Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Từ mai, Trung Quốc áp dụng luật cho phép bắt người nước ngoài trên biển
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Tạm dừng bơi lội, lặn ngắm san hô tại nhiều địa điểm ở Côn Đảo
    Tin Thế Giới
150 máy bay, hơn 40 tàu rầm rộ tập trận hải quân lớn nhất thế giới
    Tin Việt Nam
Hội kiến Tổng bí thư Tập Cận Bình, Thủ tướng kêu gọi đẩy nhanh kết nối giao thông
    Tin Cộng Đồng
Du khách Hàn Quốc bị lạc hơn 100km, tìm được người thân nhờ chiếc móc khóa xe
    Tin Hoa Kỳ
Ông Biden lên tiếng sau màn khẩu chiến 'nảy lửa' với ông Trump
    Văn Nghệ
Hòa Minzy 'xinh như công chúa' đón tuổi mới, Văn Toàn nói 1 từ liền gây chú ý
    Điện Ảnh
Studio nhận bão chỉ trích, tẩy chay sau vụ Châu Bùi bị quay lén trong toilet
    Âm Nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nói gì về ca khúc đang bị lên án vì ca từ dung tục?
    Văn Học
Một nam học sinh phao tin 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Khi OPEC bắt tay Nga trong cuộc chiến giá dầu với Mỹ
Dù trên danh nghĩa, thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ đầu năm 2017 và mới được gia hạn đến hết năm 2018 tại Vienna nhằm vực dậy giá dầu thế giới là một sự bắt tay giữa OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC (đứng đầu là Nga), nhưng trên thực tế các nhà lãnh đạo OPEC luôn được xem là kiến trúc sư trưởng cho mọi quyết định

 



Trên thị trường dầu thế giới ở thời điểm hiện tại, sẽ không gì chính xác hơn nếu so sánh rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang là thế lực chi phối mang tính quyết định nhất. Cũng gần giống như việc điều chỉnh nhiệt độ nóng lạnh của một chiếc vòi hoa sen để đảm bảo rằng nước luôn ấm chứ không nóng quá hoặc lạnh quá, OPEC cũng đang cố gắng gia tăng sự kiểm soát nhằm đạt được sự cân bằng của giá dầu trên thị trường thế giới theo cách có lợi nhất cho mình. Dù trên danh nghĩa, thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ đầu năm 2017 và mới được gia hạn đến hết năm 2018 tại Vienna nhằm vực dậy giá dầu thế giới là một sự bắt tay giữa OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC (đứng đầu là Nga), nhưng trên thực tế các nhà lãnh đạo OPEC luôn được xem là kiến trúc sư trưởng cho mọi quyết định. Thị trường dầu thế giới, đang thực sự là một chiếc vòi hoa sen trong tay OPEC?



Chiến lược và cách thức kiểm soát nhằm điều khiển giá dầu kể từ đầu năm 2017 đến nay của OPEC dường như tỏ ra khá đơn giản: Thỏa thuận với các nước xuất khẩu ngoài OPEC sẽ mở rộng việc cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu, nhưng giới hạn ở mức không làm giá dầu tăng cao đến nỗi sụt giảm nhu cầu hoặc tạo ra sự hồi phục của các công ty dầu đá phiến ở Mỹ. Chiến lược đơn giản này được thực hiện thông qua việc giao phó mức sản lượng cắt giảm và thời gian thực hiện cho các nước tham gia thỏa thuận theo tính toán vẫn giúp các nước này cầm cự (ngoại trừ Lybia, Nigeria và Venezuela vốn bị ảnh hưởng bởi nội chiến hoặc khủng hoảng kinh tế).


 

Kết quả của chiến lược này đã được thể hiện trong tuyên bố của OPEC vào ngày thứ năm 30.11 vừa qua, khi các nhà lãnh đạo của tổ chức này cho biết thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được kéo dài đến hết năm 2018 so với mức trước đó chỉ là đến hết tháng 3.2018. Trong khoảng thời gian thỏa thuận cắt giảm được thực hiện từ đầu năm 2017, giá dầu luôn được duy trì ở quanh mức 60 USD/thùng, vào thời điểm tuyên bố gia hạn thỏa thuận cắt giảm của OPEC được đưa ra giá dầu Brent đang ở mức trên 63 USD/thùng. Mức giá này được đánh giá là đem lại lợi nhuận đáng kể cho các nước xuất khẩu dầu cả trong lẫn ngoài OPEC, nhưng là chưa đủ để có thể khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ mở rộng mức độ khai thác trở lại và có thể đe dọa làm sụt giảm giá dầu do tăng nguồn cung.





 



Các chuyên gia đánh giá rằng đây có thể xem như một chiến thắng của OPEC khi có thể tổ chức và điều hành một thỏa thuận cắt giảm quy mô lớn diễn ra trơn tru như vậy, nhất là khi OPEC lâu nay vốn không được xem là một tổ chức có sự gắn kết nội bộ cao. Vượt qua sự bất đồng nội bộ về mức độ cắt giảm được phân chia, OPEC còn có thể lôi kéo sự tham gia của những nước xuất khẩu lớn như Nga – nhà sản xuất quan trọng hơn nhiều so với hầu hết các nước OPEC khác. Đối chiếu với những lần cắt giảm quy mô lớn trước đây cũng cho thấy sự tiến bộ của OPEC trong thỏa thuận lần này: một thập niên trước, OPEC có thể phải mất đến vài năm mới có thể điều chỉnh và kiểm soát sản lượng theo kế hoạch đã đặt ra, vì mất thời gian cho việc khoan các giếng dầu mới lẫn nguy cơ bất ổn đối với nền kinh tế trong nước. Trong khi đó, thỏa thuận lần này kể từ khi được thông qua đến khi đi vào thực hiện chỉ mất khoảng vài tháng.


