Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Văn hóa hay quy tắc?
Cách thu vén tài sản “gây ồn ào” của một cựu quan chức cao cấp đã dẫn đến những hô hào cho một “văn hóa quan trường” đề cao lòng tự trọng, sự liêm sỉ và danh dự trong giới quan chức, đề cao sự nghiêm ngặt với chính mình để có thể nghiêm ngặt với người khác... Ở đây văn hóa là một điều gì tích cực để hướng tới.

 



 


Ngược lại, văn hóa có lúc được hiểu trong chiều ngược lại. Một tác giả đã cau có cật vấn “Sao lại gọi là “văn hóa phong bì” trong ngành y?” sau khi một vị bộ trưởng y tế tuyên bố “người Việt Nam ta có văn hóa quà cáp, biếu xén”, và giám đốc một bệnh viện lớn còn mạnh miệng hơn: “Bệnh nhân xây nhà tặng bác sĩ cũng được”!

 

Tác giả kịch liệt phê phán: “Trong lịch sử văn hóa cả ngàn năm ở nước ta, chưa hề thấy có chuyện nào kể rằng bệnh nhân nào đó tặng cả “ngôi nhà tình nghĩa” cho thầy thuốc... Trên thế giới không có cái gọi là “văn hóa phong bì”, “văn hóa tặng nhà cho bác sĩ” (Việt báo, 27-9-2007). Đã có rất nhiều ý kiến tán thành bài viết này, và cho rằng cái gọi là “văn hóa phong bì” thực ra là “tệ nạn phản văn hóa”, bực dọc vì sự cầm nhầm cả khái niệm và từ ngữ “văn hóa”, biến cái lẽ ra phải cấm thành cái được cổ võ!

 

Tháng 11 năm nay, câu chuyện “văn hóa từ chức” được xới lại. Một vị viện trưởng trả lời phỏng vấn: “Ở Việt Nam chưa có khái niệm văn hóa từ chức... Nói cách khác, văn hóa từ chức cần phải có, còn chuyện có đưa vào Luật Tổ chức Chính phủ hay không và nếu đưa vào thì đưa như thế nào cần phải xem xét thêm. Theo tôi nên để... tự nguyện xin từ chức thì hơn”. Phóng viên vặn lại: “Từ khi quy định từ chức được đưa vào luật cán bộ, công chức đến nay, vẫn chưa thấy ai “tự nguyện xin từ chức” dù mắc sai phạm. Chẳng lẽ chúng ta cứ mãi chờ?”.

 

Từ ba câu chuyện “văn hóa” trên, có thể thấy một mẫu số chung cho dù ba câu chuyện hoàn toàn khác nhau: có một sự lẫn lộn về ý nghĩa của VĂN HÓA, nên cái lẽ ra thuộc phạm trù quy phạm lại được biến thành văn hóa. Trong cả ba trường hợp, rõ ràng là giới công chức đang thiếu những chuẩn mực mà cả thế giới gọi là quy tắc đạo đức đúng nghĩa và đầy đủ. Chẳng hạn, với chín điều“Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” người làm báo không thể biết mình có được phép ăn, uống của bá tánh hay không trong khi ở không ít làng báo khác đây là điều không được phép! Lẽ ra bất cứ ngành nào cũng phải được giám sát bởi những quy định “được làm, không được làm” (the do’s and don’ts). Giả dụ ta cũng áp dụng được bản “Chớ nên” của công chức Singapore(1), chắc chắn công chức của ta không còn nhận lời mời đi ăn, uống rồi “tăng” hai, ba hoặc nhận quà biếu từ bất cứ ai đang có “ việc giải quyết” với họ (điều 6, 7), hoặc chủ động “mời dự tiệc đầy tháng, thôi nôi, đám cưới, đám giỗ, đám ma...” cấp dưới hoặc những ai đang giải quyết công việc với họ (điều 8); sẽ không còn trò “mượn xe” hay nhờ sơn, sửa nhà... (điều 15); càng không nhận lời ra nước ngoài tham quan cơ ngơi công ty trúng thầu nào đó, thậm chí dự “đào tạo” hay “kiểm tra” sản phẩm (điều 17, 19).

 

Điều đang thiếu trong từng chi tiết hàng ngày nơi giới công chức chính là các bảng “cấm” đó. Việc thi hành các bản quy tắc đó chỉ có thể sau khi đã xây xong từ tấm bé cái nền tảng giáo dục, đúng/sai, hay/dở, xấu/tốt, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, rồi thì nâng lên tầm lễ nghĩa, thiện/ác để rồi tạo thành văn hóa của một con người, và gộp chừng đó con người đã được dạy dỗ như thế đó lại thành văn hóa xã hội đó. Văn hóa là hoa quả của cả một quá trình giáo dục chân, thiện, mỹ từ cái nôi nhà trường. Có trồng, mới có hái. Không trồng, lấy gì hái? Và trồng gì, hái đó. Không chú trọng giống trồng, không lo uốn nắn, chăm bón, sao có được cây thẳng, trái ngon!

 

Cuối cùng, có lẽ nên thay hai chữ “quan chức” bằng viên chức (officials) để họ đừng đinh ninh mình là những ông quan thời đại mới, bất khả xâm phạm!

 

Con người đạo đức như cái cây ngay, phải được uốn nắn từ tấm bé. Tối thiểu người trẻ, trước khi chọn một nghề, nhất là nghề hành chính cũng hiểu được từ những khái niệm đơn giản về ngữ nghĩa như “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” cho đến khái niệm phức tạp hơn là “bản thân chính trực, không ra lệnh người cũng nghe; bất chính thì có ra lệnh người cũng không nghe”.

 

(1) Singapore Law and Enforcement on Corruption, A list of “Don’ts” for Public Officers
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao Gareth Bale không thể tới M.U? (25-12-2014)
    Người Việt Nam học nhiều nhưng biết ít? (25-12-2014)
    Giáo dục đại học - định mệnh cho sự phát triển một đất nước (23-12-2014)
    Giáng sinh, nhớ một người và nghĩ (20-12-2014)
    Họ đã bao giờ thử sống bằng lương giáo viên chưa? (17-12-2014)
    Đọc Thoát Á luận - tác phẩm làm thay đổi lịch sử nước Nhật (16-12-2014)
    Anh hùng trong đời thực - câu chuyện đáng suy ngẫm từ Myanmar (13-12-2014)
    Tinh thần cầu học: Sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản (13-12-2014)
    Suy ngẫm về sự thất bại trong cuộc đời (11-12-2014)
    Bàn về thú đọc sách (09-12-2014)
    Có thể quy ra tiền giá trị của một di sản? (08-12-2014)
    Cuộc sống không phải là cuộc đua (07-12-2014)
    Dùng iPhone, iPad làm gì khi túi không có nổi 100.000 đồng? (05-12-2014)
    Lý giải năng suất lao động cao khó tin của người Đức (01-12-2014)
    Hệ lụy từ hội chứng nuông chiều con cái của người Việt (30-11-2014)
    Vì sao tin tức tiêu cực luôn ăn khách? (26-11-2014)
    Cớ sao gọi người Trung Quốc là 'Tàu'? (25-11-2014)
    Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam? (24-11-2014)
    Cách đối diện với thị phi cuộc đời (23-11-2014)
    Nghĩ về lòng tốt từ chuyện ở một bến xe tại Hà Nội (23-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153904782.