Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
Nước Pháp bước vào cuộc bỏ phiếu lịch sử
    Tin Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những gì có lợi cho kiều bào, đất nước và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thì hết sức làm
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Tự hào là chính mình - Thông điệp tháng 6 kết nối nghệ sĩ và khán giả
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Xu thế nguy hiểm ở các gia đình thành thị Việt Nam
Trong sự phát triển mạnh mẽ phong trào hiện đại hóa cuộc sống muôn mặt, toàn đất nước, nhất là khu vực thành phố, có nhiều biến đổi tích cực. Đó là một sự thật lớn ai cũng thấy rõ. Xong cũng lại có một sự thật khác xuất hiện làm không ít người lo ngại; đó là một số nhân tố truyền thống vốn có trong dân ta đang bị phá vỡ hoặc bào mòn nghiêm trọng.

 



1. Một số kỷ cương nền nếp gia phong đang bị mất dần

 

Ai đi dâu cả nhà chẳng hay, chuyện thưa báo của con cái cháu chắt đối với cha mẹ, ông bà không còn giữ vững như trước, mỗi khi đi về. Ý kiến của người già, người lớn trong gia đình không còn được coi trọng. Phong cách sống tự do quá trớn đang thao túng nhiều người, hình thành một nếp sống vô tổ chức, không ai bảo được ai.

 

Có một quan niệm đang chi phối lớp trẻ ở những gia đình giàu có là muốn thoát khỏi sự ràng buộc của bố mẹ và coi đó là cách tốt nhất để tự giải phóng mình, từ bỏ những ảnh hưởng của những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời. Trong lúc đó, thì chúng vẫn tận hưởng những đồng tiền ưu ái của bố mẹ để sống thoải mái với người yêu, bạn bè. Ngay cả những gia đình không giàu, những cách sống phóng khoáng vượt ra ngoài những điều kiện cho phép. Buổi sáng, mỗi người điểm tâm một kiểu. Buổi trưa thì càng tùy tiện, ai nấy đều ăn tự do ở gần cơ quan mình hoặc gần nhà trường mình học. Buổi chiều may ra mới có khả năng ăn tập trung nhưng lại xảy ra hiện tượng về lỗ mỗ không cùng một lúc, phải ăn làm nhiều lần, thức ăn phải chia ba sẻ bốn, thật nhiêu khê, phiền toái. Muốn tổ chức một buổi sinh hoạt tập trung toàn gia đình lớn thật rất khó. Nhiều lúc muốn trao đổi giải quyết một vấn đề chung lại phải giải quyết bằng điện thoại di động với từng người.

 

Những cuộc cãi cọ giữa bố mẹ với con cái, giữa anh chị em với nhau thường diễn ra gay gắt. Lớp trẻ hay cho mình mới thức thời, nắm thời cuộc còn người nhiều tuổi là cũ kỹ, bảo thủ nên có thái độ xấc xược căng thẳng, không giữ được tôn ti trật tự. Người già ở thành thị thường được chăm sóc chu đáo hơn về vật chất nhưng đa số thường vẫn cảm thấy cô đơn lạnh lẽo, vẫn thấy tủi thân, luôn không hài lòng. Khái niệm về mái ấm gia đình đang bị mờ dần.

 

Việc yêu thương và kết hôn bây giờ dĩ nhiên là tự do hơn, nhưng điều đáng nói là quá thoáng, bất chấp mọi định hướng chỉ giáo của cha mẹ, bất chấp cả mọi tiêu chí thông thường. Họ yêu nhau, lấy nhau dễ dàng và do đó cũng ly thân, ly dị dễ dàng.

 

Cuộc sống tự do đã làm cho quy mô từng hộ gia đình bé lại. Nhiều người thích sống riêng, ở riêng. Quy mô sống chung gia đình ba, bốn thế hệ ít dần; cấu trúc nhỏ hơn nhưng lại lỏng lẻo hơn, thiếu sự bền chặt cần thiết.

