Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Có thể quy ra tiền giá trị của một di sản?
Bảo tồn các toà nhà, địa điểm di sản văn hóa thường xuyên là vấn đề gây tranh cãi trong một xã hội văn minh. Có thể quy ra tiền giá trị của một di sản?

 



 


Rất khó định lượng chính xác việc bảo tồn giá trị của một di sản. Một di sản văn hoá được bảo tồn chứa đựng rất nhiều giá trị tinh thần, văn hoá, thẩm mỹ, giáo dục, môi trường, xã hội, lịch sử..., nhưng đều là những tiêu chí muốn định lượng không hề dễ.

Chỉ khi định lượng được giá trị của một di sản, việc thuyết phục mọi người bảo tồn nó mới dễ dàng hơn. Trong một thời gian dài, những người bảo vệ di sản đã không củng cố cho lập luận của họ trên khía cạnh kinh tế, mà chỉ đơn giản khẳng định các giá trị tinh thần đó là “vô giá”.

 

Trong dài hạn có thể là như thế. Trong dài hạn, ảnh hưởng kinh tế của việc giữ lại một di sản rất có thể nhỏ bé hơn nhiều so với những giá trị giáo dục, thẩm mỹ, văn hoá, môi trường, xã hội...

 

Trong dài hạn, chúng ta có thể không quan tâm lắm tới số công ăn việc làm mà Angkor Wat tạo ra cho Campuchia, số thuế mà các kim tự tháp thu về cho Nhà nước Ai Cập, hay tiền vé thu được từ Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Xét cho cùng, đó là những kỳ quan vô song của nhân loại về mặt tinh thần, ai lại đi tính đếm!

 

Nhưng như nhà kinh tế học vĩ đại người Anh John Maynard Keynes từng nói: “Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết”.

 

Trong ngắn hạn, rất nhiều người liên quan, có ảnh hưởng và có quyền quyết định với di sản như chủ bất động sản, các chính trị gia, các nhà đầu tư, các ban quản lý dự án hạ tầng... quan tâm tới giá trị kinh tế của nó.

 

Thực tế cho thấy chủ yếu qua góc nhìn kinh tế mà họ sẽ ra quyết định về việc có bảo tồn di sản đó hay không.

 

Vì thế, một chiến lược khôn ngoan với các tổ chức bảo vệ di sản là phải đưa ra luận chứng kinh tế của họ. Chẳng hạn, Europa Nostra, một hiệp hội liên châu Âu chuyên bảo tồn các di sản văn hoá, đã trích dẫn trong nghiên cứu “Thống kê di sản văn hóa châu Âu” của họ rất nhiều lợi ích kinh tế.

 

Có năm tiêu chí chính được đề cập trong nghiên cứu khi đo đếm vấn đề ảnh hưởng kinh tế của bảo tồn di sản: 1) công ăn việc làm và thu nhập cho các hộ gia đình; 2) giá trị giải trí của một di sản ở trung tâm thành phố; 3) giá trị từ du lịch; 4) giá trị của bất động sản trong dài hạn; và 5) lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ phục vụ di sản.

 

Với hầu hết nhà chính trị chuẩn tắc cũng như các chuyên gia kinh tế phát triển, việc làm và thu nhập của các hộ gia đình là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Việc giữ lại các toà nhà và khu di tích có giá trị lịch sử rất hứa hẹn với mục tiêu này.

 

Một báo cáo của cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Điển với các di tích họ hỗ trợ kinh phí duy trì và bảo tồn ở Bờ Tây tại Palestine cho thấy cứ mỗi dự án 100.000 USD sẽ tạo ra 3.000-3.500 ngày công lao động, nếu tỷ lệ giá trị lao động đóng góp cho dự án là 70%.

 

Thông thường, những dự án bảo tồn di sản, vốn liên quan nhiều tới việc xây dựng, bảo trì, thu vé... có hàm lượng lao động rất lớn.

 

Một nghiên cứu khác của bộ Thương mại Mỹ chỉ ra rằng tại bang Tennessee, cứ mỗi 1 triệu USD đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo sẽ tạo ra 28,8 việc làm, 1 triệu USD vào ngành xây dựng mới tạo ra 36,1 việc làm, còn cho việc phục dựng các toà nhà lịch sử là 40 việc làm.

 

Tương tự, 1 triệu USD đầu tư cho công nghiệp chế tạo mang tới 604.000 USD thu nhập tăng thêm cho các hộ gia đình, trong khi với xây dựng mới là 764.000 USD và bảo tồn di sản là 826.000 USD.

 

Thêm vào đó, các công việc bảo tồn di sản gần như luôn đòi hỏi lao động địa phương, vì rõ ràng không thể mang những việc làm đó ra nước ngoài.

 

Một nghiên cứu năm 2005 ở Anh cho thấy để bảo tồn khoảng 4,5 triệu căn nhà được xếp loại lịch sử và 550.000 toà nhà lịch sử vẫn được sử dụng cho mục đích thương mại, cần 86.000 chuyên gia về bảo tồn. Ở Pháp, con số đó là 40.000.

 

Bảo tồn di sản đô thị toàn quốc

 

Ảnh hưởng lớn thứ hai của việc bảo tồn di sản văn hoá ở trung tâm thành phố là tác động tới quy hoạch.

