Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
'Đồng minh' của Tổng thống Putin tới Ukraine, kêu gọi ngừng bắn
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc: Việt - Hàn hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương
    Tin Cộng Đồng
Giẫm đạp kinh hoàng tại lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, ít nhất 87 người thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Từ hội chứng miễn phí đến thảm họa văn hóa
Phải chăng vì tư duy “cho không”, “biếu không” của một thời khốn khó hay trong tiềm thức của người Việt, một đất nước nghèo, nhỏ bé mà tâm lý cái gì xin- cho không mất tiền là… a lô xô?

 



 


Vụ việc “tắm miễn phí” của công viên nước Hồ Tây ngày 19/4/2015 mới đây vô tình như giọt nước tràn ly cho những gì gọi là dịch vụ miễn phí của Hà Nội nói riêng, ở xã hội ta nói chung.

 

Hội chứng miễn phí

 

Vụ việc đó không phải cá biệt, mà nó chỉ là tiếp tục danh sách những vụ việc miễn phí gây huyên náo, chen lấn, gây ồn ào bàn tán trong xã hội lâu nay.  Một vụ phát áo mưa miễn phí, bán hàng điện tử giảm giá, hay miễn phí sushi…

 

Ngoài ra, 02 năm trở lại đây còn có cả miễn phí xem kịch, xem cải lương, xem phim… Vô tình, ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đã manh nha “hội chứng miễn phí”, nhưng lại khiến người Việt bộc lộ những thói xấu.

 

Miễn phí là một hình thức “miễn thu tiền" của thế giới văn minh. Ở khía cạnh xã hội, đó là những hoạt động có tính từ thiện với cộng đồng, dành cho những người thiếu điều kiện. Nhất là những hoạt động như chăm sóc y tế phổ cập, giáo dục phổ thông, hay những bữa ăn, chỗ tạm trú cho người nghèo, người thất nghiệp….

 

Ở khía cạnh thương trường, miễn phí là một hình thức PR cho một sản phẩm hoặc sắp đưa ra thị trường hoặc ế ẩm và muốn tiêu thụ nhanh, thậm chí đó có thể là cuộc chiến để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của đối thủ…

 

Có một điều ở Việt Nam, miễn phí không chỉ mang tính hàng hóa, mà còn có ở cả lĩnh vực vui chơi, du lịch, văn hóa nghệ thuật, và không có ranh giới dành cho người thiếu- đủ- thừa. Hễ cái gì miễn phí thì thường kéo theo một đám đông, vì cái gì cho không đều có sự hấp dẫn riêng, như người Việt nói nôm na, “của chùa” không hưởng cũng thiệt.

 

Vì thế chẳng riêng gì những lần phát áo mưa, mũ bảo hiểm, thức ăn… nườm nượp người chen lấn để tranh cướp, mà ngay cả có những bộ phim, vở kịch cũng chỉ khi nào miễn phí mới có khách xem.

 

Ví dụ, một bộ phim lịch sử bán không được 01 vé /01 suất chiếu, nhưng khi chiếu miễn phí vài buổi thì lại có hàng trăm người xin vé. Hay như khi sân khấu không sáng đèn vì khó bán vé, nhưng khi diễn miễn phí thì thiên hạ dập dìu kéo đi xem kín chật.

 

Ngay cả ở những cuộc miễn phí như nêu trên, trong đám đông chen lấn đó, không phải tất cả đều thiếu, đều khát, đói hay không có tiền. Một suất ăn miễn phí và món quà tặng của một hãng thức ăn nhanh chỉ dành cho ai đi xe máy, xe đạp, và nhìn cái khối đám đông đó không thiếu những chiếc xe xịn.

 

Hay ở vụ việc Hồ Tây vừa xảy ra, tôi biết có ông bố khoe trên FB vừa ăn nhậu hết cả triệu đồng, nhưng cũng đồng thời hồ hởi khoe như một chiến tích khi không mất tiền vé đưa con vào công viên nước nhờ một cuộc chen lấn vô tiền khoáng hậu.

 

Rồi đáng thương hay đáng trách khi nhiều cô gái bị lạm dụng trong đám đông hỗn tạp kia do ăn mặc khá gợi cảm và chen lấn vào công viên nước chỉ vì không mất tiền…

 

Vẫn biết người dân còn nghèo, nhu cầu hưởng thụ  và đòi hỏi chất lượng cuộc sống cao, trong khi cung ít hơn cầu nên dễ dẫn đến những cảnh kém văn minh văn hóa như trên. Thế nhưng tại sao cứ bất kỳ cái gì gọi là miễn phí lập tức xảy ra những hiện tượng chen chúc, xô lấn, tranh giành... cho đến mất cả tư cách.