 

2. Học tập, đọc sách kém đi; giải trí quá nhiều; lao động lười biếng

 

Từ ngày có máy vi tính và công nghệ thông tin, cuộc sống tinh thần của người dân, nhất là thanh thiếu niên được nâng cao hẳn. Song không ít trong lớp trẻ đã không tận dụng hết mọi ưu thế của nó mà bị các hình thức giải trí kéo sa đà tạo nên nhiều hậu quả tai hại. Ngay cả truyền hình, video cũng vậy, nhiều em đã bị mặt trái của nó quật lại.

 

Các trò chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… nhưng nhiều em đã không dừng lại đúng mức để cho nó tiêu hoa hết thời gian, sức lực làm ảnh hưởng xấu, rất xấu đến kết quả học tập, đọc sách, nghiên cứu trong thanh thiếu niên giao đoạn này sa sút hẳn.

 

Đã có một tờ báo kêu lên: “Hãy cứu văn hóa đọc”. Đã có một cuộc điều tra ở một khu tập thể về tình trạng đọc sách và tự học của lứa tuổi từ 15 đến hết 18 trong một tháng: 98% không đọc một cuốn sách nào, 70% không học và làm hết bài tập.

 

Còn về mặt lao động thì thật thảm hại. Thanh thiếu niên ở thành phố, nhất là con nhà tương đối khá giả trở lên thì hầu như không ưa và không biết lao động. Mọi thứ lao động chân tay, lao động kỹ thuật trong cuộc sống gia đình đều được bao thầu.

 

Hệ thống các công ty, các nhà hàng dịch vụ, hệ thống lao động tự do đã phát triển nhanh chóng chưa từng thấy. Có tiền là có hết, là mọi việc sẽ được hoàn tất. Ở trong nhà thì đã có Osin làm đủ mọi việc. Ngay khi đang ngồi ăn, cần cái gì, đôi đũa hay cái thìa, cũng đã có người lấy giúp, không cần phải tự mình đứng dậy. Các em không có việc gì để làm. Do đó, các em ngại lao động, ngại khó, ngại khổ, hầu hết trở thành cô chiêu cậu ấm là điều dễ hiểu.

 

3. Hoang phí, khái niệm tiết kiệm ít được nhắc tới.

 

Do điều kiện sống được nâng cao, mức thu nhập của nhiều hộ gia đình ở thành thị tăng lên rõ rệt, nhưng việc giáo dục ý thức tiết kiệm và văn hóa tiêu tiền thì lại thiếu quan tâm nên để xảy ra tình trạng lãng phí nặng nề, tiêu tiền xả láng.

 

Áo quần và những đồ dùng khác hơi cũ, hơi lạc mốt là liền thải ra, chất đống. Thấy cái gì mới hay là mua, bất chấp giá cả. Nhiều vật dụng thừa thãi, lắm thứ cùng một chức năng. Thức ăn ngày nào cũng để thừa bứa, phải đổ đi.

 

Không chỉ ở lớp trẻ mà cả ở những thành phần trung niên trong nhà cũng mắc bênh hoang phí, kể cả hoang phí về thời gian. Thời giờ chơi bời của họ thường nối liền sau lúc đi làm, đi họp hoặc đi học nên thời gian vắng nhà của họ là dài dằng dặc. Hiện tượng đi chơi lang thang, nhậu nhẹt lai rai, nồi tập trung tán ngẫu cứ diễn ra triền miên. Đường phố, siêu thị, các cửa hàng, CLB, sân vận động, công viên, rạp hát, vũ trường là nơi tụ hội của họ. Nhiều khi chẳng có chuyện gì để nói, trò gì để chơi họ cũng đến với nhau. Phong cách sống thoải mái về thời gian như thế trở thành thói quen, kéo dài cho đến khi đã có gia đình, đã làm bố, làm mẹ, đã là ông chủ lớn, đã có cả một gia thất. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, lãng phí thời gian là lãng phí tuyệt đối.

