Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Niềm tin vào người lớn
Tôi suy nghĩ khá lâu trước khi quyết định kể ra câu chuyện này. Vì nó rất buồn.

 



 


Mấy hôm nay có một câu chuyện đáng để ý: một phóng viên tập sự thỏa thuận với các em học sinh phổ thông dàn dựng cảnh hút shisha, sau đó triển khai thành “phóng sự” (nghĩa là biến sự dàn dựng thành sự thật) trong đó cận cảnh các em gái đang hút shisha, cắt xén lời phát biểu của các em, rồi phát trên truyền hình dưới tên gọi gây sốc “Khi áo trắng học trò chìm trong khói shisha” mang nội dung cảnh báo. Nhà trường, gia đình, bạn bè các em phản ứng nhiều cách trước phóng sự này. Để bảo vệ mình, các em đã kể lại chuyện trên trang Facebook cá nhân (kèm bằng chứng), đề nghị nhà trường và cơ quan báo chí kia làm rõ sự việc và yêu cầu chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong rất nhiều lời ca thán về cách làm việc của cơ quan báo chí nọ, có một lời chia sẻ - tôi đoán là một người lớn, là người thân trong gia đình: “Thôi rút kinh nghiệm. Không tin ai trừ nhà mình. Hãy nhớ lấy”.

 

Hỡi ôi! Một lời khuyên khắc nghiệt làm sao, nhưng chúng ta có thể nghe nó được nói ra ở khắp nơi và ai cũng gật gù tâm niệm, dù ngoài mặt chúng ta tỏ ra tin nhau lắm lắm. Điều gì đang xảy ra vậy? Những người lớn chúng ta đã kiến tạo xã hội như thế nào để nó trở thành như thế? Chúng ta thực sự muốn con cái mình sẽ lớn lên trong môi trường như thế này sao?

 

Cách đây hơn 20 năm, chuyện nữ sinh trung học có người yêu và đi chơi đêm bị coi là nổi loạn, hư hỏng ghê lắm. Ở trường Y (TPHCM) có một nữ sinh như vậy. Tôi đã ngắm ảnh cô trên báo. Hãy gọi cô là A. A học giỏi nhưng theo tiêu chuẩn trường học thì cô không “ngoan”. Cô có người yêu đã trưởng thành, ban đêm cô hay cùng người yêu đi chơi, đến quán sá, cô hút thuốc và mặc áo hai dây.

 

Với “thành tích” đó, A lọt vào tầm ngắm của một tờ báo nổi tiếng đang muốn làm phóng sự để cảnh báo giới trẻ. X, một người quen của tôi, lúc ấy đang là phóng viên tập sự. Anh bắt ngay lấy cơ hội này.

 

Đáng nể. Bài báo (vài kỳ) vừa xuất hiện, dư luận ầm ầm nổ như sấm sét quanh A. Phụ huynh, nhà chuyên môn, nhà quản lý giáo dục... thi nhau hoảng sợ, lo ngại. Dư luận sôi lên. Báo bán hết veo véo.

 

X được tuyển ngay sau nhiều tháng vật vã. Trở thành cái tên nổi tiếng chuyên về các vấn đề giáo dục và giới trẻ.

 

Nhiều năm sau, tôi gặp một người chị từng rất thân thiết với X. Chị hỏi tôi có theo nghề báo không. Tôi đáp có. Chị trầm ngâm rồi kể đoạn cuối câu chuyện.

 

Sau khi báo đưa cả ảnh và tường tận câu chuyện về A với các hành vi “đáng lên án” như tôi đã kể, cả trường gần như đổ xô đến xem mặt em. Gia đình như bị bom rải thảm. Chỉ khoảng một tháng sau khi bài báo ra đời, A bỏ học, bỏ nhà đi theo người yêu. Nhưng cả hai đều còn non trẻ. A vốn con gái cưng nhà giàu, chẳng biết làm gì kiếm sống. Khi A có thai, đời sống của họ xuống đến mức thấp nhất. Chàng trai bỏ đi. A thấy nhục nhã nên không quay về nhà mẹ. Khi chị gặp cô, A đã đi làm gái điếm, một mình nuôi con.