 

Phải chăng vì tư duy “cho không”, “biếu không” của một thời khốn khó hay trong tiềm thức của người Việt, một đất nước nghèo, nhỏ bé mà tâm lý cái gì xin- cho không mất tiền là… a lô xô?

 

Vừa thiếu vừa đắt?

 

“Vụ việc Hồ Tây” ngày 19/4/2015, nếu bỏ qua cái gọi là a dua, hội chứng đám đông, văn minh miễn phí…. thì rõ ràng có một nhu cầu giải trí thật sự ở người dân, mà điều kiện để giải trí của Hà Nội thì quá hiếm hoi.

 

Người ở Hà Nội khi được hỏi có thể đi đâu giải trí vui chơi, thì phần lớn đều sững người một lúc để suy nghĩ, và câu trả lời thường là cái lắc đầu… không biết!

 

Đúng là từ khi Thủ đô Hà Nội mở rộng, rất nhiều công trình được xây dựng, nhưng một khu vui chơi kiểu Công viên nước Hồ Tây hay một Disneyland kiểu “made in Vietnam” cũng không có trong nội đô, nói gì đến ngoại đô.

 

Những khu vui chơi hiện có thì cũng ở đâu xa xa, khó đi lại, và ngay cả những tuyến bus đến đó cũng không có.

 

Trong các dự án quy hoạch đô thị Hà Nội, cái cần là những khu vui chơi giải trí phức hợp thì ít được nhắc đến, hay có trong quy hoạch. Chưa kể giá vé cũng là một điều cần lưu tâm, không phải ai cũng có thể có điều kiện để đưa gia đình đến vui chơi. Vì thế việc miễn phí vào cửa như là một dịp may hiếm có để vào nơi này.

 

Sự khiếm khuyết trong quy hoạch đô thị liệu có phải là điều đáng để suy nghĩ. Nhưng còn một sự khiếm khuyết khác là ngành giáo dục hầu như không trang bị kiến thức kỹ năng sống cho học sinh từ thuở bé thơ, dù trường nào cũng một thời nhan nhản khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

 

Không biết các nhà xã hội học, văn hóa học, giáo dục học có lưu tâm vấn đề này để có một sự đổi mới trong cung cách giáo dục- đó là dạy kỹ năng sống cho hợp với văn minh thời đại, văn hóa cộng đồng ngay từ lớp mẫu giáo trở đi?

 

Một vụ việc tắm miễn phí, nhưng lại phản chiếu không ít những điều cần một thứ “phí” khác- tư duy về quy hoạch đô thị, về giáo dục và văn hóa…
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    “Người mẫu” và thói “làm hàng” (23-04-2015)
    Suy ngẫm từ chuyện các ông bố bà mẹ lôi con qua rào sắt (21-04-2015)
    Khi người ta đánh đổi lòng tự trọng lấy sự 'miễn phí' (21-04-2015)
    Có thật sự chúng ta đang đọc? (20-04-2015)
    Bài học từ cuộc đời 'thất bại' của người có IQ cao nhất thế giới (19-04-2015)
    Nói không với những báo cáo hình thức, sáo rỗng? (18-04-2015)
    Thiền chính niệm - chìa khóa chuyển hóa cuộc sống của mỗi người (16-04-2015)
    Bàn về lối tư duy ngụy biện của người Việt (16-04-2015)
    Những thói đời khó chịu trong quan hệ xã hội (14-04-2015)
    Thế giới ảo đang khiến trẻ em đánh mất tuổi thơ? (14-04-2015)
    Nguyên lý Anna Karenina (13-04-2015)
    Niềm tin vào người lớn (10-04-2015)
    Quốc hội có vô can? (10-04-2015)
    Làm sao để dư luận đồng lòng với các dự án lớn? (09-04-2015)
    Bàn về tâm lý tiểu nông của người Việt (08-04-2015)
    Những ngôi sao đơn lẻ (07-04-2015)
    Cuộc 'cách mạng' chấn động thế giới của giáo dục Phần Lan (06-04-2015)
    Truyền hình trực tiếp: Một kiểu đốt tiền (04-04-2015)
    Những cái 'nhất' và bệnh thích khoe mẽ của người Việt (04-04-2015)
    Trách nhiệm nhẹ tựa lông hồng? (02-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153874694.