 

Cho tới nay, chương trình phát triển kinh tế hiệu quả nhất về mặt chi phí ở Mỹ, không chỉ với việc bảo tồn di sản mà là bất kỳ loại nào, là chương trình của quỹ Tín thác quốc gia bảo tồn các di tích lịch sử, một quỹ tư nhân và phi lợi nhuận: chương trình Main Street.

 

Chương trình này có quy mô toàn quốc nhắm vào việc tạo ra sức sống mới cho những khu vực trung tâm thương mại ở các thành phố lớn đi kèm với việc bảo tồn các giá trị lịch sử.

 

Bắt đầu ở các quận trung tâm của những thành phố nhỏ, trong 25 năm qua, khoảng 1.700 cộng đồng ở 50 bang của nước Mỹ đã tham gia các chương trình Main Street.

 

Theo thời gian, tổng số tiền tái đầu tư của cả nhà nước và tư nhân cho các cộng đồng Main Street đó là 23 tỉ USD, với 67.000 doanh nghiệp mới được thành lập, tạo ra gần 310.000 công ăn việc làm mới, phục dựng và bảo tồn 107.000 toà nhà lịch sử.

 

Mỗi 1 USD đầu tư vào chương trình Main Street giúp tạo ra gần 27 USD cho nền kinh tế, và chi phí trung bình để tạo ra một việc làm của chương trình này là 2.500 USD, ít hơn 1/10 so với rất nhiều chương trình phát triển kinh tế ở cấp bang vẫn được ca ngợi (*).

 

Không có gì ngạc nhiên khi chương trình lớn thành công đầu tiên của Main Street là ở trung tâm Boston, cái nôi của cuộc cách mạng Mỹ và cũng là một trong những đô thị có nhiều di sản cần được bảo tồn nhất.

 

Từ đó tới nay, Main Street đã được mở rộng ra Baltimore, San Diego, Philadelphia, Milwaukee, Dallas, Detroit, Washington D.C. và nhiều thành phố khác.

 

Điều quan trọng là không chỉ các nước giàu hay những tổ chức phi lợi nhuận mới làm được. Có thể nêu vài ví dụ như các sáng kiến của ngân hàng Phát triển liên Mỹ bảo tồn đồng thời phát triển khu trung tâm thủ đô Quito (Ecuador), hay chương trình di sản của thủ đô Tunis (Tunisia) cũng đạt được những thành công lớn.

 

Ngoài dân bản địa, du khách là một hy vọng lớn khác cho việc bảo tồn di sản. Nhiều nghiên cứu, thống kê cho thấy khách du lịch di sản thường là khách sộp của ngành du lịch.

 

Chẳng hạn, chính quyền bang Virginia, một vùng đất đậm chất lịch sử khác của Mỹ, đã tài trợ một nghiên cứu cho thấy các khách du lịch di sản thường lưu trú lâu hơn, thăm các địa điểm trong bang nhiều gấp đôi và chi tiêu gấp 2,5 lần so với khách đi tour.

 

Giá trị của chính khu bất động sản được bảo tồn là một vấn đề kinh tế khác cần nhắc tới. Những công trình kỳ vĩ như kim tự tháp hay đền Angkor Wat có thể quả thật vô giá, nhưng với các khu đất di sản lịch sử trong thành phố, giá đất sẽ tăng từng năm và thường tăng nhanh hơn xung quanh với một di sản nổi tiếng và thu hút nhiều du khách.

 

Một nghiên cứu của Eduardo Rojas, chuyên gia kinh tế cấp cao của ngân hàng Phát triển liên Mỹ, chỉ ra rằng các toà nhà di sản luôn là những bất động sản có giá bình quân cao hơn giá thị trường và ngay cả khi thị trường bất động sản đóng băng, giá đất của những khu di sản vẫn tăng đều đặn.

 

Cụ thể, các số liệu của Rojas từ Quito (thủ đô Ecuador) trong sáu năm cho thấy trong khi đất ở một di sản cụ thể tăng giá 44% thì đất xung quanh đó chỉ tăng 10%.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Cuộc sống không phải là cuộc đua (07-12-2014)
    Dùng iPhone, iPad làm gì khi túi không có nổi 100.000 đồng? (05-12-2014)
    Lý giải năng suất lao động cao khó tin của người Đức (01-12-2014)
    Hệ lụy từ hội chứng nuông chiều con cái của người Việt (30-11-2014)
    Vì sao tin tức tiêu cực luôn ăn khách? (26-11-2014)
    Cớ sao gọi người Trung Quốc là 'Tàu'? (25-11-2014)
    Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam? (24-11-2014)
    Cách đối diện với thị phi cuộc đời (23-11-2014)
    Nghĩ về lòng tốt từ chuyện ở một bến xe tại Hà Nội (23-11-2014)
    Những mẩu chuyện đáng suy ngẫm về người Sài Gòn (21-11-2014)
    Đau như một cái cây (20-11-2014)
    Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-2014)
    Những người thầy vĩ đại trong cuộc đời tôi (18-11-2014)
    Sự thật lịch sử phía sau nhân vật Bá tước Dracula (17-11-2014)
    Truyền và thông (17-11-2014)
    Sống sao với thời của hung tin? (15-11-2014)
    Những câu nói đáng suy ngẫm của thiền sư Thích Nhất Hạnh (13-11-2014)
    Sự tha thứ là thần dược diệu kỳ trong cuộc sống (12-11-2014)
    Chuyện người Việt không thích dùng tiếng Việt (11-11-2014)
    Suy ngẫm từ chuyện cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông (09-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153905144.