 

A kể lý do vì sao em đồng ý gặp X: em cô độc vì cha mẹ mải làm ăn, đi xa suốt. Em thấy người yêu và bạn bè đồng lứa của anh mới thực hiểu em, ở bên họ em thấy mình trưởng thành, có niềm vui và sự công nhận. Khi gặp X, anh tỏ ra chân thành, tỏ ra rất hiểu và thông cảm với A. Em cảm thấy anh đáng tin cậy và tâm sự hết với X mọi điều em nghĩ, em làm.

 

A không thể ngờ “người bạn, người anh tốt” đó đã mang toàn bộ câu chuyện của em lên báo sau khi cắt gọt hết các chi tiết khiến người đọc có thể nhìn sâu sắc vào phản ứng tâm lý bồng bột của một cô gái mới lớn. Họ chỉ được cung cấp tận tình những phản kháng trong những tập tành làm người lớn của em dưới một góc nhìn phiến diện gây hoang mang.

 

Jana Mohr Lone, nhà giáo dục, Giám đốc Trung tâm triết học cho trẻ em, Đại học Washington (Mỹ), kể trên trang web của cô thế này: trong một buổi nói chuyện với nhóm học sinh lớp bốn trường Tiểu học Whittier ở Seattle, cô hỏi: “Người lớn và trẻ con, ai đáng tin hơn?”. Đây là vài câu trả lời tiêu biểu của các em: “Con nghĩ trẻ con đa số đáng tin hơn người lớn. Người lớn có thể nói dối trẻ con và chúng con vẫn tin họ, những người lớn khác cũng tin họ. Còn trẻ con không thể nói dối tất cả mọi người vì người lớn sẽ không bao giờ tin chúng con một lần nào nữa”.

 

“Con thì nghĩ rằng trẻ con không đáng tin bằng người lớn vì trẻ con chưa trưởng thành. Trẻ con chỉ thích tò mò thôi, trong khi người lớn thì có trách nhiệm hơn. Người lớn có trách nhiệm là vì khi tụi con chơi đùa vui vẻ thì người lớn phải làm việc, trả các hóa đơn và mọi thứ khác để lo cho gia đình”.

 

“Rốt cuộc thì con nghĩ rằng người lớn sẽ không nói dối nhiều như trẻ con. Con nghĩ vậy là vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn từ những gì mà họ đã làm sai. Con cũng cho rằng người lớn có thể suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi nói điều gì đó đáng tin. Vì vậy mà con nghĩ trẻ em không đáng tin bằng người lớn”.

 

Trẻ con nghĩ về chúng ta vậy đấy. Còn chúng ta, chúng ta có thực sự có trách nhiệm và học được kinh nghiệm từ những gì đã làm sai không?
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Quốc hội có vô can? (10-04-2015)
    Làm sao để dư luận đồng lòng với các dự án lớn? (09-04-2015)
    Bàn về tâm lý tiểu nông của người Việt (08-04-2015)
    Những ngôi sao đơn lẻ (07-04-2015)
    Cuộc 'cách mạng' chấn động thế giới của giáo dục Phần Lan (06-04-2015)
    Truyền hình trực tiếp: Một kiểu đốt tiền (04-04-2015)
    Những cái 'nhất' và bệnh thích khoe mẽ của người Việt (04-04-2015)
    Trách nhiệm nhẹ tựa lông hồng? (02-04-2015)
    Nước vừa thoát nghèo, xây tháp cao nhất thế giới làm gì? (31-03-2015)
    Những hình thái mới của 'giặc dốt' ở Việt Nam (30-03-2015)
    Nghe ông Lý Quang Diệu khen Việt Nam, tôi thấy chạnh lòng... (29-03-2015)
    Cám ơn Lý Quang Diệu (28-03-2015)
    Một câu chuyện không tưởng về cây xanh ở Đức (27-03-2015)
    Người Việt càng vội vã càng tiến chậm (26-03-2015)
    Ông Lý Quang Diệu giáo dục con cái như thế nào? (24-03-2015)
    4 ý tưởng về giáo dục ông Lý Quang Diệu đã 'tặng' Việt Nam (23-03-2015)
    Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp (21-03-2015)
    Mua bài học bằng những con phố "khỏa thân" (20-03-2015)
    Thư ngỏ gửi Chủ tịch TP Hà Nội về 6.700 cây xanh sẽ bị chặt hạ (18-03-2015)
    Suy ngẫm về 66 lời giáo huấn của đạo Phật (16-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153875166.