 

Từ cuộc sống hoang phí, không kiểm soát được việc tiêu tiền, không kiểm soát được thời gian buộc lòng những người chủ chốt lo việc kiếm tiền phải kiếm cho được tiền ngày càng nhiều với bất cứ cách nào, lúc nào. Từ đó sinh ra nhiều điều phức tạp xảy ra đối với an ninh xã hội, với phẩm cách con người, với hạnh phúc bền vững của gia đình.

 

Thực trạng trên đã làm cho những người có lương tri lo lắng, đáng báo động. Song cũng có không ít người tỏ thái độ mặc kệ nó hơi đâu mà lo, cuộc sống sẽ tự điều chỉnh.

 

Nếu không có kế hoạch toàn dân, kiềm chế và xóa bỏ mặt trái của sự phát triển nảy sinh thì bánh xe tiến hóa của lịch sử chậm lại, ta không thể làm chủ được tương lai.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Chồng tăng ca làm đêm, vợ ở nhà buồn nên sang nhà anh hàng xóm 'tâm sự' (26-06-2024)
    Cô gái trúng số hơn 320 tỷ đồng chia sẻ góc tối ít ai ngờ (24-06-2024)
    Chị gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo bất ngờ rao bán biệt thự hơn 200 tỷ đồng (24-06-2024)
    Ánh Viên 'đã đính hôn' và cuộc sống đầy niềm vui (23-06-2024)
    3 bố con nhập viện sau khi ăn một món mẹ nấu, tìm hiểu nguyên nhân, tôi 'cạn lời' và nghĩ tới việc bỏ vợ (19-06-2024)
    Đệ tử nói gì về Thượng tọa Thích Chân Quang đeo đồng hồ Rolex tiền tỷ? (18-06-2024)
    Từ học sinh giỏi rơi vào trầm cảm: Không phải điện thoại hay đòn roi mà là 3 điều này (11-06-2024)
    Phương Oanh phản ứng ra sao khi bị chê 'ủ con' sạch sẽ quá đà? (04-06-2024)
    Không chịu trả sính lễ tiền tỷ sau khi bạn trai hủy hôn, cô dâu hụt bị tạm giữ (16-05-2024)
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Sự thoái hóa đáng sợ của nam giới Nhật Bản (06-12-2015)
    15 điều thú vị bạn chưa biết về cái chết (02-12-2015)
    Lý giải khoa học về hiện tượng bí ẩn ảo giác 'người thứ ba' (30-11-2015)
    Làm việc cật lực đến chết - câu chuyện buồn của người lao động Nhật Bản (26-11-2015)
    Tỷ phú, triệu phú suy nghĩ thế nào về tiền? (24-11-2015)
    Cảm xúc phải đối mặt khi ly hôn (22-11-2015)
    7 sai lầm của những người mới làm mẹ (17-11-2015)
    Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái (12-11-2015)
    Người Việt bắt đầu độc ác với nhau từ lúc nào? (09-11-2015)
    'Nhục' vì văn hóa ứng xử của người Việt ở nước ngoài? (05-11-2015)
    Giới trẻ và bóng tối của niềm kiêu hãnh ảo (02-11-2015)
    Những nỗi đau phải đối mặt khi ngoại tình (29-10-2015)
    Thí nghiệm tâm lý học ghê rợn nhất lịch sử (24-10-2015)
    Đừng hại con cái bằng iPhone, iPad (20-10-2015)
    9 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang có vấn đề về tâm thần (13-10-2015)
    Bàn về thói tùy tiện của người Việt (12-10-2015)
    9 điều đơn giản để có được cuộc sống hạnh phúc (09-10-2015)
    Lý giải bệnh sĩ trong xã hội Việt Nam (03-10-2015)
    Văn hóa kinh doanh ở Nhật Bản qua góc nhìn một người Việt (29-09-2015)
    10 chiến lược chăn dắt đám đông trong xã hội phương Tây (23-09-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153840910.