Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Bàn về tâm lý tiểu nông của người Việt
Chỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi sự giao lưu hàng hóa trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, người ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh trong thời điểm hiện nay.

 



 


Đổ lên phố xá, chỉ thấy gạo nước, những bu gà (trước đây còn cả những con lợn đã mổ), những xe thồ chở rau kềnh càng, hàng đoàn xe đạp ngất nghểu cây cảnh. Xuôi đi các tỉnh thì trăm thứ hầm bà lằng, vải vóc, quần áo, đồ điện, thuốc tây,... và cả những đồ chơi trẻ con.

 

Ngày xưa có ai đi mua diều để thả bao giờ? Bố khéo tay thì làm cho con con diều. Thô sơ, mộc mạc, nhưng mà đúng “cây nhà lá vườn” và hợp với khung cảnh quê mình. Ngày nay, mùa hè, diều từ Hà Nội đưa về là diều nhựa, xanh xanh đỏ đỏ, ai cũng biết là nhập từ Trung quốc.

 

Kiểu quan hệ hai chiều như thế, kể ra, cũng là một bước phát triển. Nông thôn đang được hưởng nhiều thành tựu của công nghiệp.

 

Chỉ phiền một nỗi, nông thôn lao động đã thừa, giờ đây càng thừa thêm. Những ngày nông nhàn, ngoài việc chạy chợ, người ta không biết làm gì. Thị trường cổ truyền bị thu hẹp. Người làm nghề phụ đang mất đất ngay trên quê hương mình.

 

Tôi không ngớ ngẩn đến mức đề nghị bịt đường, không cho hàng hóa thành thị về nông thôn. Tôi chỉ ước ao thực hiện cái điều nhiều người đã biết, là làm sao các nghề phụ ở nông thôn được tổ chức lại, từng vùng có mặt hàng riêng, đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập (nếu không tốt hơn, đẹp hơn, thì cũng rẻ hơn, vừa túi tiền hơn). Nó là chuyện giải quyết lao động thừa. Nó lại cũng là một cách để giữ gìn một số làng nghề truyền thống và nhìn rộng ra, là giữ gìn bản sắc của dân tộc mình.

 

Có điều, đây là cả một quy trình phức tạp. Phải có vốn. Phải có kỹ thuật mới. Phải tạo được mô hình hoạt động thích hợp… Và trước tiên những người làm nghề phải có ý thức kết hợp với nhau.

 

Nhưng đây đang là một tử huyệt của chúng ta. Nghĩa là muốn làm lắm mà không làm nổi. Không ai bảo được ai. Không ai thấy người khác hơn mình, không ai tin sự chí công vô tư ở những người được bầu ra quản lý. Trong bụng ai cũng ngại.

 

“Nền sản xuất của chúng ta hiện trong tình trạng quá manh mún. Nếu không được tổ chức lại, chúng ta rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài”. Còn nhớ từ hồi chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, các nhà kinh tế đã cảnh báo như vậy. Nhìn vào ngành nào tôi cũng thấy họ cùng một giọng tiên đoán: “Nếu các công ty du lịch của chúng ta không liên kết lại, làm sao mở rộng hoạt động…”; “ Nếu các điền chủ Việt Nam không liên kết lại, làm sao cạnh tranh nổi với hàng nông sản nước ngoài”.

 

Nhưng những lời kêu gọi ấy trước sau đều rơi vào quên lãng. Một lần đọc báo thấy nói các công ty trong nước mang thanh long sang nước ngoài bán. Lúc đầu mọi người còn bảo nhau thống nhất giá. Sau một vài người đi đêm với khách, bán phá giá. Thế là người mua càng được dịp bắt chẹt ép giá.

