm việc, để nghiên cứu, tìm hiểu cập nhật kiến thức. Có mà “hâm” mới như thế!

 

Lớp choai choai thì còn lười nữa, một tuần có bảy ngày thì gần như cả bảy tối ra “chém gió” ngoài quán trà chanh, chẳng chịu mầy mò, đọc sách “nạp” kiến thức như biết bao thế hệ thanh niên thuở trước, cũng chẳng chịu lao động để rèn luyện ý thức, rèn luyện thể chất nhằm bảo vệ sức khỏe...

 

Chỉ vì an phận

 

Có một lý giải cho sự lười nhác của người Việt hiện nay rằng: chẳng qua kinh tế thị trường cùng với sự phát triển công nghệ, bên cạnh tạo điều kiện cho con người có cuộc sống, việc làm tốt hơn thì lại dễ khiến người ta trở nên nhác việc hơn do nhiều cám dỗ xung quanh dẫn dụ. Tuy nhiên, cách giải thích này cũng chỉ là một căn nguyên mà căn nguyên sâu xa nhất, chính xác nhất ấy là ý thức của con người. Bởi ý thức quyết định hành động. Ví thử so sánh với thế hệ trước như cha ông chúng ta về chuyện nhậu nhẹt chẳng hạn, thời trước hiếm hơn bây giờ không phải vì tiền bạc, kinh tế mà ngay cả trong những dịp lễ, tết, giỗ chạp... dịp có thể được coi là “nhậu”... một cách chính đáng, nhưng cũng không mấy ai “chén chú chén anh” đến nỗi “rượu vào lời ra”, chỉ chừng mực là đứng dậy.

 

Chuyện công sở cũng thế, cắm đầu cắm cổ làm đến lúc kẻng báo hiệu hết giờ, cán bộ, viên chức mới ngẩng đầu đứng dậy kết thúc công việc, không ai dám tự ý rời chỗ làm việc để trốn đi chỗ này chỗ khác “đánh bóng” mặt đường. Sở dĩ, được như vậy là do ý thức lao động của con người thời đó rất cao nhờ vào sự giáo dục cùng với hoàn cảnh khó khăn của đất nước bắt buộc họ phải phấn đấu, nỗ lực. Không đươc an phận. Nhưng bây giờ thì trớ trêu ở chỗ, đời sống kinh tế khá giả hơn, điều kiện phát triển tốt hơn thì con người lại dễ dàng bằng lòng với cuộc sống, “an phận thủ thường” với những gì đã có, không có trí tiến thủ! Từ “cơ sự” này mới dẫn đến sự lười nhác, thiếu năng động... của con người hiện nay.

 

Lỗ Tấn có câu: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Kinh thánh cũng có câu: “Không làm việc, không có niềm vui” hay “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Quả thật, sự lười nhác đã khiến cho nhiều người Việt trở nên trì trệ, thiếu sáng tạo, hăng say trong làm việc. Thế cho nên tỷ lệ người Việt mà có thể ghi dấu trên thế giới bằng sự nỗ lực, chăm chỉ cá nhân như GS Ngô Bảo Châu là quá ít. Trong khi đó, theo cơ quan công an, tội phạm đang trẻ hóa phần nhiều do “nhàn cư vi bất thiện”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Cách đối diện với thị phi cuộc đời (23-11-2014)
    Nghĩ về lòng tốt từ chuyện ở một bến xe tại Hà Nội (23-11-2014)
    Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn (21-11-2014)
    Đau như một cái cây (20-11-2014)
    Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-2014)
    Những người thầy vĩ đại trong cuộc đời tôi (18-11-2014)
    Sự thật lịch sử phía sau nhân vật Bá tước Dracula (17-11-2014)
    Truyền và thông (17-11-2014)
    Sống sao với thời của hung tin? (15-11-2014)
    Những câu nói đáng suy ngẫm của thiền sư Thích Nhất Hạnh (13-11-2014)
    Sự tha thứ là thần dược diệu kỳ trong cuộc sống (12-11-2014)
    Chuyện người Việt không thích dùng tiếng Việt (11-11-2014)
    Suy ngẫm từ chuyện cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông (09-11-2014)
    Người Việt chỉ nói được một thứ 'na ná' tiếng Anh (08-11-2014)
    Khi ta sống cuộc đời thứ hai (07-11-2014)
    Học sinh được giáo viên luyện nói dối từ cấp 1 (05-11-2014)
    Đạo Phật khoa học ở chỗ nào? (04-11-2014)
    Đọc lại một bài viết về thói xấu người Việt 100 năm trước (31-10-2014)
    Huyền thoại về nền giáo dục Phần Lan (31-10-2014)
    40 điều đúc kết về cuộc sống của một bệnh nhân ung thư (28-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153905186.