Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung
    Tin Cộng Đồng
Chuyện gì đã xảy ra trong thảm kịch 121 người chết ở Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Văn hóa tiền lẻ hay sự mất giá của văn hóa tâm linh?
Tiền không phải là cứu cánh để giải quyết chuyện tâm linh. Tiền lẻ càng không phải là giải pháp rẻ tiền để “mua thần, bán thánh”, để “xin” thần linh hay “mặc cả” với thần linh những mưu cầu cho riêng mình... Cái tâm đi lễ, hiểu biết “lễ” mới là quan trọng.

 



 


Tưởng đã có quán triệt ở đủ các cấp, ngành, đoàn thể và sự tự giác “đổi mới” của nhân dân, nhưng cảnh tiền lẻ vung vãi khắp nơi thờ tự trong các lễ hội đầu xuân vẫn gần như không thay đổi. Phải chăng, “văn hóa tiền lẻ” đã ăn sâu khó thay đổi, hay cái giá “xin cho” thần linh quá rẻ, nên tiền lẻ vẫn thống soái lễ hội?

 

“Văn hóa tiền lẻ” hay tâm lý “nhỏ, lẻ”?

 

Việc “xin - cho” giữa con người và thần linh đã là “văn hóa tâm linh” trong văn hóa truyền thống của người VN. Việc công đức hay đóng góp để xây dựng và hương hoa cho nơi thờ tự và thần linh cũng không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người VN. Ngày trước, khi đồng tiền lẻ còn có giá cao, thì vài chục xu, vài hào lẻ cũng có thể mua bó hương, bông hoa cúng và chuyện công đức thì tùy tâm. Do nhiều nguyên nhân, khi vào đình, đền, chùa, miếu không mua bó hương, đĩa hoa dâng cúng thì bỏ ít tiền lên đĩa.. Dần dần, việc thay hương hoa bằng tiền đã thành thói quen.

 

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, càng ngày đồng tiền Việt càng mất giá, những đồng tiền lẻ mệnh giá thấp không còn giá trị thực tế, nhưng nó lại có giá khi đi lễ. Ít ai bỏ một khoản tiền có mệnh giá cao vào một chỗ nhất định, mà “xé lẻ”, để mỗi nơi thờ một ít, xem như nén hương, bông hoa dâng cúng với lời nguyện của mình... Rồi tâm lý sợ thần linh quở trách thần được ít, thần được nhiều, mà vào bất cứ nơi thờ tự nào cũng “chia đều” cho các thần, để không ai so bì...

Và “văn hóa tiền lẻ”, tâm lý “nhỏ, lẻ” nơi thờ tự thần linh hình thành, ngày một biến tướng, ngày cành “phình” ra theo chiều hướng xô bồ, lộn xộn, đầy phản cảm, báng bổ thần linh, xâm phạm sự linh thiêng của những nơi thờ tự tôn nghiêm. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

 

Cái “văn hóa tiền lẻ” nảy sinh ra “tâm lý nhỏ, lẻ” phát sinh ngoài việc sự “giác ngộ” của người dân có hạn chế, sự thiếu hiểu biết “lễ” của người dân, còn một phần do chính công tác quản lý các nơi thờ tự, lễ hội. Nếu như ban quản lý làm nghiêm ngay từ đầu, cấm bỏ tiền vào ban thờ, vào tượng... mà chỉ để vào hòm công đức, thì chắc mọi người cũng sẽ tự giác tuân thủ (việc này các nơi thờ tự ở miền Nam và miền Trung làm tốt hơn ngoài Bắc). Và nếu các nơi thờ tự ban quản lý không đặt hòm công đức tràn lan thì người dân không “xé lẻ” số tiền mệnh giá cao thành tiền lẻ để bỏ công đức mỗi nơi một ít cho đều.

 

Ngay tại Hà Nội, điển hình là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mỗi khu tượng thánh là một hòm, và tiền vẫn cứ bị nhét vào chân thánh, hay bỏ lung tung trên ban thờ. Hay vào Phủ Tây Hồ, hòm công đức thì để góc tường khuất, rồi bày ra mỗi ban thờ mấy cái chậu cho người đi lễ vứt tiền vào...

 

Phải chăng chính những người trong ban quản lý các nơi thờ tự cũng muốn “tích tiểu thành đại”? Bỏ lơ chuyện người dân đi lễ rải tiền khắp nơi, kể cả dán tiền lên tượng phật, ném tiền dưới chân phật như ở chùa Bái Đính - Ninh Bình? Nên mới có chuyện thật sốc, chỉ riêng Chùa Hương - Hà Nội, mỗi năm gom số tiền lẻ “giọt dầu” đã là 1.200 bao tiền lẻ, chở bằng 15 chuyến xe tải...

