Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Vì sao tin tức tiêu cực luôn ăn khách?
Con người thường phản ứng nhanh hơn trước những từ như "ung thư", "bom", "chiến tranh" hơn là những từ như "trẻ em", "nụ cười" hay "niềm vui", bất chấp những từ tích cực thường được sử dụng thường xuyên hơn.

 


 


 


Vì sao báo chí và truyền hình thường xuyên đưa tin về thiên tai, thảm họa hay những vụ tai tiếng liên quan đến tham nhũng?

Đơn giản vì chúng ta bị cuốn hút bởi những tin tiêu cực như vậy mà bản thân không hề hay biết, theo nhà tâm lý học Tom Stafford.

 

Khi đọc tin, đôi lúc bạn cảm thấy tất cả các sự kiện đều rất tồi tệ và nặng nề. Vì sao truyền thông lại tập trung vào những khía cạnh xấu của cuộc sống mà không phải là những khía cạnh tốt? Và việc này nói lên điều gì về chúng ta, với tư cách là độc giả?

 

Đối với các phóng viên, một thảm họa đột xuất thì thường ăn khách hơn là những sự kiện diễn biến chậm chạp. Hoặc có thể họ nghĩ rằng những nghi án tham nhũng hoặc những mẩu chuyện bất hạnh có thể được chuyển tải thành tin tức một cách dễ dàng hơn.

 

Tuy nhiên có khi nào chính độc giả hay khán giả đã tạo thói quen đó cho các phóng viên? Nhiều người nói họ thích những tin tốt. Nhưng liệu đây có phải là sự thật?

 

Để hiểu rõ hơn về điều này, các nhà nghiên cứu Marc Trussler và Stuart Soroka đã làm một thử nghiệm tại Đại học McGill ở Canada.

 

Họ đã yêu cầu những người tình nguyện tham gia chọn một số câu chuyện về chủ đề chính trị trên một trang tin tức.

 

Một camera sau đó được sử dụng để theo dõi và đo đạt các chuyển động nhãn cầu của những người này.

 

Sau đó, họ được yêu cầu trả lời muốn xem những tin tức chính trị nào.

 

Kết quả cho thấy: Những người tham gia thử nghiệm thường chọn các câu chuyện mang tính tiêu cực: Các vụ tai tiếng liên quan đến tham nhũng hoặc những mẩu chuyện bất hạnh, thay vì những câu chuyện mang tính trung lập hoặc tích cực.

 

Đặc biệt, những người quan tâm đến chủ đề chính trị thường chỉ chọn các tin tiêu cực.

 

Tuy nhiên khi được hỏi, họ lại cho biết chỉ thích những tin tích cực và đổi lỗi cho truyền thông tập trung quá nhiều vào các mẩu chuyện tiêu cực.

 

Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả thử nghiệm và gọi đây là bằng chứng của sự 'lệch về phía tiêu cực' - định nghĩa được các nhà tâm lý học sử dụng để miêu tả nhu cầu cần được nghe và đọc tin tức tiêu cực.

 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta thích cảm thấy sung sướng trên nỗi đau của người khác.

 

Những tin tức tiêu cực có thể là tín hiệu báo chúng ta cần phải thay đổi để tránh nguy hiểm.

 

Một thực tế chứng minh cho giả thiết này, đó là con người ta thường phản ứng nhanh hơn trước những từ mang ý nghĩa tiêu cực.

 

Con người thường phản ứng nhanh hơn trước những từ như "ung thư", "bom", "chiến tranh" hơn là những từ như "trẻ em", "nụ cười" hay "niềm vui", bất chấp những từ tích cực thường được sử dụng thường xuyên hơn.

 

Chúng ta cũng nhận biết những từ tiêu cực nhanh hơn những từ tích cực, và thậm chí có thể đoán được một từ sẽ mang nghĩa tiêu cực trước khi nhận ra đó là từ gì.

 

Vậy có phải sự cảnh giác trước những mối đe dọa khiến chúng ta bị cuốn hút bởi tin xấu? Không hẳn.

 

Một cách diễn giải khác của Trussler và Soroka đó là: Chúng ta thường chú ý đến tin xấu, bởi vì chúng ta nghĩ rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn thực tế. Hầu hết trong số chúng ta đều tin rằng mọi việc cuối cùng sẽ vẫn ổn.

 

Chính vì cách nhìn nhận này khiến các tin tiêu cực trở nên đáng ngạc nhiên hơn bình thường.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Cớ sao gọi người Trung Quốc là 'Tàu'? (25-11-2014)
    Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam? (24-11-2014)
    Cách đối diện với thị phi cuộc đời (23-11-2014)
    Nghĩ về lòng tốt từ chuyện ở một bến xe tại Hà Nội (23-11-2014)
    Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn (21-11-2014)
    Đau như một cái cây (20-11-2014)
    Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-2014)
    Những người thầy vĩ đại trong cuộc đời tôi (18-11-2014)
    Sự thật lịch sử phía sau nhân vật Bá tước Dracula (17-11-2014)
    Truyền và thông (17-11-2014)
    Sống sao với thời của hung tin? (15-11-2014)
    Những câu nói đáng suy ngẫm của thiền sư Thích Nhất Hạnh (13-11-2014)
    Sự tha thứ là thần dược diệu kỳ trong cuộc sống (12-11-2014)
    Chuyện người Việt không thích dùng tiếng Việt (11-11-2014)
    Suy ngẫm từ chuyện cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông (09-11-2014)
    Người Việt chỉ nói được một thứ 'na ná' tiếng Anh (08-11-2014)
    Khi ta sống cuộc đời thứ hai (07-11-2014)
    Học sinh được giáo viên luyện nói dối từ cấp 1 (05-11-2014)
    Đạo Phật khoa học ở chỗ nào? (04-11-2014)
    Đọc lại một bài viết về thói xấu người Việt 100 năm trước (31-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153904646.