 

Cụm cảng Sài Gòn hiện nay gồm nhiều cảng nhỏ, số lượng đâu đến mấy chục cái (!). Nhưng toàn những cảng chỉ đón được tàu vài chục ngàn tấn. Hệ thống cảng của ta đang xảy ra tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Trong hoàn cảnh thế giới sử dụng toàn tàu lớn thì số cảng như thế không thừa sao được? Song lại vẫn là thiếu vì các loại tàu từ trăm ngàn tấn trở lên muốn chở hàng vào Việt Nam, thường phải đổ hàng ở cảng lớn của các nước bên cạnh, như Singapore, rồi “tăng bo” qua Việt Nam. Trong cảnh ế hàng, các cảng tí xíu phải hạ giá để mời khách hàng chiếu cố, và giữa các cảng có sự giành tranh khách rồi lườm nguýt nhau đến khổ.

 

Không chỉ trong sản xuất, căn bệnh làm ăn lẻ và nếp sống rời rạc “anh hùng nhất khoảnh” cũng đang chi phối cả xã hội và nó tác oai tác quái hàng ngày. Nhiều con đường, anh giao thông vừa làm xong, anh điện lại ra đào lên để đặt đường điện, anh nước san lấp để đặt ống nước. Hàng hóa lúc thiếu thì mua tranh bán cướp, nhưng vừa cảm thấy thừa là đua nhau bán phá giá. Mỗi bộ mỗi ngành một luật lệ riêng, người dân vào đâu lại phải lựa đấy. Nếu những ví dụ tương tự như trên có thể nêu ra rất nhiều thì câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta khó hợp tác với nhau đến vậy. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc không chỉ các nhà kinh tế, mà các nhà nghiên cứu tâm lý xã hội cũng cần phải có mặt.

 

Lại nhớ một nhận xét của K. Marx về người nông dân sản xuất nhỏ lẻ: Họ giống như những củ khoai tây cùng nằm trong một bao tải. Đúng là giống nhau thật nhưng giữa họ lại chẳng có liên hệ gì với nhau hết. Mạnh ai nấy sống. Đôi khi người này tưởng rằng người kia là nguyên nhân của mọi bất hạnh của mình. Và chen cạnh nhau, phá hại nhau, làm cho nhau bầm dập đau đớn mới thôi. Có thể khoác đủ mọi tên gọi khác nhau, song thứ tâm lý tiểu nông này đã tồn tại dai dẳng và làm nên tình trạng “ta hại mình”, níu kéo, kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.

 

Vương Trí Nhàn
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Những ngôi sao đơn lẻ (07-04-2015)
    Cuộc 'cách mạng' chấn động thế giới của giáo dục Phần Lan (06-04-2015)
    Truyền hình trực tiếp: Một kiểu đốt tiền (04-04-2015)
    Những cái 'nhất' và bệnh thích khoe mẽ của người Việt (04-04-2015)
    Trách nhiệm nhẹ tựa lông hồng? (02-04-2015)
    Nước vừa thoát nghèo, xây tháp cao nhất thế giới làm gì? (31-03-2015)
    Những hình thái mới của 'giặc dốt' ở Việt Nam (30-03-2015)
    Nghe ông Lý Quang Diệu khen Việt Nam, tôi thấy chạnh lòng... (29-03-2015)
    Cám ơn Lý Quang Diệu (28-03-2015)
    Một câu chuyện không tưởng về cây xanh ở Đức (27-03-2015)
    Người Việt càng vội vã càng tiến chậm (26-03-2015)
    Ông Lý Quang Diệu giáo dục con cái như thế nào? (24-03-2015)
    4 ý tưởng về giáo dục ông Lý Quang Diệu đã 'tặng' Việt Nam (23-03-2015)
    Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp (21-03-2015)
    Mua bài học bằng những con phố "khỏa thân" (20-03-2015)
    Thư ngỏ gửi Chủ tịch TP Hà Nội về 6.700 cây xanh sẽ bị chặt hạ (18-03-2015)
    Suy ngẫm về 66 lời giáo huấn của đạo Phật (16-03-2015)
    Thèm sạch (16-03-2015)
    Những người “nói tiếng bồ câu” (15-03-2015)
    Phật giáo và Trường Sa: Ý lực của tổ tiên (14-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153875120.