 

Việc không của riêng ai

 

Cấm buôn tiền lẻ, không in tiền lẻ chỉ là biện pháp tình thế, và nó coi như bất khả thi đầu mùa lễ hội tháng giêng. Thực tế người dân có nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới không khó để tìm ra những điểm dịch vụ này. Không chỉ tập trung ở khu vực cổng chùa, đền, khu di tích, mà ở Hà Nội, có nhiều cửa hàng cầm đồ, bán trang sức công khai treo biển đổi tiền lẻ như tại các phố Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Đinh Tiên Hoàng,... dù hoạt động này năm nay không rầm rộ như các năm trước, nhưng vẫn rất đắt khách, và không thấy cơ quan chức năng nào có ý kiến.

 

Từ đầu mùa lễ đến giờ, cũng chưa có ai bị phạt vì tội buôn tiền lẻ ở đình, đền, chùa, miếu, phủ..., dù nó công khai. Phải chăng có cả sự tiếp tay của nhân viên ngân hàng, của chính ban quản lý các nơi thờ tự và sự làm ngơ của chính quyền địa phương?

 

Tiền lẻ đi lễ gây ra những phản cảm trong văn hóa tâm linh, không phải là chuyện của riêng ngành ngân hàng... mà nó liên quan đến nhiều ngành, ban, đoàn thể và cả ý thức của người đi lễ.

 

Trước hết, các nơi thờ tự phải nghiêm khắc với chính mình, các ban quản lý phải biết giữ tôn nghiêm, tuyệt đối ngăn chặn các hành vi bỏ tiền không đúng nơi quy định, giáo dục cho người đi lễ biết “lễ” với thần linh. Các cơ quan văn hóa, các nhà giáo dục, các nhà văn hóa học, các nhà nghiên cứu về tôn giáo, văn hóa dân gian, văn hóa tâm linh cũng nên vào cuộc để nâng cao sự hiểu biết ý nghĩa của các hành vi mang tính tâm linh nơi thờ tự của người dân, để người dân có được sự tôn nghiêm đối với hình ảnh của các bậc tôn kính, đấng tối cao khi đặt niềm tin vào cho một ước nguyện.

 

Tiền không phải là cứu cánh để giải quyết chuyện tâm linh. Tiền lẻ càng không phải là giải pháp rẻ tiền để “mua thần, bán thánh”, để “xin” thần linh hay “mặc cả” với thần linh những mưu cầu cho riêng mình... Cái tâm đi lễ, hiểu biết “lễ” mới là quan trọng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Chứng loạn tâm trong những lễ hội đầu năm mới (24-02-2015)
    Có vất vả, lo toan mới là Tết? (23-02-2015)
    Văn hóa tiền boa: Từ Mỹ đến Việt Nam (22-02-2015)
    Điều cần biết về tập quán tâm linh ngày Tết Việt (18-02-2015)
    Ngày Tết và nỗi buồn về mỹ cảm thời nay (17-02-2015)
    Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em xưa phát cuồng (16-02-2015)
    Xin lỗi, tôi không có bằng Tiến sĩ (15-02-2015)
    Thói quen im lặng của một nền giáo dục (13-02-2015)
    Nhìn thẳng vào thực tại - đường đến bình an thật sự (12-02-2015)
    Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ (09-02-2015)
    Người biết sống thì phải biết giữ cái miệng (07-02-2015)
    Cho những mùa xuân bớt đắng đau (06-02-2015)
    Đắng lòng chuyện ông đồ 'rởm' ở Văn Miếu (05-02-2015)
    'Chém lợn', 'đâm trâu' trong một thế giới văn minh (04-02-2015)
    Cuộc sống vốn bất công, nhưng luật nhân quả rất công bằng (03-02-2015)
    Làm sao để chuyển hóa tính khí nóng nảy? (02-02-2015)
    Các bạn đang tự đánh mất ngày Tết của mình (01-02-2015)
    Suy ngẫm về luật nhân quả đối với người 'ác khẩu' (31-01-2015)
    ‘Tủ rượu’ quan trọng hơn ‘tủ sách’: Người Việt không thể khá nối? (28-01-2015)
    Một góc nhìn khác về nền giáo dục của nước Mỹ (27-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153905166.