Tuy nhiên, sự kiểm soát tinh vi sản lượng và giá dầu của OPEC hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Dù rất thận trọng không để giá dầu vượt ngưỡng 65 USD/thùng – mốc có thể khiến các công ty dầu đá phiến Mỹ mở rộng sản lượng khai thác, nhưng khoảng cách giữa hai bên cũng đang dần thu hẹp từng chút một. Trong báo cáo mới nhất của công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy về khả năng sản xuất của các công ty dầu đá phiến ứng với mỗi mức giá khác nhau, thì sản lượng các công ty dầu phiến Mỹ sẽ tăng khoảng 0,9 triệu thùng/ngày nếu giá dầu ở mức 45 USD/thùng ít nhất là từ nay đến năm 2020; còn nếu giá dầu đạt mức 65 USD/thùng thì mức tăng sản lượng này sẽ đạt khoảng hơn 1,5 triệu thùng/ngày. Đây có thể là lý do vì sao OPEC và các nước xuất khẩu ngoài OPEC như Nga chỉ gia hạn thỏa thuận cắt giảm hiện nay đến hết năm 2018 mà không dài hơn. Một thỏa thuận gia hạn ngắn hơn cũng đồng nghĩa với việc khả năng phải điều chỉnh sản lượng cắt giảm (và qua đó là giá dầu) sẽ cao hơn. Sự kiểm soát giá dầu khi ấy của OPEC và các đồng minh có thể sẽ còn tinh vi hơn bây giờ, nhưng sẽ theo chiều hướng giá cả ngày càng giảm dần thì dường như là điều tương đối chắc chắn.


 



 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tọa đàm và kết nối doanh nghiệp (26-06-2024)
    Chủ tịch nước hoan nghênh các tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư bán dẫn ở Việt Nam (26-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 27/6/2024: Giá vàng SJC chưa nhích, thế giới chờ tin Mỹ, 'cá mập' ở Trung Quốc giảm mua (26-06-2024)
    Đại biểu Quốc hội: trả lương theo mức tăng GDP sẽ chống tham nhũng từ đầu (26-06-2024)
    Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước (25-06-2024)
    Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường Singapore (25-06-2024)
    Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (25-06-2024)
    Shark Tam - người vừa bị khởi tố về tội trốn thuế là ai? (23-06-2024)
    Tạo diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi cởi mở, thúc đẩy hợp tác (23-06-2024)
    Thương vụ 1,7 tỷ USD hé lộ sức hút của manga Nhật Bản (23-06-2024)
    Bất động sản chuẩn bị đón dòng vốn lớn từ Việt kiều (23-06-2024)
    Tỷ giá lại 'nóng' do USD mạnh, giá vàng miếng SJC tiếp chuỗi ngày đi ngang (23-06-2024)
    Dior bị tẩy chay (23-06-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 21/6 đồng loạt tăng cực mạnh (21-06-2024)
    Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/6 (19-06-2024)
    Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Giá vàng nhẫn cao bất ngờ, thế giới sẽ tăng trong 6 tháng tới, sớm trở lại mức kỷ lục? (19-06-2024)
    Khách đăng ký mua vàng online qua ngân hàng tăng đột biến (18-06-2024)
    Toyota tái bổ nhiệm Chủ tịch Akio Toyoda giữa bê bối thử nghiệm (18-06-2024)
    Sẽ xem xét đánh thuế giao dịch vàng (18-06-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích (18-06-2024)

Các bài viết cũ:
    Thông tin ngân hàng của Tổng thống Trump bị điều tra (06-12-2017)
    Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc đến thăm Triều Tiên (05-12-2017)
    Cái giá mà châu Âu phải trả khi nhượng bộ Trung Quốc về thương mại (04-12-2017)
    Mỹ rút khỏi hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ (03-12-2017)
    SPD khẳng định không đàm phán thành lập chính phủ với bà Merkel (02-12-2017)
    Giá bitcoin trong cơn điên loạn: Cảnh báo thị trường có thao túng (01-12-2017)
    Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm du lịch đến Hàn Quốc (30-11-2017)
    Để ‘ly dị’ EU, Anh chịu tốn 45 tỉ bảng (29-11-2017)
    NATO nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc, Ấn Độ.. (28-11-2017)
    EU phản đối luật truyền thông mới của Nga (27-11-2017)
    Costa Rica thiết lập kỷ lục 300 ngày dùng năng lượng tái tạo (24-11-2017)
    Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phát triển nhanh nhất châu Á (23-11-2017)
    Tại sao Nga không thể độc diễn ván cờ Syria thời hậu IS? (22-11-2017)
    Chính trị Đức khủng hoảng nghiêm trọng, có thể phải bầu cử lại (21-11-2017)
    Nhật Bản dự định xây đường sắt mới cho Indonesia (20-11-2017)
    Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận lời xin lỗi của NATO (19-11-2017)
    Mỹ muốn ngăn Trung Quốc thâu tóm tài sản ở Mỹ (16-11-2017)
    Tham nhũng có thể khiến Trung Quốc sụp đổ như Liên Xô (15-11-2017)
    Căng thẳng Trung - Hàn có dấu hiệu hạ nhiệt (14-11-2017)
    ASEAN cân nhắc kết nạp Đông Timor (13-11-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
48 Giờ Yêu Nhau


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153824911.